Sốc: 12 ngày nhiễm virus Corona, phổi thai phụ chuyển màu trắng
Weng Qiuqiu một thai phụ 31 tuổi ở thành phố Hoàng Cương, gần ổ dịch Corona Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã chết chỉ 12 ngày sau khi bộc phát các triệu chứng nhiễm virus Corona như ho, đau đầu, khó thở, sốt. Khi Qiuqiu chết, phổi cô được cho đã là chuyển sang màu trắng.
Bác sĩ điều trị cho một bệnh nhân nhiễm virus Corona
Theo The ePoch Times, Qiuqiu (không phải tên thật) đã bị nhiễm virus Corona gây chứng viêm phổi cấp nặng và đã không qua khỏi. Người ta nói rằng phổi của bệnh nhân đã chuyển sang màu trắng chỉ 12 ngày sau khi các triệu chứng nhiễm virus như ho, đau đầu, khó thở, sốt bộc phát. Điều đáng nói là, bản thân Qiuqiu không hề biết vì sao cô phải chết.
Theo ThePaper.cn, chồng của Qiuqiu, Chen Yong (không phải tên thật) cho biết, vào ngày 7/1, vợ anh đã đến một khu chợ thực phẩm để mua đầu cá, thịt gà và rau. Khi về đến nhà, Qiuqiu nấu lẩu và ăn tối cùng gia đình. Cô đã ăn rất ngon miệng.
“Vào ngày 8/1, vợ tôi nói rằng cô ấy cảm thấy không khỏe. Cô ấy ở nhà với con gái 5 tuổi của chúng tôi vào ngày 9/1. Vào buổi trưa, cô ấy nhắn tin cho tôi trên WeChat, nói rằng cô ấy dường như bị cảm cúm. Cô ấy yêu cầu tôi mua ít thuốc cảm sau khi đi làm về và mua một hộp dụng cụ thử thai. Cô ấy cũng nghi ngờ mình có thai”, anh Chen chia sẻ.
Video đang HOT
“Ngày hôm đó, tôi về nhà đưa cho cô ấy thuốc cảm và dụng cụ thử thai. Vào buổi tối, cô ấy nói với tôi rằng cô ấy có thai, và tôi đã rất hạnh phúc. Cô ấy đã ăn một bát cơm lớn nhưng cô ấy mệt mỏi”, anh Chen chia sẻ.
Vào ngày 10/1, Qiuqiu đánh thức chồng dậy vào khoảng 3 giờ sáng, nói rằng cô ấy ốm. Cô ấy đau đầu, đau họng và sốt hơn 38 độ C.
“Tối hôm đó, chúng tôi đi xe đạp điện đến bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc tại thành phố Hoàng Cương. Bác sĩ nói rằng chúng tôi phải đợi đến ngày mai. Chúng tôi lấy một ít thuốc cảm rồi trở về. Trên đường về nhà, trời bất chợt đổ mưa. Khi chúng tôi về đến nhà thì trời đã sáng, vợ tôi bị ho nặng và không ngủ được”, anh Chen kể tiếp.
Sáng hôm sau khi đến viện khám lại, bác sĩ chụp X-quang và nói rằng cổ họng của Qiuqiu bị nhiễm trùng và bị viêm nhưng cô lại đang mang thai nên không thể uống thuốc hoặc tiêm. Sau đó, anh Chen đưa vợ đến trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khám lại nhưng bác sĩ cũng khẳng định tương tự rằng vợ anh không thể tiêm hoặc uống thuốc.
Hai ngày sau, Qiuqiu đổ bệnh nặng, khó thở và quá yếu đến mức không thể đi lại, 2 vợ chồng đã gõ cửa tất cả các bệnh viện và sau đó khi Qiuqiu không còn đủ sức để nói, cô được chuyển đến bệnh viện ở Vũ Hán.
Khi đến đây, Qiuqiu bị chẩn đoán nhiễm virus Corona và phổi cô đã chuyển sang màu trắng. Có rất nhiều bệnh nhân như Qiuqiu trong bệnh viện này. Qiuqiu bị cách ly và anh Chen không thể vào thăm vợ. Do chi phí điều trị rất đắt đỏ, Chen phải gắng hết sức kiếm tiền nhưng tình trạng bệnh của Qiuqiu ngày càng nặng hơn, bác sĩ nói chân tay của cô đã chuyển sang màu tím. Đến ngày 21/1, Weng Qiuqiu qua đời, thi thể cô được đưa về nhà tang lễ để hỏa táng. Giấy chứng tử cho biết, nguyên nhân cái chết là do sốc nhiễm trùng, suy hô hấp và tuần hoàn cũng như viêm phổi nặng.
