Sốc: Dự đoán của Jeff Bezos từ 18 năm trước đã trở thành hiện thực
Khi Jeff Bezos thành lập Amazon vào năm 1994, khi đó mới chỉ có khởi đầu như một thị trường sách trực tuyến. Nhưng ngày nay, Amazon đã thay đổi phong cách bán lẻ, cho phép khách hàng lựa chọn gần như bất cứ thứ gì, từ dầu gội cho đến tủ lạnh, và hàng hóa sẽ được đưa đến trước cửa nhà khách hàng chỉ trong vòng vài ngày.
Amazon cũng giúp người sáng lập có được thành công lớn: Bezos có tài sản kếch sù giá trị ước tính khoảng 82.5 tỷ USD và đã từng nắm danh hiệu người giàu nhất thế giới dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Trở lại năm 1999, khi Amazon vẫn đang trên đà tăng trưởng và người Mỹ đang hừng hực trước ý tưởng đặt hàng trực tuyến các sản phẩm hàng ngày, Bezos đã được giới thiệu trong một chương trình với tiêu đề “The Inner Bezos”. Trong cuộc phỏng vấn này, vị tỷ phú đã chia sẻ một vài dự đoán về thế giới bán lẻ sẽ như thế nào vào năm 2020. Mặc dù chúng ta vẫn còn 3 năm để đi đến thời điểm đó, nhưng thực tế thị trường bán lẻ đã đi một chặng đường dài từ những năm 90.
Dưới đây là ba điều Bezos tiên đoán chính xác.
1. Thay vì đi đến một cửa hàng, cửa hiệu, mọi người sẽ đặt mua hầu hết các sản phẩm tại các cửa hàng trực tuyến, bao gồm cả thực phẩm, hóa mỹ phẩm cho tới đồ gia dụng, đồ điện tử.
Bezos đã dự đoán chính xác Amazon sẽ phát triển như thế nào. Công ty hiện có mức vốn thị trường 461.5 tỷ USD, cung cấp nhiều thứ chứ không chỉ đơn giả là sách nữa. Khách hàng mua mọi thứ từ quần áo, hàng tạp hóa, các thiết bị nhà bếp cho tới các sản phẩm điện tử. Amazon cũng đã tung ra các chương trình mã hóa giúp các hệ thống cửa hàng tạp hóa cũng như khách hàng giải quyết công việc mua bán hàng ngày một cách đơn giản nhất, cho phép người sử dụng sắp xếp lại các hạng mục mua bán chỉ với một cú nhấp chuột duy nhất.
Video đang HOT
Trên thị trường bán lẻ trực tuyến, Amazon không hề đơn độc nữa. Các trang web như Jet.com và Boxed cũng cho phép người tiêu dùng nhận được các sản phẩm yêu thích của họ mà không cần phải đi đến cửa hàng tạp hóa nữa.
2. Cửa hàng tiện lợi sẽ đạt đỉnh cao. Không chỉ mở cửa 24/7, họ sẽ có những chiếc xe tải chạy vòng khắp các phố để đáp ứng tất cả những nhu yếu phẩm cần thiết nhất ngay khi khách hàng yêu cầu.
Bezos đã nói đúng: Các cửa hàng thuốc như Walgreens, CVS và Duane Reade thường có các địa điểm mở cửa suốt 24 giờ một ngày, giúp bạn ngay cả khi cần phải sử dụng thuốc vào lúc 2 giờ sáng.
Và mặc dù chúng ta vẫn chưa thấy những chiếc xe tải vòng quanh khu phố, Bezos đã hoàn thành dự đoán của chính mình bằng một cách tương tự. Amazon vừa cho ra mắt tính năng “Instant Pickup”, cho phép khách hàng đặt hàng các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như bánh kẹo, giấy vệ sinh hoặc bộ sạc điện thoại từ một ứng dụng và tìm một vị trí gần đó để nhận chúng trong vài phút. Dịch vụ này bắt đầu từ các trường đại học và hiện đã có ở một số nơi.
3. Như Bezos từng đưa ra lời tiên đoán ngắn gọn: “Trung tâm thương mai sẽ trở thành lịch sử.”
Điều này đang dần diễn ra. Mặc dù những nhà bán lẻ lớn, bao gồm cả những người hùng như Macy và Sears, đang cố gắng thu hút những người mua sắm trẻ hơn tới với các trung tâm mua sắm, nhưng lại buộc phải đóng một số cửa hàng vì hàng hóa ế ẩm, hậu quả này có ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ các trung tâm mua sắm. Báo cáo nội bộ cho thấy khoảng 310 trong số 1.300 trung tâm mua sắm trong cả nước có nguy cơ phải đóng ít nhất một cửa hàng, trích dẫn dữ liệu từ công ty thương mại bất động sản CoStar.
Hiện các trung tâm thương mại cũng đang cố gắng để thay thế các cửa hàng bằng hệ thống mua sắm trực tuyến. Theo lý giải của Business Insider: “Khi khách hàng tới các trung tâm mua sắm, họ buộc phải tham gia giao thông để tới các điểm bán lẻ nằm ở các khu trung tâm, sự bất tiện này khiến cho các trung tâm mua sắm có xu hướng giảm khách hàng. Điểu này đã xảy ra tại các trung tâm mua sắm trên toàn quốc, khiến nhiều nhà bán lẻ buộc phải đóng một số cửa hàng của họ như là một kết quả tất yếu.”
Theo Danviet
Hé lộ sức mạnh tàu sân bay 40.000 tấn của hải quân Nga
Nga đang có kế hoạch đóng mới tàu sân bay để thay thế tàu Đô đốc Kuznetsov, nhưng không phải mẫu siêu tàu sân bay 100.000 tấn như truyền thông phương Tây đồn đại.
Tàu sân bay mới của Nga nhiều khả năng có kích thước tương đương tàu Charles de Gaulle của Pháp.
Theo National Interest, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc phòng Krylov của Nga đang phát triển mẫu tàu sân bay đa năng hạng nhẹ (LMA) để thay thế tàu sân bay duy nhất từ thời Liên Xô.
Tàu sân bay mới có kích thước nhỏ hơn siêu tàu sân bay 100.000 tấn thuộc Đề án 23000E Storm. Trước đây, có thông tin Nga sẽ đóng siêu tàu sân bay này để đối trọng với mẫu tàu sân bay USS Gerald R. Ford mới nhất của Mỹ.
Mẫu tàu sân bay hạng nhẹ chỉ có lượng giãn nước khoảng 30.000-40.000 tấn, kích thước gần tương đương tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Tàu sân bay mới của Nga sẽ mang theo từ 40-50 tiêm kích hạm Su-33, phiên bản mới của Su-35 và tiêm kích MiG-29KR.
Tàu sân bay mới cũng có thể mang theo cả máy bay cảnh báo sớm và trực thăng tấn công Ka-27. Tàu sân bay này dự kiến sẽ được đóng ở Sevmash hoặc Kerch, thuộc vùng lãnh thổ Crimea.
Trước đây, Nga từng tuyên bố sẽ đóng tàu sân bay mới vào năm 2024. Nhưng các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về tham vọng này của Moscow. Bởi chiến lược quân sự của Nga hiện không cần đến tàu sân bay.
Nga đang rất cần tàu sân bay thay thế chiếc Đô đốc Kuznetsov từ thời Liên Xô.
"Theo tôi được biết, trung tâm nghiên cứu quốc phòng Nga đã phát triển nhiều mẫu tàu chiến nhưng chúng hầu như không được đưa vào sản xuất", Michael Kofman, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Wilson, Mỹ, nhận định.
"Kế hoạch đóng siêu tàu đổ bộ Lavina của Nga cũng đi vào ngõ cụt. Không có dấu hiệu cho thấy hải quân Nga sẽ cân nhắc dự án mới trong giai đoạn 2018-2025", ông Kofman nói thêm.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng, có khả năng Nga sẽ đóng tàu sân bay nếu nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trong vài năm tới. "Nếu tình hình khả quan hơn cho đến đầu năm 2020, tôi cho rằng sự xuất hiện của tàu sân bay mới là điều khả thi".
"Nga cần thêm 1-2 tàu sân bay và mẫu tàu sân bay hạng nhẹ như trên hoàn toàn phù hợp", ông Kashin nói. "Con tàu có kích thước nhỏ hơn Kuznetsov nhưng hoạt động hiệu quả hơn cũng là cách để Nga tiết kiệm chi phí".
Theo Danviet
Công ty TQ né cấm vận, "tiếp sức" cho Triều Tiên ra sao? Mỹ mới đây đã áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty, tổ chức của Trung Quốc và Nga có giao dịch với Triều Tiên, nhưng vì sao Washington lại đi đến quyết định này? Triều Tiên đạt bước tiến vượt bậc trong công nghệ chế tạo tên lửa hạt nhân tầm xa. Theo Washington Post, Chi Yupeng, một công dân...