Sở Y tế TP HCM yêu cầu khẩn đối với người nhập cảnh khám chữa bệnh
Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh vừa ký công văn khẩn đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận người nước ngoài hoặc người Việt Nam từ nước ngoài trở về đến khám hoặc điều trị phải khai thác kỹ tiền sử nhập cảnh để đề phòng dịch bệnh Covid-19 .
Theo Sở Y tế TP HCM, các cơ sở này phải làm rõ thời gian nhập cảnh (tính từ ngày đi khám) của người bệnh và giấy xác nhận đã hoàn tất thời gian cách ly theo quy định.
Nếu người bệnh đã nhập cảnh trên 14 ngày và xuất trình giấy xác nhận hoàn tất thời gian cách ly thì triển khai khám chữa bệnh như quy định. Trong trường hợp phát hiện người bệnh có thời gian nhập cảnh dưới 14 ngày và chưa được cách ly đúng quy định, các cơ sở phải đưa họ và người đi kèm vào phòng cách ly. Đồng thời, liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP tiến hành quy trình cách ly.
ThS-BSCKII Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM), thông tin về việc bệnh viện tiếp nhận chữa bệnh cũng như phòng Covid-19 đối với người nước ngoài khi nhập cảnh TP
Đối với những người nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất nhưng tình trạng bệnh nặng, cần được chăm sóc y tế ngay, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế phối hợp để chuyển họ đến các bệnh viện được phân công để điều trị bệnh đang mắc và cách ly đủ 14 ngày.
Trong thời gian điều trị tại khu cách ly của bệnh viện, nếu người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc có triệu chứng cúm, viêm đường hô hấp cấp nghi do virus, cơ sở đó phải báo ngay với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, đồng thời hội chẩn với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP hoặc các bệnh viện được Bộ Y tế phân công.
Video đang HOT
Nếu phát hiện người bệnh có những vấn đề khác liên quan an ninh như không có hộ chiếu, không có thị thực nhập cảnh theo quy định… thì bệnh viện chủ động liên lạc công an địa phương, báo cáo nhanh đến Thanh tra Sở Y tế để được hỗ trợ nghiệp vụ.
'ATM khẩu trang' miễn phí ở Đà Lạt
"ATM" khẩu trang trước cổng trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng mỗi ngày cung cấp miễn phí khoảng 300 chiếc khẩu trang cho du khách và người dân địa phương.
"ATM" khẩu trang tại Đà Lạt
Ngày 18/5, Bác sỹ Trần Thanh Định, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Lâm Đồng, cho biết, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam, khẩu trang và dung dịch sát khuẩn ngày càng khan hiếm và đắt đỏ.
Tại TP.Đà Lạt, người dân và du khách khó khăn tìm mua khẩu trang y tế, dẫu với số lượng nhỏ (từ 10 đến 20 chiếc); các cơ quan, công sở cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm mua khẩu trang y tế dùng một lần để phát cho cán bộ, nhân viên, người dân đến làm việc.
Trước tình hình đó, nhà trường quyết định tổ chức sản xuất khẩu trang và nước sát khuẩn để sử dụng trong nội bộ nhà trường và cấp phát miễn phí.
Trường Cao đẳng y tế sản xuất khẩu trang kháng khuẩn.
Việc sản xuất khẩu trang dựa trên kết quả đề tài nghiên cứu khoa học "Xây dựng quy trình sản xuất trà túi lọc lá húng chanh" của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng Dương Quý Sỹ và các cộng sự, từng được Sở Khoa học & Công nghệ Lâm Đồng nghiệm thu, đánh giá cao.
Tinh dầu lá húng chanh có vị cay nóng và khả năng sát khuẩn, hỗ trợ điều trị các chứng viêm ho, viêm thanh quản, viêm phế quản, có thể tận dụng tốt để điều chế dung dịch sát khuẩn và sản xuất khẩu trang y tế.
Khẩu trang y tế do nhà trường sản xuất là loại khẩu trang 5 lớp, trong đó có lớp than hoạt tính và tinh chất của húng chanh đảm bảo diệt khuẩn. Chất liệu chủ yếu để sản xuất khẩu trang là loại giấy dùng sản xuất trà túi lọc (đã hấp sát khuẩn) nên dễ phân rã, thân thiện với môi trường.
Khẩu trang do trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng sản xuất
Sau khi sản xuất được số lượng lớn, nhà trường đã tặng hàng vạn chiếc cho các cơ quan, trường học, bệnh viện...
Mới đây, Ban giám hiệu có sáng kiến làm máy "ATM" khẩu trang và giao cho Đoàn trường sáng chế. Chỉ mấy ngày sau, Đoàn thanh niên đã hoàn thành máy "ATM" khẩu trang và máy rửa tay sát khuẩn, đặt trước cổng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng (số 16, đường Ngô Quyền, Đà Lạt) để cung cấp miễn phí khẩu trang kháng khuẩn cho công đồng.
Học sinh nhận khẩu trang miễn phí từ "ATM"
"Chưa thấy ở đâu có "ATM" miễn phí như Đà Lạt. Có cả máy rửa tay sát khuẩn bên cạnh nên thật tiện lợi và an toàn. Em đi viếng nhà thờ Domaine de Marie ở gần đây mà quên mang theo khẩu trang. Đang định tìm chỗ mua khẩu trang thì người dân địa phương chỉ em đến "ATM" này.", chị Phạm Bích Liên, du khách đến từ TP.Đà Nẵng vui vẻ nói.
Bác sĩ Định cho biết, trung bình mỗi tuần, "ATM" này cung cấp 1.000 chiếc khẩu trang và sẽ "nhả" khẩu trang liên tục cho đến khi Việt Nam công bố hết dịch COVID-19.
TP.HCM tiếp tục giám sát người ra vào các cơ sở y tế Sở Y tế TP.HCM đề nghị tất cả bệnh viện (BV) trên địa bàn tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống Covid-19 với tinh thần quyết liệt, tự giác từ lãnh đạo BV đến nhân viên y tế và người bệnh đến BV. Sở Y tế TP.HCM đi kiểm tra việc phòng chống Covid-19 tại Bệnh viện Nhân dân 115 vào...