Sở Y tế TP HCM: ‘Tác nhân gây Covid-19 có ở khắp thành phố’
Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM ngày 4/7 nhận định số ca cộng đồng qua khám sàng lọc ở bệnh viện, vùng phong tỏa tăng nhanh hàng ngày, chứng tỏ tác nhân gây Covid-19 đã có ở khắp thành phố.
Họp với Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia sáng 5/7, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cho biết từ ngày 26/4 đến hết 4/7, thành phố ghi nhận 6.470 ca bệnh tại 306 trong số 312 phường/xã/thị trấn. Trong đó, 52% số ca bệnh phát hiện trong các khu cách ly, 25% phát hiện trong các khu phong tỏa, 12% phát hiện qua sàng lọc tại bệnh viện, 23% phát hiện tại cộng đồng.
Từ 6h ngày 4/7 đến 6h ngày 5/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ghi nhận 711 trường hợp dương tính nCoV, trong đó 169 trường hợp tầm soát trong bệnh viện, 12 trường hợp tầm soát trong cộng đồng. Các ca nhiễm xuất hiện ở cộng đồng dân cư, khu công nghiệp, doanh nghiệp, công ty, các chợ đầu mối – truyền thống – tự phát, các cơ sở y tế…
“Điều này cho thấy mầm bệnh đã len lỏi, lây lan trong cộng đồng”, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM phân tích. Trong đó, dịch tập trung lây lan và bộc phát mạnh ở khu vực có môi trường thuận lợi, tiếp xúc gần gũi như khu công nghiệp, nhà trọ, chợ, người lao động vùng ven…
Ngành y tế TP HCM đang triển khai ba nhóm giải pháp để kiểm soát dịch . Gồm:
Video đang HOT
Giảm sự phát tán nhanh của mầm bệnh (chủng Delta) qua việc tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt chỉ thị 10. Cân bằng lợi ích về kinh tế, tuy nhiên cần cân nhắc giữa thực hiện giãn cách và sự phát triển kinh tế.
Loại bỏ, làm giảm nguồn lây nhiễm trong cộng đồng . Đảm bảo cách ly tuyệt đối trong khu vực phong tỏa và giữa khu vực phong tỏa với các khu vực xung quanh, qua đó kiểm soát chặt chẽ sự lây lan dịch bên trong cũng như bên ngoài khu vực phong tỏa. Chính quyền địa phương phối hợp y tế đánh giá tình hình dịch tễ, nếu nhận định có nguy cơ cao, tiếp tục lây lan trong cộng đồng thì có thể mở rộng phạm vi phong tỏa trên diện rộng, theo các khu phố hoặc phường… để kiểm soát dịch.
Thành phố tiếp tục tăng cường điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ cao để tìm nguồn lây. Điều tra dịch tễ, truy vết nhanh các trường hợp F0, chuyển cách ly tập trung F1 thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên và mẫu đơn RT-PCR.
Tại các ổ dịch trên địa bàn, xét nghiệm nhanh kháng nguyên đồng thời xét nghiệm mẫu gộp ở phạm vi tổ dân phổ, mở rộng khu phố, toàn bộ công ty. Thực hiện xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng có trọng tâm, trọng điểm theo kế hoạch, có sự cân đối số lượng xét nghiệm để phù hợp với tổng công suất xét nghiệm của các phòng xét nghiệm, đảm bảo việc trả kết quả nhanh, chính xác và tránh tồn đọng mẫu trong ngày.
Lặp lại xét nghiệm để tiếp tục loại bỏ nguồn lây lan trong cộng đồng. Trong đó, tại khu vực phong tỏa, triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 1-3 ngày một lần. Khu vực có nguy cơ cao triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 5 – 7 ngày một lần.
Giảm yếu tố nguy cơ để dịch bệnh phát tán nhanh qua tăng cường quản lý, giám sát phòng, chống Covid-19 trong khu công nghiệp. Các chợ đầu mối, chợ truyền thống triệt để phòng ngừa lây lan cho các tiểu thương, người mua và nhân viên quản lý, hậu cần của chợ. Khu nhà trọ ở các quận huyện cho các công nhân có giải pháp giãn cách để tránh lây lan. Phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung để hạn chế số lượng bệnh nhân nhằm tránh quá tải hệ thống bệnh viện.
