Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn mức phí điều trị Covid-19 tại bệnh viện tư
Sở Y tế TP.HCM đề nghị bệnh viện ngoài công lập không từ chối hoặc yêu cầu người mắc Covid-19 ký cam kết tự nguyện chi trả toàn bộ chi phí điều trị.
Trong văn bản gửi giám đốc các cơ sở y tế tư nhân ngày 27/9, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết trong thời gian chờ ý kiến từ cơ quan cấp trên, đơn vị này có hướng dẫn về chi phí phòng, chống dịch đối với các cơ sở y tế tư nhân như sau:
Nhân viên của các cơ sở y tế tư nhân được у phân công tham gia phòng, chống dịch Covid-19 được hưởng các chế độ phụ cấp chống dịch tương tự nhân viên y tế cơ sở công lập.
Về chi phí khám, chữa bệnh:
- Đối với bệnh Covid-19: Ngân sách nhà nước chi trả chi phí khám, chữa bệnh do Covid-19, bao gồm tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc (trừ thuốc Remdesivir 100 mg, Molnupiravir 400 mg đã được Sở Y tế cấp), máu, dịch truyền…, theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh viện không được thu thêm tiền của người bệnh.
Video đang HOT
Bên trong khu điều trị Covid-19 tại Bệnh viện FV. Ảnh: Duy Hiệu.
- Đối với bệnh khác: Người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được quỹ BHYT thanh toán phần chi phí khám, chữa bệnh các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT.
Với phần chi phí đồng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi hưởng BHYT (nếu có), người bệnh phải tự chi trả theo quy định. Người không có thẻ BHYT sẽ tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành.
Về các c hi phí liên quan điều trị Covid-19:
Sở Y tế TP.HCM tạm thanh toán cho cơ sở y tế tư nhân các chi phí bao gồm: Chi phí ăn uống 80.000 đồng/người bệnh/ngày, phí sinh hoạt 40.000 đồng/người bệnh/ngày. Trường hợp người bệnh điều trị Covid-19 tại cơ sở y tế tư nhân tử vong, ngân sách nhà nước sẽ chi trả các chi phí mai táng.
Phòng bệnh điều trị Covid-19 ở Bệnh viện Đa kkhao Quốc tế Hoàn Mỹ Sài Gòn. Ảnh: Duy Hiệu.
Sở Y tế TP.HCM quy định chi phí thực tế phát sinh tại cơ sở y tế tư nhân không quá 17.000.000 đồng/ca, tương tư bệnh viện công lập.
Đồng thời, Sở Y tế TP.HCM đề nghị bệnh viện ngoài công lập không từ chối hoặc yêu cầu người mắc Covid-19 ký cam kết tự nguyện chi trả toàn bộ chi phí (như yêu cầu người bệnh không sử dụng ngân sách nhà nước, thẻ BHYT…,); không được thu thêm chi phí điều trị bệnh Covid-19 của người bệnh.
Còn với các dịch vụ khác ngoài phạm vi chi trả của ngân sách nhà nước (tiền phòng và tiền ăn theo yêu cầu, các dịch vụ tiện ích theo yêu cầu của người bệnh…), bệnh viện tư nhân được thu tiền người bệnh theo mức giá thỏa thuận, nhưng không được vượt quá mức giá mà bệnh viện đã kê khai với Sở Y tế (nếu có).
Các cơ sở y tế tư nhân cần công khai giá dịch vụ khám, chữa bệnh, thuốc, vật tư y tế, giá của các dịch vụ tiện ích theo yêu cầu, thông báo cho người mắc Covid-19 các khoản được ngân sách nhà nước, quỹ BHYT thanh toán và phần chi phi người bệnh phải đóng.
Đối với các nội dung thuộc phạm vi chi trả của ngân sách nhà nước của công văn này, các cơ sở tế tư nhân lập dự toán gửi về Sở Y tế TP.HCM để được tạm ứng kinh phí.
Sở Y tế TP.HCM điều chỉnh đối tượng được cấp giấy đi đường tại các cơ sở y tế
Sở Y tế TP.HCM cho biết các trường hợp đặc biệt như đơn vị cung ứng oxy, cung ứng và sửa chữa các trang thiết bị đặc biệt, Sở Y tế sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy đi đường và có báo cáo cho Công an TP.HCM.
Chốt kiểm dịch tại quận Gò Vấp bị dồn ứ vào sáng 23-8 vì nhiều người chưa được cấp mẫu giấy đi đường theo quy định mới - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sáng 23-8, tại chốt kiểm soát giao thông trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp) có khá đông người tập trung tại chốt để xuất trình "giấy đi đường", trong đó một số người dân không đủ điều kiện qua chốt, bị yêu cầu quay đầu.
Anh T.S. ngụ quận Gò Vấp, là nhân viên tại một bệnh viện ở TP.HCM, cho biết: "Những ngày trước tôi vẫn có thể đi qua các chốt bằng giấy giới thiệu do cơ quan cấp, tuy nhiên hôm nay đến chốt này thì không được cho đi. Tôi có gọi thông báo việc này đến cơ quan thì được biết đã có giấy đi đường theo mẫu mới nên sẽ chờ giấy mới hoàn tất rồi có người đến gửi để tiếp tục công việc".
Một số người dân khác cũng trong hoàn cảnh tương tự, không được qua chốt vì giấy đi đường không đủ điều kiện (theo mẫu mới quy định) nên tập trung khá đông tại chốt này.
Ngày 23-8, ông Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết đã có văn vản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn TP, các đơn vị cung ứng vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ cho y tế về việc điều chỉnh đối tượng được cấp giấy đi đường tại các cơ sở y tế.
Sở Y tế cho biết nhằm đảm bảo không để trùng lắp giữa các cơ sở y tế trong việc cấp giấy đi đường cho các đơn vị cung ứng thuốc, vật tư y tế, người bảo trì sửa chữa trang thiết bị y tế và đảm bảo việc thực hiện giãn cách xã hội, Sở Y tế sẽ điều chỉnh việc cấp giấy đi đường cho một số nhóm đối tượng. Cụ thể:
Các đơn vị cung ứng thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ cho các cơ sở y tế khẩn trương lập danh sách nhân viên của đơn vị mình quản lý gửi về Sở Y tế đề xuất cấp giấy đi đường, số lượng từ 5-7 người cho 1 đơn vị tùy theo mô hình hoạt động và nêu rõ tên cơ sở y tế được cung ứng trong giai đoạn giãn cách.
Các trường hợp đặc biệt khác như đơn vị cung ứng oxy, cung ứng và sửa chữa các trang thiết bị y tế đặc biệt, Sở Y tế sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy và có báo cáo cho Công an TP.
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Sở Y tế sẽ xem xét, cấp giấy đi đường cho các đơn vị theo quy định.
Yêu cầu kiểm tra việc bán thuốc kháng virus đang thử nghiệm với giá cao ở TP.HCM Ông Nguyễn Ngô Quang - phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế - vừa có văn bản gửi Sở Y tế TP.HCM, yêu cầu kiểm tra tình trạng kinh doanh, quảng cáo, rao bán rộng rãi thuốc kháng virus đang được thử nghiệm tại TP.HCM. Theo ông Quang, loại thuốc kháng virus sử dụng theo đường...