Số vụ, số người bị thương do tai nạn giao thông giảm sâu
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) vừa có báo cáo chi tiết kết quả triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Trật tự ATGT cơ bản được đảm bảo
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGTQG Khuất Việt Hùng, trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp áp lực về lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao do dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát và tập trung nhiều đợt cao điểm nghỉ lễ như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần (nghỉ 9 ngày), dịp 30/4 – 1/5, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, tình hình trật tự ATGT trong 6 tháng đầu năm 2022 về cơ bản được bảo đảm, số vụ và số người bị thương do tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục được kéo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể: giảm 663 vụ (-10,41%) và giảm 793 người bị thương (-17,69%).
Đuôi xe khách bị xe tải tông từ phía sau cùng chiều trong vụ TNGT nghiêm trọng tại Khánh hòa ngày 13/7. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm trật tự ATGT trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn còn nhiều hạn chế như: Còn xảy ra không ít vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội, điển hình là vụ lái xe say rượu gây TNGT tại Bắc Giang đêm ngày 2/6/2022 làm 3 người chết gây bức xúc dư luận xã hội. Số người chết do TNGT trong tháng 3 – 4/2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 4,69% và 14,07%), TNGT tháng 6 năm 2022 tăng cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Riêng 6 tháng đầu năm số người chết do TNGT tăng 2,44%, trong đó, số người chết do TNGT đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tình hình vi phạm tải trọng xe ô tô trên đường bộ tái diễn tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Lãnh đạo Ủy ban ATGTQG chia sẻ, nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Hiệu lực thực thi pháp luật về trật tự ATGT ở các địa phương còn hạn chế; sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT giữa các cơ quan, lực lượng có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, nhất là trong kiểm soát tải trọng phương tiện và kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém và cấp uỷ, chính quyền và lực lượng chức năng ở một số địa phương còn thiếu quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ.
Qua tìm hiểu, về TNGT 6 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra 5.703 vụ TNGT, làm chết 3.314 người, bị thương 3.690 người. So với 6 tháng đầu năm 2021, số vụ TNGT giảm 663 vụ (-10,41%), tăng 79 người người chết (2,44%), giảm 793 người bị thương (-17,69%); có 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 10 địa phương có số người chết giảm trên 20% so với cùng kỳ năm 2021 gồm: Thái Nguyên, Quảng Bình, Lai Châu, Sơn La, Bạc Liêu, Cà Mau, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Quảng Trị, Bình Thuận; còn 26 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2021, trong đó 12 địa phương có số người chết tăng trên 10% so với cùng kỳ gồm: Bình Định, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Đà Nẵng, Điện Biên, Yên Bái.
Video đang HOT
Đang quan ngại là có 13 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ gây bức xúc dư luận xã hội, làm chết 37 người, bị thương 29 người tại các tỉnh Gia Lai, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Tiền Giang và Thừa Thiên Huế. Xảy ra 1 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường thủy tại Quảng Nam, làm chết 17 người.
Về ùn tắc giao thông, cả nước xảy ra 50 vụ, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân, do TNGT, sự cố phương tiện: 29 vụ (chiếm 58%); ảnh hưởng của thiên tai: 10 vụ (chiếm 20%); lưu lượng phương tiện đông: 09 vụ (chiếm 18%); thi công sửa chữa đường: 02 vụ (chiếm 4%)…
Tập trung giám sát ATGT những đợt cao điểm cuối năm
Để tiếp triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 48 của Chính phủ và Kế hoạch số 36 của Ủy ban ATGTQG về Kế hoạch Năm ATGT thông 2022; nhằm đạt được mục tiêu mà Đảng, Quốc Hội và Chính phủ đặt ra trong năm 2022 kéo giảm TNGT trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương ít nhất 5% so với năm 2021, 6 tháng cuối năm 2022, Ủy ban ATGTQG đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện hiệu quả Năm ATGT 2022; phối hợp với Bộ Công an, Bộ GTVT tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 32/TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trong quý IV/2022 và chỉ đạo, huy động các lực lượng chuyên ngành tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong các đợt ra quân đảm bảo trật tự ATGT từ nay đến hết năm 2022.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT chị đạo các đơn vị bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án giao thông trọng điểm, kế hoạch bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông; tiếp thu kiến nghị của lực lượng cảnh sát giao thông và người dân, tiến hành rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mới phát sinh; có phương án tổ chức, bảo đảm giao thông hiệu quả, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức cảnh báo, điều tiết, bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong mùa mưa, lũ. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng xe theo Chỉ thị số 32 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông.
Đặc biệt, Bộ Công an khẩn trương tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về ma túy, nồng độ cồn, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ, vi phạm tốc độ trên đường bộ, xử lý phương tiện thủy chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, cảng, bến thủy nội địa không phép… Mở cao điểm bảo đảm trật tự ATGT dịp lễ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và nghỉ tết Dương lịch 2023; đồng thời, rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông để kiến nghị xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến, nhất là các tuyến giao thông phức tạp, kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, giải quyết các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT.