Thành phố cân nhắc phương pháp xét nghiệm tùy đối tượng, khu vực để tăng hiệu quả. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng việc thực hiện giãn cách, phong tỏa cần phù hợp với tình hình thực tế và phải có hướng dẫn cụ thể cho người dân. Khuyến khích và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để góp phần rút ngắn thời gian thực hiện các khâu như khai báo y tế, kiểm soát, xét nghiệm, tiêm chủng…
Theo Thứ trưởng Sơn, về test nhanh kháng nguyên, năng lực của TP HCM có thể đạt 150.000-200.000 mẫu một ngày.
“Tuy nhiên ngành y tế địa phương cần cân nhắc, xác định rõ trường hợp nào, khu vực nào sử dụng test nhanh, PCR mẫu gộp hoặc PCR mẫu đơn để đạt hiệu quả cao trong truy tìm F0 tiềm ẩn trong cộng đồng”, Thứ trưởng Sơn đề nghị.
Hơn 839.700 người TP HCM đã tiêm vaccine Covid-19
839.706 người TP HCM đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 trên tổng số 951.902 người đến khám sàng lọc, tính đến 18h ngày 1/7.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP HCM tại họp ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, sáng 2/7, chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 đã kết thúc an toàn, vượt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu được giao 806.000 liều). Chiến dịch đợt 4, khởi động từ ngày 19/6, triển khai chính thức trưa 21/6.
Hơn 112.100 người hoãn tiêm qua khám sàng lọc, chiếm tỷ lệ 11,8%. Ghi nhận 781 trường hợp có sự cố bất lợi sau tiêm, trong đó 101 trường hợp phản ứng phản vệ sau tiêm, tất cả đều được theo dõi sát, hiện sức khỏe đều ổn định.
Thành phố đã huy động lực lượng nhân viên y tế toàn ngành để thành lập 1.300 đội tiêm, tại 96 địa điểm tiêm của các quận, huyện và hơn 300 địa điểm tiêm di động trong các khu công nghiệp.
Trung bình mỗi ngày, hơn 5.300 nhân viên y tế tham gia các đội tiêm, trong đó có 2.600 bác sĩ của tuyến thành phố, 200 nhân viên y tế của các bệnh viện tuyến trung ương. Bên cạnh đó, hơn 93 đội với hơn 200 nhân viên y tế chuyên hồi sức cấp cứu phụ trách các khu vực.
Nhóm người được ưu tiên tiêm được này gồm lực lượng tuyến đầu chống dịch, người làm việc tại cơ sở y tế, ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, quân đội, công an, hải quan, người cung cấp dịch vụ thiết yếu như hàng không, cảng, vận tải, cung cấp dịch vụ điện, nước, ngân hàng, vệ sinh môi trường, bưu chính viễn thông, xăng dầu, hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó là các giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, công nhân khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, công viên phần mềm...
Tiêm vaccine Covid-19 tại Khu công nghệ cao TP HCM ngày 19/6, khởi động chiến dịch tiêm đợt 4. Ảnh: Quỳnh Trần.
Theo Sở Y tế TP HCM, những ngày đầu triển khai, do tiêm số lượng lớn vaccine trong thời gian ngắn, công tác chuẩn bị gấp rút, chưa kịp hoàn thiện nên còn một số khó khăn, vướng mắc. Sau đó, tiến độ tiêm tăng tốc nhanh, kịp hoàn thành đúng kế hoạch.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sáng nay 400.000 liều vaccine ngừa Covid-19 về tới sân bay Tân Sơn Nhất. Bộ Y tế dự kiến ưu tiên phân bổ số lượng lớn cho TP HCM. "Việc triển khai tiêm vaccine diện rộng cần có kế hoạch cụ thể, an toàn cho người dân", ông Sơn yêu cầu.
Dự kiến tháng 7 sẽ có 8 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam Bộ Y tế cho biết, cao điểm vắc xin Covid-19 về Việt Nam sẽ là vào quý 4 năm nay. Trước mắt, trong tháng 7 sẽ khoảng 8 triệu liều. Sáng 2/7, Bộ Y tế họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian tới...