Sở Xây dựng Hà Nội lý giải việc đá vỉa hè “bền vững 70 năm” bị vỡ nát
Tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 21/11, ông Trần Việt Trung – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội – đã thông tin về việc đá tự nhiên có tuổi thọ 70 năm mới lát trên nhiều vỉa hè tuyến phố Hà Nội nhưng đã nhanh chóng xuống cấp.
Đá tự nhiên lát vỉa hè mới lát đã nứt vỡ.
Trước đó, nhằm sắp xếp lại vỉa hè, lòng đường thống nhất ở 12 quận từ nay đến năm 2020, nhiều tuyến phố ở Hà Nội đã và đang triển khai lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên thay vì gạch như trước đây. Tuy nhiên sau một thời gian đi vào sử dụng, những viên đá tự nhiên được “quảng cáo” là bền vững 70 năm đã… vỡ nát.
Theo ông Trần Việt Trung, thành phố có chủ trương lát đá vỉa hè trên các tuyến phố để thực hiện năm kỷ cương hành chính trật tự văn minh đô thị. Căn cứ vào chủ trương này, một số quận huyện đang triển khai thực hiện.
Lý giải về việc đá tự nhiên được “quảng cáo” có tuổi thọ 70 năm nhưng đã nhanh chóng bị vỡ nát, hư hỏng sau vài tháng được lát, ông Trung cho rằng, lát đá trên vỉa hè còn phụ thuộc vào lớp bê tông phía dưới.
Video đang HOT
“Do dưới lớp đá lát tự nhiên là lớp bê tông, nhiều khi lớp bê tông còn liên quan tới trạm điện, gốc cây trên vỉa hè. Chính điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng lớp đá. Chất lượng lát đá vỉa hè có đảm bảo hay không thì phụ thuộc vào lớp bê tông này”, ông Trung lý giải.
Lớp đá bong tróc, xô lệch và vỡ nát.
Cũng theo ông Trung, việc nhiều tuyến phố dù gạch cũ vẫn còn tốt nhưng lại bị cạy lên để lát đá tự nhiên là có thể do nhiều quận huyện đang hiểu sai ý kiến chỉ đạo nên đã lát đá tự nhiên thay vào lớp gạch cũ trên vỉa hè.
Ngay sau đó, Sở Xây dựng đã kiểm tra và đánh giá về chất lượng, có phần cần chấn chỉnh, ví dụ trên tuyến Bà Triệu, Nguyễn Đình Chiểu kéo dài, các chủ đầu tư đã khắc phục ngay.
Sở Xây dựng cũng đã tham mưu TP yêu cầu rà soát, không lát ở các tuyến đường vỉa hè còn tốt, chỉ lát ở các tuyến đã xuống cấp.
Ông Trung cũng thông tin thêm, nhiều vị trí quanh gốc cây, các trạm điện, các bốt điện làm không đẹp, không đảm bảo mỹ quan, chất lượng. Có đơn vị làm quá gần các gốc cây, cắt rễ cây nhiều, ảnh hưởng đến cây xanh.
“Từ những việc như vậy chúng tôi cũng thực hiện kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Hiện nay đang chấn chỉnh lại công tác này”, ông Trung khẳng định.
Trước câu hỏi thành phố chi bao nhiêu tiền cho việc lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên, lãnh đạo Sở Xây dựng từ chối trả lời và cho biết “xin phép về tập hợp lại và sẽ thông tin sau”.
Trần Thanh
Theo Dantri
Hai cơ quan của Bộ Xây dựng cùng tham gia xử lý nhà 8B Lê Trực
Đó là thông tin được ông Trần Việt Trung - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cung cấp cho báo chí chiều 21-11.
Người mua nhà tại 8B Lê Trực "đội mưa" kêu cứu ngày16.8. Ảnh: Thái Bình.
Chiều 21/11, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Trần Việt Trung cho biết: "Hà Nội đã có văn bản gửi cho Bộ Xây dựng đề nghị hỗ trợ trong việc xử lý công trình 8B Lê Trực".
Theo đó, ngày 16/11, Bộ Xây dựng đã có văn bản 2743 giao nhiệm vụ cho 2 đơn vị là Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và Viện Khoa học xây dựng phối hợp cùng với Hà Nội xác định phương án xử lý công trình 8B Lê Trực.
Đồng thời, ông Trung cho hay, việc lên phương án xử lý cuối cùng công trình gặp một số vướng mắc.
"Nếu chúng ta lên phương án cắt dọc thì toàn bộ hệ thống kết cấu sẽ ảnh hưởng, có thể phải triển khai hệ thống chống đỡ từ dưới tầng hầm đi lên tất cả các tầng. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới cả các tầng còn lại, khi đó sẽ phá vỡ tất cả cơ cấu các tầng khác. Nếu chúng ta cắt ngang thì sẽ đơn giản hơn nhưng phải thống nhất được với chủ đầu tư. Bởi vì chúng ta không chỉ phải xử lý số tầng mà mà còn diện tích vi phạm, chiều cao vi phạm" - ông Trung cho biết.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc 2 cơ quan của Bộ Xây dựng cùng lên phương án xử lý công trình nói trên dưới góc độ chuyên gia tư vấn hay quản lý nhà nước. Ông Trung chia sẻ: "Chúng tôi đã làm việc với 2 đơn vị, ngoài hai đơn vị trên chúng tôi sẽ mời thêm các nhà khoa học (ví dụ như của các trường đại học) hoặc mời thêm các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực kết cấu để đánh giá trên cơ sở có cơ quan quản lý nhà nước. Việc này chúng ta phải làm rất cẩn trọng nếu không dễ vướng như thứ khó lường được".
Theo Danviet
Hà Nội ra công văn cấm tự ý chặt cây khi dẹp vỉa hè Nhiều nơi ở Hà Nội chặt cây xanh trong đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường. Trong đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, nhiều xã trên địa bàn TP Hà Nội đã chặt hàng trăm cây xanh (ảnh: Tất Định) Gần đây, việc nhiều xã trên địa bàn TP Hà Nội chặt hàng trăm...