Sở Y tế thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch MERS
Dịch MERS đặc biệt nguy hiểm đang hoành hành tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đe dọa trực tiếp đến sự an nguy của Việt Nam. Trong lúc Bộ Y tế rốt ráo triển khai phòng chống thì Sở Y tế TPHCM tỏ ra “bình chân như vại”.
Ngày 4/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch MERS tại TPHCM. Tại cuộc làm việc với bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Thứ trưởng Thanh Long nhấn mạnh, dịch MESR đang lây lan với tốc độ nhanh tại Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, TPHCM mỗi ngày tiếp nhận khoảng hơn 1.000 người nhập cảnh, quá cảnh từ vùng dịch, đây là địa phương có nguy cơ bị dịch MERS xâm nhập rất cao.
Tại buổi làm việc của Bộ Y tế với TPHCM về công tác phòng chống dịch MERS, Ban giám đốc Sở Y tế TP không có người tham dự
Thứ trưởng yêu cầu, ngoài việc triển khai các biện pháp phòng chống như tăng cường tấp huấn cho nhân viên y tế, chủ động chuẩn bị vật tư, nhân lực, thuốc men sẵn sàng ứng phó khi xuất hiện ca bệnh, ngành Y tế cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho hành khách nhập cảnh hiểu chủ trương của Việt Nam trong việc phòng chống dịch MERS. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng phải tăng cường tuyên truyền các biện pháp để người dân chủ động phòng bệnh và ứng phó với dịch MERS.
Tuy nhiên, trong buổi làm việc của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch MERS, không có sự tham dự của Ban giám đốc Sở Y tế TPHCM. Tại bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có duy nhất BS Vương Anh Tài, Phó phòng Nghiệp vụ xuất hiện. Đến cuối buổi làm việc với bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, khi đoàn công tác của Bộ Y tế chuẩn bị ra về thì BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng mới “hớt hải” chạy tới.
Dịch bệnh nguy hiểm cận kề, khiến Bộ Y tế như “ngồi trên đống lửa” nhưng Sở Y tế TPHCM tỏ ra bàng quan. Không chỉ là sự vắng mặt của những người “đứng mũi chịu sào” trong buổi làm việc với Bộ Y tế ngày 4/6, ngoài những báo cáo của 2 bệnh viện Chợ Rẫy và Nhiệt Đới, vị bác sĩ thuộc cấp của Sở Y tế TPHCM không có bất kỳ ý kiến gì về về sự chuẩn bị của Sở. Trước sự thờ ơ đến khó hiểu của Sở Y tế TPHCM, một lãnh đạo của Bộ Y tế khôi hài “có lẽ lãnh đạo Sở Y tế chưa nắm được lịch công tác của Bộ”.
Video đang HOT
Một phần trong số những công lệnh của các cơ quan báo chí xin cấp thẻ ra vào tác nghiệp tại sân bay
Không chỉ dừng lại ở đó, sáng ngày 5/6 văn phòng Sở Y tế gửi email đến các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn TPHCM thông báo về việc 8 giờ sáng ngày 6/6 Sở sẽ tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch MERS tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Quy trình kiểm soát an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất được thực hiện rất nghiêm ngặt, muốn tác nghiệp tại đây, phóng viên phải được lực lượng an ninh cấp thẻ ra vào. Năm 2014, khi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra phòng chống dịch Ebola tại Tân Sơn Nhất và tập huấn phòng chống Ebola, Bộ Y tế đã chủ động hỗ trợ các cơ quan báo chí bằng cách lên danh sách những phóng viên tham dự sự kiện và kết nối với Ban an ninh của sân bay để làm thẻ.
Do thời gian thông báo của Sở Y tế về sự kiện quá gấp, phóng viên Dân trí và phóng viên nhiều báo đài khác đã chủ động liên hệ với Sở Y tế TPHCM đề nghị hỗ trợ việc đăng ký làm thẻ ra vào sân bay. Tuy nhiên, BS Vương Anh Tài đã từ chối đề nghị này vì lý do “chúng tôi bận rất nhiều việc” và yêu cầu phóng viên trực tiếp đăng ký với Cảng hàng không Tân Sơn Nhất và không hướng dẫn gì thêm.
Với hy vọng sẽ được tham dự sự kiện, đưa thông tin kịp thời đến cộng đồng về công tác phòng chống MERS của ngành Y tế, chiều 5/6 hàng chục phóng viên đã mang công lệnh, giấy giới thiệu, thẻ nhà báo đến liên hệ với sân bay xin được cấp thẻ ra vào. Tuy nhiên, do không được thông báo trước và ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng vụ Hàng không Quốc tế, đang tham dự một cuộc họp nên hàng chục phóng viên đã phải chầu chực tại sân bay.