Các Bộ Thông tin và Truyền thông, Quốc Phòng, Xây dựng, Tài chính, Y tế… thành viên Ủy ban ATGTQG theo nhiệm vụ Chính phủ giao tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT; triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện an toàn giao thông đường bộ; trình Quốc hội phương án điều tiết kinh phí xử phạt vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa từ ngân sách Trung ương về ngân sách địa phương; tập huấn hướng dẫn thực hành cấp sơ cứu TNGT…
Ngoài ra, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc Trung ương, các đô thị loại 1, các địa phương có đông khách du lịch… xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp đột phá về chống ùn tắc giao thông. Trước mắt, cần tập trung lập lại trật tự lòng, lề đường; ưu tiên sử dụng lề đường, vỉa hè cho người đi bộ và bố trí trạm dừng đón/trả khách cho xe buýt; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng trái phép lòng, lề đường, hè phố; thường xuyên khảo sát, cập nhật các bất cập, các điểm ùn tắc giao thông để có giải pháp phân luồng, điều tiết và tổ chức giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT mùa mưa, lũ…
Hành khách tham gia vận tải không phải xét nghiệm
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành hướng dẫn tạm thời mới về tổ chức vận tải 5 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đường sắt trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và gắn liền với phạm vi đánh giá cấp độ dịch.
Hành khách không phải xét nghiệm, đánh giá cấp độ dịch
Theo hướng dẫn tạm thời mới về cấp độ, Bộ GTVT đánh giá các cấp độ gồm: Cấp 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 - nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3 - nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4 - nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Phạm vi đánh giá cấp độ dịch được đánh giá từ quy mô cấp xã; khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã), nhằm đảm bảo thích ứng linh hoạt, hiệu quả.
Đối với hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu như tuân thủ "Thông điệp 5K"; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế. Bộ GTVT chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.
Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm hành khách thuộc các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn. Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Theo Bộ GTVT, việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ. Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng chống dịch đối các với đối tượng áp dụng tại hướng dẫn tạm thời này thì thực hiện theo quy định mới.
Riêng đối với 2 lĩnh vực hàng không, đường sắt chưa áp dụng hướng dẫn tạm thời mới này, tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành cho đến ngày 20/10. Đối với hàng không là các hướng dẫn số 1776 và 1786. Với đường sắt là quyết định số 1782. Bộ GTVT cũng đã giao nhiệm vụ cho Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam sơ kết, đánh giá thời gian thực hiện thí điểm tổ chức vận tải hành khách, đề xuất phương án giai đoạn tiếp theo, báo cáo Bộ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch quyết định.
Hành khách cần giấy tờ gì để đi tàu hỏa, máy bay
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đang thí điểm tổ chức 2 đôi tàu khách Thống nhất Hà Nội - TP Hồ Chí Minh xuất phát hàng ngày tại hai ga Hà Nội, Sài Gòn với hành trình đón, trả khách tại 23 ga theo quy định chạy tàu khách thí điểm của Bộ GTVT.
Để được vào ga đi tàu, hành khách đi từ địa phương, khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương... đến địa phương, khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn phải tiêm đủ liều vaccine (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện, giấy xác nhận khỏi bệnh).
Đồng thời, phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên tàu.
Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm chủng vaccine theo quy định của Bộ Y tế như trẻ dưới 18 tuổi, người già có bệnh nền chưa tiêm được..., khi đi cùng người thân có đủ điều kiện trên cùng chuyến tàu thì phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên tàu.
Hành khách đi từ địa phương, khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương, khu vực có nguy cơ tương đương hoặc cao hơn, phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên tàu. Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh, sau khi mua vé tất cả hành khách phải hoàn thành bản cam kết phòng chống dịch COVID và nộp tại ga mới được vào ga đi tàu.
Hành khách đã mua vé, nhưng chưa khai báo cam kết phòng chống dịch, có thể vào website bán vé tàu của ngành Đường sắt như dsvn.vn để khai báo hoặc ra ga khai báo. Trước khi lên tàu, hành khách phải khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế. Hành khách không được tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng... Cùng các loại giấy tờ, thủ tục phục vụ công tác phòng, chống dịch trên, tất cả hành khách đi tàu phải có giấy tờ tùy thân theo quy định vận chuyển của ngành Đường sắt.
Với ngành Hàng không, hành khách đi máy bay từ các sân bay sau khi mở cửa hàng không cũng phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát theo mẫu.
Hành khách đi máy bay phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử, PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19); có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.
Hành khách cũng phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát theo mẫu. Hành khách không tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng...
Hai ngày nghỉ Lễ Quốc khánh, cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông Cục Cảnh sát giao thông cho biết, ngày 3/9, toàn quốc xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 6 người, bị thương 9 người. Con số này tiếp tục giảm so với ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh năm nay, giảm 1 vụ tai nạn giao thông, giảm 1 người chết và giảm 2 người...