Số voi chết vì hạn hán ở Zimbabwe lên tới 200 con
Trong bối cảnh hệ sinh thái đang bị hủy hoại vì thiếu nước, các chuyên gia xác định tình hình hạn hán nghiêm trọng chỉ có thể chấm dứt khi mưa xuất hiện.
Theo AP, người phát ngôn Cơ quan Quản lý Công viên Quốc gia và Động vật Hoang dã Zimbabwe, ông Tinashe Farawo cho biết chỉ riêng số voi chết vì hạn hán ở Công viên Quốc gia Hwange đã lên tới 200 con.
Các loài động vật khác như hươu cao cổ, trâu nước và linh dương cũng đang chết vì thiếu nước, theo ông Farawo, và tình hình chỉ có thể được cải thiện khi mưa xuất hiện.
“Hầu hết loài động vật đều bị ảnh hưởng. Tất nhiên voi thì dễ được phát hiện hơn khi đi tuần tra, nhưng nhiều loài chim cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì chúng chỉ giao phối ở một số loài cây nhất định, và những loài cây này thì đang bị voi quật đổ để lấy thức ăn”, ông Farawo cho biết.
Một con voi chết vì thiếu thức ăn tại Công viên Quốc gia Hwange ở Zimbabwe, số voi chết do hạn hán đã lên tới 200 con. Ảnh: AP.
Hạn hán dẫn tới nguồn thức ăn khan hiếm và khiến nhiều loài động vật rời khỏi các công viên quốc gia để tìm nguồn nước. Cơ quan quản lý cho biết 33 người đã thiệt mạng vì chạm trán với động vật hoang dã trong năm nay.
Kế hoạch sắp tới là đưa 600 con voi và 2 đàn sư tử cùng các loài khác từ khu bảo tồn Save Valley ở phía đông nam tới các công viên ít chật chội hơn. Một đàn chó hoang, 50 con trâu nước, 40 con hươu cao cổ và khoảng 2.000 con linh dương cũng sẽ được chuyển tới ngôi nhà mới.
Zimbabwe sở hữu đàn voi số lượng 85.000 con, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau nước láng giềng Botswana với hơn 130.000 cá thể.
Nền kinh tế quốc gia nam Phi chật vật trong nhiều năm và chính phủ cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc quản lý số lượng voi khổng lồ này. Zimbabwe muốn được cộng đồng quốc tế cho phép buôn bán các sản phẩm từ voi hoặc xuất khẩu voi sang các nước khác để tìm nguồn ngoại tệ phục vụ công tác bảo tồn, cũng như đối mặt với tình trạng hạn hán nặng ở các công viên quốc gia.
Sau khi xuất khẩu 101 con voi từ 2016 tới nay, chủ yếu tới UAE và Trung Quốc, Zimbabwe đã thu về 3 triệu USD để phục vụ bảo tồn.
Video đang HOT
Theo news.zing.vn
Loài cheo cheo biến mất gần 30 năm vừa tìm thấy ở Việt Nam
Một loài sinh vật nhỏ đầu trông giống một con hươu, phần thân giống chuột, đã mất tích gần 30 năm, vừa được bẫy ảnh chụp trong một khu rừng Việt Nam sau một cuộc tìm kiếm quyết liệt.
Bẫy ảnh đã chụp được loài chevrotain lưng bạc (Tragulus Verscolor) đã biến mất trong gần 30 năm. Ảnh: Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu.
Tưởng chừng như đã tuyệt chủng, nhưng mới đây, một loài nhỏ giống hươu với những chiếc răng nanh nhỏ đã được bẫy ảnh chụp khi nhón chân qua một khu rừng đất thấp khô cằn ở miền Nam Việt Nam. Bản ghi chép khoa học cuối cùng được biết về loài vật có tên khoa học là chevrotain lưng bạc là từ năm 1990, khi một thợ săn giết một con và tặng mẫu vật cho các nhà khoa học.
Ông Andrew Tilker, nhà sinh vật học chuyên về động vật hoang dã Đông Nam Á tại Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã toàn cầu cho biết: "Đây là một loài thực sự tuyệt vời và chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy bằng chứng".
Con chevrotain lưng bạc, tên khoa học Tragulus Verscolo, còn được gọi là cheo cheo hoặc hươu chuột Việt Nam, có kích thước tương đương một con thỏ lớn, với đặc điểm là có ánh bạc trên mông. Loài sinh vật này có răng cửa giống như ngà. Vì cheo cheo đực thường hay thiếu sừng hoặc gạc và răng nanh dài, các nhà khoa học nghĩ rằng con đực đã sử dụng chúng để cạnh tranh giành lãnh thổ và bạn tình.
Phát hiện này được mô tả trong một bài báo xuất bản ngày 11-11 trên tạp chí Nature Ecology & Evolution. Các nhà khoa học hy vọng phát hiện mới sẽ giúp loài này được bảo vệ tốt hơn, vì chúng đang bị đe dọa bởi việc sử dụng bẫy dây. Phương pháp mà các nhà nghiên cứu sử dụng để tìm sinh vật này cũng có thể giúp tìm ra những loài sinh vật đang "lạc đường" khác, họ nói.
Hỏi người dân địa phương sẽ ra manh mối các loài mất tích
Nhà sinh vật học Tilker và các đồng nghiệp đã đến các khu vực rừng khô ven biển trong vùng lân cận của thành phố biển phía nam Nha Trang, vì nơi đây, vào năm 1910, các mẫu vật khoa học khác đã từng được thu thập. Bẫy máy ảnh trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của Việt Nam chưa bao giờ ghi lại loài này, vì vậy có thể những con vật này thích môi trường sống trong rừng khô, gai.
"Mặc dù những khu rừng như vậy không phổ biến, nhưng có những phần của Việt Nam khiến tôi nhớ về bang Texas của mình", ông Tilker nói.
Các vị trí chính xác của những lần nhìn thấy loài cheo cheo lưng bạc năm 1910 không được ghi lại rõ ràng, vì vậy các nhà nghiên cứu đã đến các cộng đồng trong khu vực nói chuyện với các thợ săn địa phương và các chuyên gia lâm nghiệp để tìm hiểu xem họ có nhìn thấy chevrotain với một vết lưng màu bạc hay không. (Có một loài chevrotain khác được gọi là hươu chuột nhỏ hơn khá phổ biến nhưng thiếu phần đuôi bạc.)
Việc săn bắn trái phép bằng bẫy dây đang lan rộng khắp Việt Nam, vì vậy tiếp cận người dân để trò chuyện về vấn đề này rất khó khăn. Các nhà khoa học đã phải dành thời gian để tìm hiểu và có được lòng tin của họ, Nguyễn An, người dẫn đầu cuộc thám hiểm của Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã toàn cầu cho biết.
"Tuy nhiên, người dân đã rất quan tâm về việc động vật hoang dã đã biến mất bao nhiêu trong 10 năm qua. Họ biết đó là do việc sử dụng bẫy quá mức," Nguyễn An nói.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu cá thể được chụp trên máy ảnh. Ảnh: Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu.
Cuối cùng, người dân địa phương đã đưa Nguyễn An và các thành viên đoàn thám hiểm đến những nơi trong rừng mà gần đây họ đã nhìn thấy loài trông giống như loài chevrotain đã mất. Các nhà khoa học đã đặt bẫy ảnh trong khoảng thời gian từ tháng 11-2017 đến tháng 7-2018. Họ đã chụp những bức ảnh từ 280 lần chạm trán với những con cheo cheo lưng bạc riêng lẻ, một số trong số chúng có thể được nhìn thấy nhiều lần, khiến các nhà khoa học chưa kiểm đếm được có bao nhiêu cá thể sống trong khu vực.