Sau cả buổi chạy ngược chay xuôi nhưng đại diện của các cơ quan truyền thông phải ra về trong sự thất vọng và lo lắng
Bức xúc trước cách làm việc thiếu trách nhiệm của Sở Y tế, nhà báo Huyền Nga (báo Công An Nhân Dân) cho rằng: “Nếu không hỗ trợ thủ tục đăng ký thẻ cho chúng tôi, Sở Y tế cần thông báo lịch làm việc sớm hơn để chúng tôi chủ động liên hệ với sân bay. Chẳng những họ đã thông báo lịch kiểm tra dịch MERS rất trễ mà còn không có bất kỳ sự hỗ trợ nào. Từ trưa đến giờ chúng tôi đã phải chạy khắp nơi nhưng vẫn không thể đăng ký làm thẻ ra vào được vì quy trình làm thẻ ra vào cho báo chí tác nghiệp tại sân bay phải qua nhiều công đoạn từ xác nhận của Cảng vụ đến xác nhận của Đồn An ninh sân bay và xác nhận của Bộ phận tiếp dân rồi mới được cấp thẻ”.
Việc hàng chục phóng viên đến liên hệ làm thẻ cũng gây ra sự khó hiểu đối với Cảng vụ Hàng không Tân Sơn Nhất. Một vị đại diện của Cảng vụ cho hay: “Cách làm của Sở Y tế khiến chúng tôi thấy rối vô cùng, trước đây mỗi khi kiểm tra dịch bệnh ngành Y tế chỉ cần gửi 1 công văn duy nhất với danh sách thông tin cá nhân, đơn vị công tác của những phóng viên sẽ tham dự chúng tôi sẽ thực hiện thủ tục cấp thẻ. Nhưng không hiểu vì sao lần này các nhà báo lại tự đến làm thủ tục ra vào tác nghiệp tại sân bay, việc đăng ký lẻ tẻ và thời gian quá gấp nên chúng tôi khó đáp ứng được nhu cầu”.
Thông cảm trước sự chờ đợi của các phóng viên từ nhiều cơ quan truyền thông, chiều tối ngày 5/6 sau khi tan cuộc họp ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế, đã vội vã trở lại văn phòng ký xác nhận trên công lệnh xin cấp thẻ ra vào cho từng người. Tuy nhiên, thời điểm trên đã hết giờ làm việc nên tất cả phóng viên chỉ còn biết cầm công lệnh trên tay ra về vì không kịp thời gian để xin tiếp sự xác nhận của 2 đơn vị An ninh sân bay và Phòng tiếp dân. Nhiều người đã thở dài ngao ngán và lo lắng sáng 6/6 phải làm thế nào để cung cấp thông tin phòng chống dịch MERS tại điểm nóng là cửa khẩu Tân Sơn Nhất đến cộng đồng.
Vân Sơn
Theo dantri
Bộ trưởng Y tế trải lòng khi bị chê là... truyền thông kém
Sau những tin tức mới nhất về các sự cố xảy ra về tai nạn giao thông, tự tử, ngộ độc, thậm chí uống rượu, hút thuốc lá,... Bộ trưởng Bộ Y tế đã có những phút trải lòng về ngành Y tế.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2015, phóng viên có "nhỏ nhẹ" với Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác truyền thông của Bộ trong thời gian qua còn chưa tốt, khiến người dân chưa hiểu nhiều về sự vất vả, khó khăn của ngành. Khi nghe phóng viên nói vậy, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có lời chia sẻ rất thẳng thắn, chân thành về những điều mà bấy lâu nay bà trăn trở.
"Câu hỏi của nhà báo rất hay và người trả lời hay nhất cho tôi chính là các nhà báo, giúp chúng tôi chính là các nhà báo", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến mở đầu câu trả lời bằng một nhận xét.
Bộ trưởng Bộ Y tế đã có những chia sẻ rất thẳng thắn, chân thành về ngành mình phụ trách. Ảnh Viết Cường
Bộ trưởng Tiến cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế đã có những đổi mới về truyền thông, nhưng điểm hạn chế là dư luận vẫn chưa thấy được những thành tựu mà ngành Y qua nhiều thế hệ làm được cho đất nước, có khi những sai sót nhỏ trở thành sự kiện lớn.
Theo Bộ trưởng, ngành Y là ngành rất nhạy cảm vì liên quan đến tính mạng, sức khỏe của 90 triệu người dân, từ lúc nằm trong bào thai đến khi nằm trong lòng đất, liên quan đến sự đau đớn, lòng trắc ẩn của con người. Khi có bất cứ sự cố gì xảy ra như tai nạn giao thông, tự tử, ngộ độc, thậm chí uống rượu, hút thuốc lá, kể cả những thiên tai, thảm họa như sập cầu, sập hầm... cuối cùng cũng đến ngành Y tế.
"Đêm Giao thừa, trong khi mọi người đang quây quần đầm ấm bên gia đình thì người thầy thuốc vẫn giành giật sự sống cho người bệnh... Trong khi tai biến y khoa rình rập mọi nơi mọi lúc, đó là sự nghiệt ngã của tạo hóa mà trình độ y học chưa thể đạt được tuyệt đối. Ngay cả tại Mỹ, nơi có nền y học hiện đại nhất, một năm cũng có 170.000 người chết do tai biến y khoa. Đó là những khó khăn của ngành. Thi vào học ngành Y đòi hỏi rất khó, học rất lâu, khi ra trường phải có thề lời thề Hippocrates", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến buồn bã chia sẻ.
Dẫu biết quản lý ngành y là cực kỳ khó khăn và nhiều "rủi ro" nhưng Bộ trưởng Tiến vẫn luôn tự hào về ngành của mình. Bộ trưởng cho biết, Việt Nam là 1 trong 10 nước đạt nhiều thành tựu về giảm tử vong mẹ, tử vong con, về chống suy dinh dưỡng, về tuổi thọ... Ví dụ tỷ lệ tử vong mẹ của Việt Nam thấp hơn Indonesia, Philippines... dù họ phát triển kinh tế hơn. Nhiều thành tựu y học chúng ta không kém thế giới, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người nghèo được Nhà nước chi trả 100% chi phí mua BHYT. Nhiều đoàn khách quốc tế cũng không hình dung là chúng ta có thể làm được việc đó. Đặc biệt, mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, vừa rồi có đoàn báo chí LHQ thăm và làm việc tại Điện Biên nói Việt Nam còn nhiều thách thức nhưng các nước muốn phát triển về y tế cơ sở thì phải đến Việt Nam.
"Điều thấm thía nhất của chúng tôi là phải chủ động cung cấp thông tin minh bạch cho báo chí. Bộ đã thường xuyên cung cấp thông tin, qua họp báo hoặc giao lưu trực tuyến qua các đơn vị như Cổng TTĐT Chính phủ, hoặc qua các chương trình, sự kiện... Thời gian qua, dư luận, báo chí đã hiểu, đồng hành để chúng tôi phấn đấu tốt hơn. Một điều khác không dễ xử lý là các tình huống sự cố, các cuộc khủng hoảng truyền thông, cần các nhà báo giúp đỡ. Có những lúc Bộ trưởng Y tế đã phải trực tiếp phát biểu trên báo, ví dụ trong vụ Công ty Bio-Rad hối lộ các quan chức y tế 2,2 triệu USD. Bộ đã thông báo, chuyển công an điều tra, giúp các nhà báo trực tiếp gặp những chủ đầu tư - những người phải chịu trách nhiệm về thiết bị mà họ đã mua...", Bộ trưởng Tiến trăn trở.
Tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông, báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay: "Bộ vẫn luôn lắng nghe ý kiến trên mạng, qua Facebook, khi có sai sót, vi phạm thì làm nghiêm để loại bỏ những "con sâu làm rầu nồi canh". Đường dây nóng của Bộ đã tiếp nhận hơn 10.000 ý kiến, trong đó hơn một nửa là có địa chỉ, qua đó đã xử lý hơn 130 cán bộ, từ đuổi việc đến cách chức... Trang web và 2 tờ báo của Bộ cũng cung cấp thông tin nhiều hơn".
"Nói chung, truyền thông là một thế mạnh của thế kỷ 21, chúng tôi nghĩ các nhà báo sẽ giúp tôi trả lời câu hỏi của bạn tốt hơn. Nhưng dù sao, ngành Y tế cũng phải làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, làm hài lòng người dân hơn. Chúng tôi đã đề ra 2 khẩu hiệu cho thời gian tới. Một là "quyết tâm đồng lòng giảm tải, làm hài lòng người bệnh". Hai là "tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân". Nhiều bệnh viện đã cam kết không còn bệnh nhân nằm ghép, chúng tôi sẽ kiểm tra giám sát", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
Theo NTD
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào thăm ông Nguyễn Bá Thanh Vào lúc 19h ngày 13/1, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào Bệnh viện Đà Nẵng thăm ông Nguyễn Bá Thanh đang nằm điều trị bệnh tại đây. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã vào thăm ông Thanh. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào phòng bệnh thăm hỏi sức khỏe của ông Bá Thanh trong...