Sở Y tế TP.HCM: Không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để cách ly F1
Đó là chia sẻ của Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch tại thành phố chiều 28/6.
Ngày 27/6, Bộ Y tế đã ra công văn đề nghị TP.HCM thực hiện việc cách ly các F1 tại nhà. Đây là vấn đề được nhiều người dân tại thành phố quan tâm.
Tại cuộc họp chiều 28/6, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố đã nhận được văn bản hướng dẫn cách ly tại nhà các trường hợp F1 ít có nguy cơ. Hiện, Sở Y tế đã giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) xem xét, tham mưu cho Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 và UBND TP.HCM quyết định.
Các trường hợp F1 tại khu cách ly tập trung. Ảnh: Tú Anh.
“Văn bản hướng dẫn cách ly F1 tại nhà của Bộ Y tế tương đối cụ thể”, ông Hưng nói. Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, mục tiêu cuối cùng của cách ly là an toàn của cộng đồng chứ không chỉ giải quyết bài toán về chỗ cách ly.
“Các điều kiện về cách ly tại nhà của Bộ Y tế đưa ra rất nghiêm ngặt, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để đáp ứng được”, ông Hưng nói.
Ông Hưng cho biết, khi triển khai kế hoạch này, bên cạnh yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, nhân viên y tế cũng phải tham gia nên cần từng bước thí điểm trước khi nhân rộng. “Chúng ta tổ chức thận trọng thì mức độ an toàn của cộng đồng đảm bảo hơn”, ông Hưng nói.
Video đang HOT
Nói về việc cách ly F1 ít có nguy cơ tại nhà ở TP.HCM, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, các khu cách ly tập trung của thành phố quá tải, nhiều nhân viên y tế, lực lượng chức năng đang trực tại đây đã quá sức. Vì vậy, trước đó, Thứ trưởng đề xuất, thành phố cần phải cách ly các trường hợp F1 ít có nguy cơ tại nhà.
Theo Thứ Trưởng Sơn, đây là phương án mà Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia đã bàn, thống nhất từ tháng 4, khi tình hình dịch bệnh ở các địa phương phức tạp, các khu cách ly tập trung không thể đáp ứng đủ.
Hiện TP.HCM có nhiều chuỗi lây nhiễm, nhiều ca bệnh chưa rõ nguồn lây, số trường hợp F1 phải cách ly ngày càng đông nên các điểm cách ly tập trung còn hạn chế. Hơn nữa, ở các điểm cách ly tập trung quản lý không tốt cũng có khả năng lây nhiễm chéo giữa các phòng, các tầng.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, việc cách ly các F1 ít có nguy cơ tại nhà phải đảm bảo về công tác y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Đây là một điều hết sức quan trọng.
“Cách ly các F1 tại các khu nhà trọ và nhà ống san sát nhau là không thể được. Người phải cách ly tập trung mà ở trong không gian hẹp, thường xuyên đi lại từ nhà này qua nhà kia là không đảm bảo”, Thứ trưởng nói.
Cũng tại cuộc họp chiều nay, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, thời gian tới, TP HCM sẽ ngưng hoạt động các khu cách ly tập trung tại trường học, do không có nhà vệ sinh riêng nên việc ngăn chặn lây nhiễm chéo rất khó khăn.
Ông Đức cho hay việc trưng dụng các trường học làm khu cách ly tập trung đã được các nơi trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, chủng Delta dễ lây lan, nhất là khi sử dụng chung nhà vệ sinh.
“Hiện TP.HCM là một trong những địa phương thực hiện tổ chức các khu cách ly tập trung tốt nhất”, ông Dương Anh Đức nói. Ông cũng cho biết, thành phố sẽ chuyển các khu cách ly theo cách cuốn chiếu, khu mới sẽ phải đạt chuẩn để đảm bảo mục tiêu phòng chống dịch bệnh.
Cách ly F1 tại nhà ở TP.HCM, cần giám sát của tổ COVID-19 cộng đồng
Theo hướng dẫn cách ly F1 tại nhà ở TP.HCM do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký, UBND cấp xã, phường chỉ cho phép cách ly tại nhà sau khi đã kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện cách ly theo hướng dẫn và chỉ thực hiện cách ly tại nhà riêng lẻ.
