“Soái ca” miệt vườn chỉ huy 120 đàn ong làm nên mật ngọt Hương tràm
Những năm gần đây, hai từ “ khởi nghiệp” đã được nhắc đến rất nhiều. Bởi, phong trào khởi nghiệp đang được khơi dậy khắp nơi và có không ít những thanh niên khai thác “tài nguyên bản địa” để khởi nghiệp và thành công!
Cạnh bên Vườn Quốc gia Tràm Chim, với hệ sinh thái động – thực vật đa dạng và phong phú của vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn. Nổi bật là hơn 3.000ha rừng tràm nở hoa thơm ngát…, anh Trần Thành Long (SN 1990) ngụ ấp Cà Dâm, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng lợi thế đó để phát triển nghề nuôi ong lấy mật và khởi nghiệp thành công với thương hiệu “ Mật ong Hương tràm”!
Chàng trai trẻ Trần Thành Long bên đàn ong mật của mình. Ảnh: T.T
“Tôi rất hoan nghênh dự án khởi nghiệp từ thương hiệu “Mật ong hương tràm” của anh Long. Bởi, chủ dự án đã thể hiện được sức trẻ, sự sáng tạo cũng như nhiệt huyết trong khởi nghiệp. Dự án khởi nghiệp của anh Long, không chỉ tạo việc làm và có nguồn thu nhập đáng kể cho những thanh niên nông thôn mà còn tận dụng bông tràm sẵn của Vườn quốc gia Tràm Chim để nuôi ong lấy mật, sản xuất ra thành sản phẩm mật ong hương tràm nguyên chất thơm ngon đặc trưng, bổ dưỡng, an toàn và độc đáo…”. Nguyễn Minh Thọ – Bí thư Huyện Đoàn Tam Nông
Tại vòng chung kết cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần thứ 3 năm 2017″, do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA phối hợp đơn vị chức năng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Dự án “Mật ong hương tràm” của Trần Thành Long đã đoạt giải Khuyến khích!
Mật ngọt với nghề nuôi… ong giống
Video đang HOT
Không ít lần tôi đề nghị viết bài giới thiệu về tinh thần khởi nghiệp của Long, nhưng Long rất do dự, ngại ngùng. Bởi, thương hiệu sản phẩm còn quá mới mẻ, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, nguồn vốn đầu tư còn ít ỏi, thiếu thốn… Sau nhiều lần thuyết phục, Long đã xiêu lòng và đồng ý cung cấp thông tin về những ngày đầu khởi nghiệp còn lắm khó khăn, vất vả. Trần Thành Long chia sẻ: Quê tôi ở giữa bốn bề là tràm, với diện tích lên đến trên 3.000ha. Trong đó, có nhiều ha tràm cổ thụ mọc tự nhiên trong Vườn quốc gia Tràm Chim. Hằng năm, rừng tràm trổ bông làm hai đợt tỏa hương thơm ngát rất thích hợp cho nghề nuôi ong lấy mật. Anh Long cho biết: “Yếu tố quyết định để nuôi ong lấy mật cho hiệu quả cao là nguồn ong giống. Và ong mật giống Ý có nhiều ưu điểm là con to, sức tụ đàn lớn, cho mật và phấn hoa nhiều. Vả lại, nuôi ong ít gặp rủi ro, vì ong ít bị dịch bệnh tấn công, tỷ lệ hao hụt thấp… Sau khi tìm hiểu kỹ về đặc tính sinh học của loại ong mật giống Ý và kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc loài ong ngoại nhập này nên năm 2016, tôi quyết định đầu tư 80 triệu đồng mua 50 đàn ong mật giống Ý để nuôi”.
Nguồn thức ăn chính của ong mật là mật và phấn hoa tự nhiên. Do đó, anh Long tìm những điểm đặt thùng ong gần với rừng bông tràm tự nhiên phong phú có sẵn trong Vườn quốc gia. Từ đó, đã giúp đàn ong có nguồn thức ăn ổn định tạo điều kiện cho đàn ong khỏe mạnh cho lượng mật nhiều, chất lượng tốt, mật ong nguyên chất, an toàn thực phẩm… Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn và cần mẫn trong chăm sóc, với 50 đàn ong ban đầu, mỗi tháng Thành Long thu được bình quân 50 lít mật ong hương tràm thương phẩm nguyên chất. Sau đó, Long nhân rộng lên 120 đàn ong và thu được khối lượng mật ong hương tràm nguyên chất trung bình mỗi tháng dao động ở mức từ 200 – 250 lít.