"Tôi đã rất vui mừng khi chúng tôi kiểm tra bẫy camera và thấy những bức ảnh của một con chevrotain với sườn bạc," Nguyễn An nói.
Bên cạnh chevrotain lưng bạc, nạn săn trộm dây thép đã đẩy các loài giống hươu đặc hữu khác đến bờ vực tuyệt chủng, bao gồm cả sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và mang lớn Vũ Quang (Muntiacus vuquangensis).
Hoạt động săn bắn trái phép được thúc đẩy bởi nhu cầu về thịt rừng ở Đông Nam Á, và đã dẫn đến sự biến mất của động vật trong môi trường sống ở Việt Nam. Rừng của Việt Nam đang dần biến mất các loài đặc hữu vì bẫy dây có thể bắt bừa bãi và giết chết gần như mọi loài vật đi bộ trong rừng.
Không nên bỏ cuộc
Dựa trên các bức ảnh và video, loài cheo cheo lưng bạc sống có vẻ đơn độc, hàng ngày tìm kiếm trái cây và thực vật để sống.
Nhà sinh vật học Tilker nói: "Chúng đi bằng móng guốc và cẩn thận nhón từng bước trên đôi chân gầy gò đó".
Có chín loài chevrotain ở Nam và Đông Nam Á, và một loài ở miền trung châu Phi. Chevrotain là loài móng guốc nhỏ nhất trên thế giới.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học có kế hoạch đặt bẫy camera ở một khu vực rừng khô khác của Việt Nam. Họ hy vọng sẽ tiến hành cuộc khảo sát toàn diện đầu tiên về loài này, để đánh giá quy mô và phân bố quần thể của nó.
Nhóm nghiên cứu cài đặt bẫy ảnh trong một khu rừng đất thấp ở miền Nam Việt Nam. Ảnh: Nguyễn An, Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu chưa thể nói có bao nhiêu cá thể chevrotain lưng bạc còn lại hoặc biết chính xác nơi chúng sống. Tình trạng bảo tồn của loài cheo cheo vẫn còn "thiếu dữ liệu" do thiếu nghiên cứu. Nếu tìm ra một hoặc hai địa điểm có loài cheo cheo lưng bạc sống ổn định, thì có thể đưa ra các biện pháp bảo vệ như giáo dục người dân địa phương và tuần tra chống săn trộm, Tilker nói.
TS Hoàng Minh Đức, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam cho biết: "Việc phát hiện lại loài cheo cheo lưng bạc mang lại hy vọng lớn cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài bị đe dọa ở Việt Nam. Nó sẽ khuyến khích Việt Nam, cùng với các đối tác quốc tế, tìm kiếm các loài khác và dành nỗ lực bổ sung để bảo tồn đa dạng sinh học của đất nước".
Cheo cheo lưng bạc là động vật có vú đầu tiên được tái phát hiện theo chương trình Bảo tồn Động vật hoang dã Toàn cầu có tên là Tìm kiếm Loài đã mất. Sáng kiến này tìm cách tìm ra khoảng 1.200 loài động vật và thực vật đã mất tích cho khoa học và tiến hành để bảo vệ chúng. Nhiều loài trong số những loài này đang không được chú ý và cần được bảo vệ, Tilker nói.
"Chúng ta không nên từ bỏ chúng chỉ vì chúng ta đã không nhìn thấy chúng trong một thời gian dài", ông nói.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Nationalgeographic, Guardian
Bướu khổng lồ mọc trên đầu linh dương châu Phi Nhiếp ảnh gia Abraham De Villiers phát hiện một con linh dương châu Phi mọc bướu khổng lồ trên đầu xuất hiện ở Limpopo, Nam Phi. (Nguôn: Daily Mail) Chiêc bươu không lô moc ngay trên đâu môt con linh dương châu Phi ở công viên đông vât hoang dã Mowana tại Limpopo, Nam Phi. Chiêc bươu băt đâu phat triên nhanh sau...