Người dân trong khu phong tỏa nhận hàng hóa, lương thực từ người thân gửi vào tại chốt chặn Hồ Học Lãm - Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM - Ảnh: NHẬT THỊNH
Nhà riêng lẻ gồm: nhà ở biệt thự, liền kề, nhà ở độc lập.
Theo đó, phòng cách ly đảm bảo điều kiện (phòng khép kín, cách ly với sinh hoạt chung của gia đình, không sử dụng điều hòa trung tâm).
Người cách ly tại nhà phải có cam kết với chính quyền, không ra khỏi phòng trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình và động vật nuôi, được bố trí suất ăn riêng, tự đo thân nhiệt hằng ngày, cài đặt các ứng dụng theo dõi sức khỏe và báo ngay cho cơ quan y tế nếu có vấn đề về sức khỏe...
Bên cạnh đó, người cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm 5 lần vào các ngày thứ nhất, thứ 7, 14, 21 và 28 của đợt cách ly. Gia đình, người cùng nhà không để người có bệnh nền ở cùng nhà với người cách ly.
Trường hợp F1 là trẻ em, người già yếu, gia đình phải bố trí người chăm sóc. Trường hợp người cách ly, người chăm sóc có xét nghiệm dương tính sẽ được đưa ngay đến cơ sở y tế và thực hiện theo quy định.
Theo ông Trần Quý Tường - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế (phó trưởng bộ phận thường trực chống dịch của Bộ Y tế tại Bắc Ninh), cách ly F1 tại nhà là đúng xu hướng của thế giới và cũng phù hợp trong điều kiện địa phương nhiều ca mắc, nhiều F1 phải cách ly.
Bộ Y tế đã hướng dẫn Bắc Ninh và Bắc Giang thí điểm cách ly F1 tại nhà từ cuối tháng 5, nhưng Bắc Ninh vẫn đủ điều kiện thực hiện cách ly tập trung nên chưa áp dụng cách ly tại nhà.
Theo một chuyên gia ngành y tế, nếu cách ly ở nhà, người nhà có thể di chuyển đến chỗ khác một thời gian cho đảm bảo an toàn thì càng tốt hơn nữa.
"Ở Đức, căn hộ chung cư 4 phòng, 2/4 người trong nhà dương tính, cơ sở y tế Đức hướng dẫn 2 người dương tính cách ly ở trong phòng riêng, không sinh hoạt ở khu vực chung, nếu ra ngoài khu vực chung thì nên hạn chế và đeo khẩu trang, cuối cùng 2 người dương tính từ đầu không lây sang 2 người cùng nhà. Nếu tuân thủ cách ly và có ý thức tốt thì cách ly tại nhà sẽ không lây lan" - chuyên gia này cho biết.
Tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung đã xảy ra tại Hải Dương và Bắc Giang. Theo các chuyên gia, chủ yếu do sử dụng chung nhà vệ sinh và phòng cách ly quá đông người, không đảm bảo giãn cách.
Hôm qua 27-6, Bộ Y tế đã công bố hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà ở TP.HCM. Đây là địa phương thứ 3, sau Bắc Giang và Bắc Ninh, được cho phép cách ly F1 tại nhà.
Phát huy sự giám sát của tổ COVID-19 cộng đồng
Theo vị chuyên gia ngành y tế, khi cách ly tại nhà, không thể trông vào việc theo dõi bằng camera, vì đòi hỏi phải có người thường trực.
Ở nông thôn có thể huy động hàng xóm láng giềng giám sát lẫn nhau và sự giám sát của tổ COVID-19 cộng đồng.
Ở đô thị, ngoài dựa vào sự tự nguyện tự giác và xử phạt thật nghiêm người vi phạm, cũng cần nhờ đến sự giám sát của tổ COVID-19 cộng đồng.
TP HCM lập thêm 3 khu cách ly tập trung Chính quyền TP HCM lập thêm 3 khu cách ly tập trung tại Khu B - ký túc xá Đại học Quốc gia, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Cao đẳng Công thương. Quyết định thành lập các khu cách ly tập trung vừa được Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức ký nhằm đáp ứng nhu cầu...