Do thường xuyên có được khối lượng mật ong hương tràm nguyên chất nên Thành Long đã thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh “Mật ong Hương tràm”. Mật ong được Long cho vào chai nhựa và keo thủy tinh đóng nút kín, rồi đặt tên thành phẩm, đăng ký thương hiệu độc quyền là “Mật ong Hương tràm Hút Dẻo” và đem ra giới thiệu trên thị trường… Sản phẩm được đóng 2 loại chai và keo. Loại keo thủy tinh “mật ong hương tràm Hút Dẻo” nửa lít và loại chai nhựa nửa lít cùng có giá 130.000 đồng/1 chai hoặc 1 keo; loại chai nhựa mật ong hương tràm 1 lít, giá bán 250.000 đồng/chai; loại chai nhựa mật ong hương tràm 100ml, giá bán 65.000 đồng/ chai. Thành Long bày tỏ: “Đầu tiên, tôi cũng làm với sản lượng ít để đem bán thử ra thị trường. Bất ngờ lớn nhất là sau khi chào bán thì mặt hàng bán rất chạy, tôi không đủ sản phẩm để cung cấp. Bởi, người tiêu dùng rất ưa chuộng và cho rằng, đây là sản phẩm đặc sản địa phương, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có hương vị mật ong bông tràm đặc trưng, màu vàng nhạt và độ ngọt vừa phải…”.
Mỗi tháng “ẵm” 1.000 USD
Từ năm 2016 đến nay, mỗi tháng cơ sở sản xuất “Mật ong Hương tràm” đã bán từ 200 – 250 lít mật ong hương tràm nguyên chất các loại. Trừ các khoản chi phí đầu tư và nộp thuế… cơ sở còn lãi trên 20 triệu đồng (tương đương 1.000 USD). Điều đáng quan tâm là sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là đã có một công ty tại tỉnh Tiền Giang đặt hàng với số lượng lớn mà cơ sở sản xuất “Mật ong Hương tràm Hút Dẻo” không đủ cung cấp. Hiện tại, cơ sở chỉ đủ cung cấp sản phẩm mật ong hương tràm cho những điểm tham quan du lịch trong tỉnh Đồng Tháp và bày bán tại các phiên chợ Hàng Việt về nông thôn; Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao và một số siêu thị…
Đại diện Công ty Tiến Phát tại tỉnh Tiền Giang mua “Mật ong Hương tràm” của anh Long cho biết: Người tiêu dùng ở Tiền Giang hiện rất ưa chuộng sử dụng mật ong hương tràm này. Bởi, loại mật ong này nguyên chất, chẳng những có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng của hương tràm mà còn giàu chất dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Công ty đặt mua “Mật ong Hương tràm” với số lượng nhiều, nhưng anh Long không đủ cung cấp do thiếu nguyên liệu. Một người tiêu dùng ở thị trấn Tràm Chim đã mua và sử dụng “Mật ong Hương tràm Hút Dẻo” chia sẻ: “Loại mật ong hương tràm nguyên chất này khi sử dụng có nhiều tác dụng trong chữa trị một số loại bệnh như: viêm họng, đau dạ dày, ho… Thời gian gần đây, gia đình tôi rất thích dùng “Mật ong Hương tràm”. Bởi loại mật ong hương tràm này đảm bảo an toàn thực phẩm, có tác dụng sát khuẩn tốt, làm lành các vết thương nhanh, làm đẹp và sáng da… đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng”
Trước những kết quả khả quan, anh Trần Thành Long đang có kế hoạch đầu tư khoảng 360 triệu đồng để nhân rộng lên 200 đàn ong nuôi lấy mật và mua một số dụng cụ, máy móc sản xuất sản phẩm “Mật ong Hương tràm” cung cấp ra thị trường, vừa tạo việc làm – vừa giúp thanh niên có nguồn thu nhập ổn định.
Chưa tới 30 tuổi, nhưng Trần Thành Long đã có ý tưởng khởi nghiệp với sản phẩm mật ong hương tràm độc đáo ở địa phương rất đáng tự hào. Dự án “Mật ong Hương tràm của anh Trần Thành Long đã cùng một lúc được chọn vào vòng chung kết tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2017 do Tỉnh Đoàn Đồng Tháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức. Dự án “Mật ong Hương tràm” của Trần Thành Long đã đoạt giải Khuyến khích tại vòng chung kết cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần thứ 3 năm 2017″, do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA phối hợp đơn vị chức năng tổ chức tại TP.HCM trong 2 ngày 27 28.10.2017.
Theo Danviet
Thực phẩm sạch: Chàng trai 8x có tài điều khiển hàng nghìn con ong
Với quy mô trại ong lên tới 300 đàn, mỗi năm, cơ sở của anh Nguyễn Văn Toản thu 4.000-5.000 lít mật sạch, nguyên chất, cung ứng cho thị trường tỉnh Yên Bái, Hà Nội và TP HCM.
300 đàn ong tại cơ sở của anh Toản đều là giống ong nội. Ảnh: Bizmedia.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, anh Nguyễn Văn Toản (sinh năm 1984) ở xã Dề Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái quyết định trở về quê lập nghiệp. Do yêu thích nghề nuôi ong lại nhận thấy địa phương có lượng hoa rừng dồi dào, anh Toản tiến hành đầu tư phát triển nghề ong quy mô lớn.
Anh Toản cho biết, trước đây, gia đình anh từng nuôi ong nhưng số lượng không nhiều, chỉ khoảng vài đàn. Ngay cả một số hộ trong vùng làm nghề cũng chỉ nuôi rải rác, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện con đường lập nghiệp với đàn ong, anh quyết tâm xây dựng một mô hình nuôi ong mới, quy mô lớn, số lượng đàn nhiều hơn so với mặt bằng chung trong vùng.
Giống ong mà anh Toản chọn nuôi và gây đàn là ong bản địa của vùng núi Mù Cang Chải. Anh cho biết, ong địa phương (ong nội) tuy số lượng đàn không đông, sản lượng mật ít, khâu chăm sóc cầu kỳ nhưng lại cho chất lượng mật thơm ngon hơn.
Nghề nuôi ong phụ thuộc phần lớn vào mùa hoa. Tại địa bàn xây dựng trại ong, mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 11 dương lịch. Trong thời gian này, ong lấy mật từ các loại hoa rừng. Các tháng còn lại, khi nguồn hoa trong vùng đã cạn, anh sử dụng xe, di ong đến vùng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Lai Châu để ong lấy được nhiều phấn hoa hơn.
Mỗi năm, anh Toản thu được 4.000-5.000 lít mật ong. Ảnh: Bizmedia.
Hiện nay, trại ong của anh Toản có khoảng 300 đàn. Trung bình mỗi năm, sản lượng mật thu được đạt 4.000-5.000 lít, gồm mật keo, mật nhãn, mật hoa rừng. Trong đó, giá bán của mật keo là 100.000-200.000 đồng một lít; mật nhãn khoảng 200.000 đồng một lít; còn một lít mật hoa rừng dao động 180.000-200.000 đồng.
Ngoài nguồn thu từ mật, anh Toản còn gây đàn, bán ong giống cho các hộ trong vùng và một số địa bàn lân cận. Đàn ong giống có loại 2 cầu và loại 3-4 cầu với giá bán khác nhau. Cụ thể, không tính thùng ong thì với đàn 2 cầu ong, anh bán 400.000 đồng; với đàn 3-4 cầu, anh bán mỗi cầu giá 180.000 đồng.
Anh Toản cho biết, nuôi ong khai thác mật, ngoài phụ thuộc vào sự phát triển của mùa hoa, loại hoa còn bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thời tiết. Khi trời tạnh ráo, nắng nóng, hoa phát triển cho lượng mật nhiều hơn. Ngược lại, nếu gặp trời mưa, phấn hoa bị rửa trôi, ong cho mật không đáng kể.
Hiện nay, sản lượng mật ong của cơ sở sản xuất đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Anh Toản cũng không quá khó khăn khi tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Các đầu mối nhập mật ong rừng chủ yếu của cơ sở là ở Yên Bái, Hà Nội và một số địa phương thuộc khu vực TP HCM.
Theo Phong Vân (Vnexpress)
Kinh hãi đường, hẻm thành ao tù ở Sài Gòn Ông Nguyễn Xuân Minh vốn là quyền tổng biên tập ở một tờ báo đã phải thốt lên rằng: lịch sử phải ghi nhận con hẻm nơi ông sinh sống về chuyện ngập lụt ngay giữa Sài Gòn. Ngập lên đến thắt lưng, vượt quá bồn cầu. Ngập cả tuần chưa rút hết nước. Khổ! Sống ở Sài Gòn mà như đang ở...