Theo danviet.vn
Thuốc cam liên tiếp gây họa cho trẻ
Nhiều ông bố bà mẹ vẫn đang đặt niềm tin vào những gói thuốc cam chữa nhiệt miệng cho con. Thế nhưng, trên thực tế, cả bệnh viện tuyến trên và dưới đều đã và đang tiếp nhận nhiều trường hợp sốc, ngộ độc vì thuốc cam.
Thuốc cam.
Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc Trung tâm Sản Nhi, BV Đa khoa Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhi 14 tháng tuổi ở Thanh Sơn, Phú Thọ trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, sốt nhiều cơn, bụng chướng, da vàng, nôn nhiều, gan to ngang rốn và có nhiều vết loét ở niêm mạc miệng. Thông tin từ phía người nhà bệnh nhi cho biết, ở nhà trẻ có tình trạng ho, khò khè, sốt cao và kèm theo nhiệt miệng. Sau khi dùng kháng sinh, hạ sốt nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn (kéo dài khoảng 1 tuần), gia đình cho bé uống thuốc Nam và bôi thuốc cam vào miệng để điều trị. Tuy nhiên, sau 2 ngày sử dụng thuốc Nam và bôi thuốc cam, bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, da vàng, bú kém, tiếp tục ho, khò khè nhiều. Lúc này gia đình đưa bé đến khám tại trung tâm y tế huyện và được chẩn đoán suy gan cấp nên lập tức chuyển bé xuống Trung tâm Sản nhi.
Qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, bệnh nhi được xác định có rối loại đông máu, men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu máu nghiêm trọng. Nguyên nhân được xác định do trẻ bị ngộ độc thuốc Nam. Ngoài ra, trên phim chụp X-quang gói thuốc cam có hình ảnh cản quang của kim loại, nghi là chì nên các bác sĩ đã tiến hành định lượng hàm lượng chì trong máu của bệnh nhi. Kết quả cho thấy chỉ số hàm lượng chì trong máu của trẻ là 129.8 g/dl, tăng gấp 13 lần so với bình thường, bệnh nhi được xếp vào tình trạng nhiễm độc chì nghiêm trọng.
Trước đó, bé Nguyễn Phan Bảo N. (mới 7 tháng tuổi, Thanh Hóa) được chuyển đến Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 15/5 trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài. Theo lời kể của người nhà, trước đó hai tuần, bé bị viêm loét miệng, bà nội nghe hàng xóm mách một thầy lang ở gần nhà có bài thuốc cam gia truyền có thể chữa bệnh rất tốt, nên đã tìm mua thuốc cho cháu bôi và uống. Sau 7 ngày dùng thuốc cam bé xuất hiện nôn trớ, đi ngoài, co giật, li bì nên được người nhà đưa đến bệnh viện tỉnh khám và điều trị. Sau đó bé được chuyển tiếp lên khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được lấy mẫu máu định lượng nồng độ chì. Kết quả: nồng độ chì trong máu lên đến 384.2 microgam/dL ( mức cho phép là>10 microgram/dL). Trao đổi với báo chí, TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nửa đầu năm 2019, khoa tiếp nhận 6 trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam chữa bệnh.
Tình trạng tự ý mua và sửa dụng thuốc cam vẫn đang tái diễn và liên tiếp gây họa cho trẻ. Nhiều gia đình vốn mặc định thuốc cam là "thần dược" chữa đủ mọi loại bệnh từ kém ăn, tưa lưỡi, viêm loét miệng... Kết quả bệnh không khỏi, cân nặng không lên nhưng các bé đều có chung đặc điểm ngộ độc chì phải nhập viện cấp cứu.
ThS.BS Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, BV Đa khoa Phú Thọ cho biết, trẻ em bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng rất nặng nề. Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào máu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể... gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.
Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người dân có thói quen sử dụng các loại thuốc Nam, thuốc cam để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách.
Theo ngaynay
Nhiệt miệng không nguy hiểm, tại sao nhiều trẻ vẫn nguy kịch tính mạng? Nhiệt miệng là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nhập viện cấp cứu vì bôi thuốc cam chữa nhiệt miệng Mới đây, một bệnh nhi 14 tháng tuổi (trú tại Thạch Khoán, Thanh Sơn, Phú Thọ) bị ngộ độc chì ở...