Số vụ tấn công các cơ sở năng lượng của Mỹ tăng kỷ lục
Số vụ tấn công vào các cơ sở năng lượng ở Mỹ năm 2022 đang ở mức cao nhất trong 10 năm qua.
Đường dây điện dọc theo đường Great River, Wincosin, Mỹ. Ảnh: Flickr
Đài Sputnik dẫn nguồn truyền thông Mỹ đưa tin ngày 27/12 cho biết, theo số liệu thống kê quốc gia, số vụ tấn công vật lý và tấn công mạng nhằm vào các cơ sở cung cấp điện là 101 vụ, tính đến cuối tháng /2022, và đang ở mức cao nhất kể từ năm 2012.
Hơn 22.000 khách hàng đã chịu ảnh hưởng từ các cuộc tấn công được ghi nhận trong năm nay, mặc dù phần lớn trường hợp không gây gián đoạn cho hoạt động của các cơ sở năng lượng.
Video đang HOT
Nói chung, mục tiêu chính của các cuộc tấn công đó là các cơ sở năng lượng nhỏ, chẳng hạn như các cơ sở cung cấp phân phối điện ở cấp địa phương. Vì nếu các cơ sở lớn bị tấn công có thể dẫn đến hậu quả thảm họa cho các khu vực rộng lớn, nên chúng đều có những lớp bảo mật nghiêm ngặt.
Các nhà máy điện gió và năng lượng mặt trời thường gặp rủi ro nhiều hơn vì chúng thường được đặt ở những vùng xa xôi, nơi khó đảm bảo an ninh hơn.
Dự kiến, số lượng các thành phần lưới điện quan trọng dễ bị tấn công sẽ chỉ tăng lên trong thập kỷ tới khi lưới điện của Mỹ được mở rộng và nhiều người dân cùng doanh nghiệp mua xe điện hơn.
Ngày 26/12, ba trạm phát điện ở Quận Pierce, Washington, đã bị phá hoại. Giới chức thực thi pháp luật cho biết một số kẻ tình nghi đã đột nhập vào các trạm điện và phá hoại chúng. Hậu quả, hơn 14.000 khách hàng bị mất điện.
Quan chức Nga nói NATO biết trước kế hoạch tấn công các sân bay quân sự
Nhà ngoại giao Nga cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã biết trước kế hoạch tấn công hai sân bay quân sự nằm sâu trong lãnh thổ nước này.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các máy bay ném bom tại Căn cứ Không quân Engels ở Saratov, Nga, ngày 4/12. Ảnh: MAXAR/Reuters
Theo đài Sputnik, ông Konstantin Gavrilov, Trưởng phái đoàn Nga tại các cuộc đàm phán về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí ở Vienna (Áo), cáo buộc NATO đã biết trước về kế hoạch của các vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào các sân bay quân sự của Nga ở khu vực Saratov và Ryazan. Phía Nga cho rằng Ukraine đứng sau các vụ tấn công này.
"NATO đã biết trước kế hoạch chuẩn bị cho các cuộc tấn công mới nhất của Ukraine vào các sân bay quân sự của Nga. Chúng tôi đã trả đũa ngay lập tức bằng một cuộc tấn công lớn vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự, các cơ sở phức hợp quốc phòng và năng lượng liên quan ở Ukraine. Động thái này sẽ tiếp tục xảy ra nếu các hành động khủng bố Ukraine còn tiếp diễn", ông Gavrilov nói trong phiên họp toàn thể của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Hôm 5/12, quân đội Nga báo cáo 2 sân bay quân sự của nước này đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thời Liên Xô. Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng phòng không đã bắn hạ các máy bay không người lái này nhưng các mảnh vỡ của máy bay đã khiến 3 người thiệt mạng và 4 binh sĩ bị thương.
Cơ quan này cũng cáo buộc Ukraine sử dụng UAV thời Liên Xô trong các cuộc tấn công nhằm "vô hiệu hóa máy bay tầm xa của Nga". Một số chuyên gia cho biết UAV sử dụng để tấn công các căn cứ không quân của Nga là Tu-141, được quân đội Liên Xô phát triển trong những năm 1970 và 1980.
Về phần mình, Kiev không công khai phủ nhận hay thừa nhận trách nhiệm trong các vụ tấn công trên. Một quan chức cấp cao giấu tên của Ukraine nói rằng các lực lượng đặc biệt của Ukraine đã giúp điều hướng UAV tới ít nhất một trong các căn cứ quân sự của Nga. Tuy nhiên, nếu cáo buộc của Nga đưa ra là đúng, đây được coi là cuộc tập kích sâu nhất của Ukraine vào lãnh thổ Nga. Giới quan sát cảnh báo những diễn biến này có thể đánh dấu bước ngoặt nguy hiểm của xung đột Nga - Ukraine.
Bình luận về vụ tấn công, Điều phối viên phụ trách Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói rằng Washington không khuyến khích, cũng như không hỗ trợ Kiev thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Ông Dale Buckner, Giám đốc điều hành tổ chức an ninh quốc tế Global Guardian, nhận định: "Nhìn chung, cuộc tấn công này mang tính tượng trưng, nhưng nó mang nhiều ý nghĩa tâm lý hơn là chiến lược. Không có khả năng kiểu tấn công này sẽ trở thành phương pháp chính của Ukraine".
Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về việc Ukraine bị cáo buộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bác bỏ cáo buộc Washington có liên quan đến cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào hai sân bay nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một cuộc họp báo ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đài RT (Nga), khi được yêu cầu bình luận...