“Soái hạm” Mỹ, Nhật diễn tập chạm trán bất ngờ trên Biển Đông
“ Soái hạm” USS Blue Ridge của Hạm đội 7 của Mỹ đã diễn tập chạm trán bất ngờ trên biển với tàu Nhật Bản vào ngày 2/6 vừa qua, trên Biển Đông.
Theo thông tin từ trang web của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, “soái hạm” USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Mỹ đã diễn tập Các quy tắc chạm trán bất ngờ trên biển (được gọi tắt là CUES) với tàu JDS Kunisaki (LST-4003) của Nhật.
CUES là một loạt các bước được các lãnh đạo hải quân đưa ra mới đây, gồm chỉ dẫn cho những cuộc chạm trán bất ngờ trên biển, cung cấp các tiêu chuẩn về liên lạc, các bước an toàn và chỉ dẫn diễn tập cho các tàu và máy bay hải quân.
Theo chỉ huy của soái hạm USS Blue Ridge Richard McCormack, “CUES được phát triển nhằm giảm căng thẳng trên biển ở khu vực, cho các tàu phương tiện hữu ích để liên lạc, lý do để giữ an toàn và an ninh cho cả đôi bên”. Ông cũng cho biết thêm cuộc diễn tập với đồng minh Nhật cho phép các thủy thủ, binh sỹ thực hiện thành thạo hơn với những bước của CUES mới được áp dụng.
Blue Ridge hiện đang chuẩn bị kết thúc đợt tuần tra khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đã tranh thủ cơ hội diễn tập với JDS Kunisaki – tàu hiện đang đi tham dự Đối tác Thái Bình Dương 2014. Đối tác Thái Bình Dương 2014 là cuộc huấn luyện hàng năm, nhằm tăng cường mối quan hệ với các nước và các tổ chức vì một mục đích chung: ổn định và an ninh ở khu vực Thái Bình Dương.
Blue Ridge được triển khai ở Yokosuka, Nhật suốt 34 năm qua. Đây là “soái hạm” chỉ huy của Hạm đội 7, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động cộng tác ở trong khu vực hoạt động của Hạm đội 7.
Vũ Quý
Theo Dantri
Bên trong căn cứ không quân bị bỏ hoang của Mỹ
Từng được sử dụng để cất giữ các đầu đạn hạt nhân trong trường xảy ra một cuộc tấn công nhằm vào Nga, căn cứ Upper Heyford tại Oxfordshire, Anh, vốn được không quân hàng gia Anh và Mỹ sử dụng, giờ đây đang bị bỏ không và xuống cấp.
Video đang HOT
Hải quân hoàng gia Anh đã sử dụng căn cứ Upper Heyford làm địa điểm huấn luyện từ năm 1918-1950. Căn cứ này sau đó đã được chuyển giao cho không quân Mỹ sử dụng ở giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh.
Hình quốc kỳ Mỹ và các máy bay chiến đấu được khắc lên một bức tường bên trong căn cứ.
Nằm dưới sự kiểm soát Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (SAC) và sau đó trở thành căn cứ của lực lượng không quân Mỹ tại châu Âu (USAFE), Upper Heyford đã trở thành một căn cứ chiến lược quan trọng trong cuộc chiến chống lại Liên bang Xô Viết.
Darmon Richter, một nhà thám hiểm đô thị, đã tiếp cận địa điểm quân sự này thông qua một người bạn vốn tham gia vào dự án nhằm bảo tồn địa điểm, bảo vệ các hiện vận và các tòa nhà vốn có giá trị lịch sử quan trọng.
Tháp kiểm soát không lưu tại căn cứ Upper Heyford.
Thực đơn cho bữa tối của các binh sĩ vẫn còn nguyên vẹn. Thực đơn mang đậm phong cách Mỹ, với món bánh mì kẹp xúc xích, bánh hamburger, khoai tây chiên...
Hầm Kiểm soát Sứ mệnh tại căn cứ Upper Heyford.
Tấm bản đồ bị rách nham nhở bên trên một bức tường của căn cứ.
Các thiết bị liên lạc vẫn còn nguyên vẹn.
Không quân Mỹ đã ngừng sử dụng căn cứ Upper Heyford từ năm 1994.
Tấm bản đồ bị hư hỏng qua thời gian.
Hệ thống liên lạc có thể hoạt động...
... nhưng nhiều thiết khác đã bị đang bị hoen gỉ.
Một tấm biển cấm bên trong căn cứ.
An Bình
Theo Barcroft Media
Tư lệnh Mỹ quan ngại sâu sắc về căng thẳng trên Biển Đông Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á diễn ra tại Philippines hôm 23-5, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear III nói rằng ông "quan ngại sâu sắc" trước tình hình căng thẳng leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông....