Sở Y tế Quảng Nam chỉ đạo “nóng” sau ca tử vong do bệnh Whitmore
Do bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng đa dạng và khó chẩn đoán nên khi có ca bệnh nghi ngờ, Sở Y tế Quảng Nam yêu cầu các cơ sở y tế cần tổ chức hội chẩn khoa, hội chẩn liên khoa, liên viện để kịp thời chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm phù hợp.
Sáng 24/10, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, để chủ động phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh Whitmore, đơn vị này vừa có công văn gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đề nghị tăng cường truyền thông trong bệnh viện để người bệnh, người nhà người bệnh nắm được các biện pháp phòng, chống bệnh; nghiên cứu các nội dung tại Quyết định số 6101/QĐ-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Whitmore; tập huấn, phổ biến hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore cho cán bộ y tế tại các khoa/ phòng tại đơn vị.
Sở Y tế Quảng Nam đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cảnh giác cao độ về bệnh Whitmore ( Ảnh minh họa).
Do bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng và khó chẩn đoán nên khi có ca bệnh nghi ngờ, các cơ sở y tế cần tổ chức hội chẩn khoa, hội chẩn liên khoa, liên viện để kịp thời chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm phù hợp.
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường thông tin, truyền thông đến rộng rãi cán bộ y tế và nhân dân trên địa bàn về các dấu hiệu, biện pháp phòng, chống bệnh Whitmore.
Như Báo CAND đã đưa tin, theo thông tin ghi nhận từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Quảng Nam (tên gọi trước đây là Bệnh viện Bình An Quảng Nam), ngày 11/10, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nữ vào cấp cứu, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm Burkholderia pseudomailei là nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore.
Bệnh nhân có triệu chứng nặng như sốt cao, khó thở, mệt mỏi… biến chứng suy hô hấp, tăng đường máu cấp… sau đó được chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng, nhưng đã tử vong.
Nữ bệnh nhân tử vong do nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người"
Ngày 23/10, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, đã nhận được báo cáo của Bệnh viện Bình An Quảng Nam về trường hợp bệnh nhân tử vong do nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.
Theo báo cáo của Bệnh viện Bình An Quảng Nam, lúc 11h52 ngày 11/10, Khoa Khám - Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ N.T.T.V (SN 1976, trú xã Quế Phú, huyện Quế Sơn) trong tình trạng sốt cao, khó thở, mệt mỏi, thở gắng sức.
Bệnh Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất khó phát hiện, tỷ lệ tử vong cao ( Ảnh minh họa).
Sau khi được xử trí cấp cứu, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phổi nặng, theo dõi nhiễm khuẩn huyết; bệnh kèm: đái tháo đường type 1 bỏ điều trị khoảng 1 năm; biến chứng suy hô hấp cấp, tăng đường máu cấp. Bệnh nhân được chỉ định các cận lâm sàng như xét nghiệm, X-quang, siêu âm điện tim, cấy máu, cấy đàm... Nhưng do bệnh viện chưa thực hiện được cấy máu và cấy đàm nên phải gửi mẫu thực hiện tại Trường Đại học Phan Châu Trinh.
Tuy nhiên, đến 16h45 ngày 11/10, do tình trạng bệnh diễn biến xấu, tiên lượng nặng nên bệnh nhân được hội chẩn và thống nhất chuyển Bệnh viện Đà Nẵng điều trị tiếp. Sau đó bệnh nhân V đã tử vong.
Đến ngày 14/10, Bệnh viện Bình An Quảng Nam nhận được kết quả cấy máu và cấy đàm của bệnh nhân V gửi về với kết quả, bệnh nhân nhiễm Burkholderia pseudomallei.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Việc điều trị bệnh nhân Whitmore rất khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.
Đắk Lắk ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh Whitmore Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhân thêm 1 trường hợp nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" (mắc bệnh Whitmore) tại huyện Krông Pac. Bệnh nhân là nữ, sinh năm 1982. Theo hồ sơ bệnh án, vào ngày 10/10, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dữ dội nên đi khám...