Sở Tư pháp nói gì về tình trạng tái chiếm vỉa hè ở Hà Nội?
“Chúng tôi thừa nhận, hiệu quả trong công tác này chưa cao, người dân chưa có thói quen chấp hành luật giao thông…” – đại diện Sở Tư pháp Hà Nội nói về tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè.
Chiều 11.7, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội đã có báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Đánh giá chung về công tác giáo dục, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố, bà Hồ Xuân Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho hay, công tác trên đã bám sát kế hoạch của Trung ương và thành phố để xây dựng, ban hành và triển khai toàn diện theo đúng kế hoạch đề ra; nội dung và hình thức của việc phổ biến đã thiết thực, phù hợp hơn với từng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của thành phố năm 2017.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội thừa nhận hiệu quả trong công tác tuyên truyền về lấn chiếm vỉa hè chưa cao, người dân chưa có thói quen chấp hành luật giao thông.
Việc triển khai phổ biến pháp luật về xây dựng nếp sống văn hóa, an toàn thực phẩm, phòng chống tội phạm, công tác phòng cháy chữa cháy…được thực hiện. Các cấp, ngành của thành phố đã tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo, về xây dựng văn minh đô thị; Tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động quảng cáo, rao vặt gây mất mỹ quan đô thị, cảnh quan trên địa bàn Thủ đô.
Bà Hương thừa nhận, công tác trên cũng còn xuất hiện những tồn tại, khó khăn. Việc chuyển biến ý thức của người dân thực hiện chấp hành luật trong lĩnh vực giao thông, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn còn chưa rõ nét. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thực sự sâu, rộng đến người dân ở cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa trung tâm. Báo cáo viên pháp luật của TP, quận, huyện, thị xã chưa thực sự tích cực phổ biến văn bản pháp luật mới ban hành.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề tái lấn chiếm vỉa hè, vi phạm trật tự đô thị diễn ra trên địa bàn TP.Hà Nội, bà Hồ Xuân Hương cho hay: Thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền về trật tự đô thị, ngăn chặn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã được TP quan tâm chỉ đạo bám sát kế hoạch nhưng vẫn còn diễn ra tình trạng trên.
Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, việc tuyên truyền được tiến hành qua nhiều kênh thông tin như loa phát thanh, báo chí-truyền hình nhưng ý thức chấp hành luật của người dân chưa cao. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt chưa nghiêm.
“Nhiều người vì miếng cơm manh áo nên vẫn buôn bán, lấn chiếm vỉa hè. Họ cho rằng nếu không có việc bán hàng thì cuộc sống khó khăn, không có nơi bám trụ… Điều này cũng dẫn đến những khó khăn trong việc xử lý vi phạm” – bà Hương nói.
Bà Hương cho rằng, rất cần công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân tự ý thức được việc làm trên là không nên.
“Chúng tôi thừa nhận, hiệu quả trong công tác này chưa cao, người dân chưa có thói quen chấp hành luật giao thông. Ví dụ người đi bộ, xe máy, ô tô đều có đường đi riêng nhưng vẫn vi phạm. Điều này cũng do ý thức, thói quen của nhiều người. Bên cạnh đó, cở sở hạ tầng và lực lượng quản lý… chưa thực sự đồng bộ dẫn đến những khó khăn trong việc xử lý vi phạm” – Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội bộc bạch.
Tại hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XVI vào sáng 11.6, nói về trật tự đô thị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: “Tại cuộc họp giao ban Chính phủ tháng 5 vừa qua, Thủ tướng nhắc Hà Nội và TP.HCM bước đầu làm tốt nhưng vừa qua việc tái lấn chiếm lòng đường vỉa hè lại tiếp diễn. Có tình trạng người dân quay trở lại bán hàng, trông giữ xe trên lòng đường, vỉa hè”. Vì vậy, ông đề nghị các quận, huyện, thị xã phải đôn đốc, nhất là các phường tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp liên quan đến lòng đường vỉa hè, nếu làm tốt việc này sẽ thúc đẩy việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Trước đó, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các quận, huyện cần làm 4 việc để giải quyết xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè, trong ngõ, trông giữ ô tô, xe máy; bán hàng rong; quảng cáo rao vặt dán khắp tường, cột… Theo đó, từ ngày 10.3, tất cả các quận huyện, thị xã toàn thành phố ra quân đồng loạt đảm bảo trật tự giao thông. Đây là một trong những chủ trương lớn của thành phố trong năm 2017, thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Hà Nội.
Theo Danviet
Ông Đoàn Ngọc Hải tiếp tục 'xuống đường' xử lý lấn chiếm vỉa hè
2 tổ chấn chỉnh lấn chiếm vỉa hè sẽ do Chủ tịch quận 1 (TP HCM) Trần Thế Thuận và cấp dưới Đoàn Ngọc Hải phụ trách.
Chiều 14/6, báo cáo sơ kết công tác quản lý trật tự đô thị 5 tháng đầu năm, ông Trần Thế Thuận - Chủ tịch UBND quận 1 - cho biết sẽ thành lập 2 tổ kiểm tra việc thực hiện xử lý lấn chiếm vỉa hè.
"Một tổ do tôi đứng đầu, tổ còn lại do đồng chí Đoàn Ngọc Hải. Mỗi tuần sẽ kiểm tra hai lần tại 116 tuyến đường đã thông thoáng. Lực lượng chức năng tuần tra bất kỳ lúc nào, kể cả nửa đêm để tránh việc người vi phạm chủ động đối phó, nắm được giờ ra quân", ông Thuận nói.
Đoàn liên ngành quận 1 tiếp tục ra quân. Ảnh: Duy Trần.
Theo Chủ tịch quận 1, từ khi ra quân (ngày 16/1) chấn chỉnh trật tự đô thị, tình trạng vi phạm đã có nhiều chuyển biến tốt, đạt 86%. Tuy nhiên, ông Thuận cũng nhìn nhận tái chiếm vỉa hè đang diễn ra; nhất là tại các đường Hoàng Sa, Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Đức Thắng, Bùi Viện, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Thái Học, khu vực Bệnh viện Nhi đồng 2 và Từ Dũ...
Một số tuyến đường vẫn còn tình trạng ôtô đậu đỗ sai quy định như Lý Tự Trọng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Sương Nguyệt Anh...
Sắp tới, quận đảm bảo 10 tuyến đường thông thoáng đã đăng kí với UBND thành phố là Đồng Khởi, Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo, Phùng Khắc Khoan, Lý Tự Trọng, Cách Mạnh Tháng 8, Lê Duẩn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ.
Theo báo cáo, đoàn liên ngành quận 1 đã tổ chức 46 đợt kiểm tra, xử lý 203 ôtô, cẩu 60 xe, phạt 245 xe máy, tháo dỡ 812 chướng ngại trên vỉa hè. Đoàn cấp phường tổ chức 725 đợt. Tổng cộng, quận 1 lập hơn 7.000 biên bản, xử phạt 3,2 tỷ đồng.
Là địa phương đầu tiên tại TP HCM khởi phát chiến dịch lập lại trật tự đô thị, quận 1 đã cưỡng chế nhiều công trình lớn, cơ quan công quyền; xử phạt hàng loạt ôtô biển xanh, biển đỏ, xe sang... Động thái này gặp phải nhiều phản ứng trái chiều của người dân nhưng ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định làm đúng quy định.
Việc lập lại trật tự vỉa hè sau đó lan tỏa khắp thành phố. Các tỉnh thành khác như Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng... cũng hưởng ứng, hành động quyết liệt.
Sau thời gian lãnh đạo các quận huyện trực tiếp xử lý lấn chiếm vỉa hè, công tác này được giao xuống cấp phường. Tình trạng tái chiếm bắt đầu xảy ra khắp nơi, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong "sốt ruột" vì liên tục nhận được tin nhắn phản ánh. Ông Phong yêu cầu 24 quận huyện phải tiếp tục lập lại trật tự vỉa hè "vì việc nhỏ làm không được thì khó có thể làm được việc lớn".
Duy Trần
Theo VNE
Quận 1 tuyên bố 'xử nặng', hàng loạt ôtô vẫn chiếm vỉa hè Tuyên bố mạnh tay xử lý tái chiếm vỉa hè nhưng UBND quận 1 vẫn chưa ra quân; hàng loạt ôtô, hàng quán đang công khai chiếm lề đường cả ngày lẫn đêm. 4 ôtô đỗ nhiều giờ trước khách sạn trên đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, quận 1) ngày 4/7, dù vỉa hè có biển cấm đậu. Khu vực này...