Sợ Trung Quốc, Mỹ nâng cấp toàn bộ tiêm kích F-15C/D?
Đó là nhận định của mạng Sina khi Không quân Mỹ quyết định nâng cấp toàn bộ số tiêm kích F-15C/D có trong biên chế lên biến thể mới.
Hiện tại Quân đội Mỹ có trong biên chế 254 chiếc tiêm kích F-15C/D được phân bố đều cho không quân và lực lượng vệ binh quốc gia. Sau khi được nâng cấp, số F-15C/D trên sẽ có thể hoạt động thêm ít nhất 14 năm nữa mà không cần trải qua thêm bất cứ chương trình đại tu nào khác và quan trọng nhất là chúng sẽ phục vụ trong Quân đội Mỹ đến năm 2025. Nguồn ảnh: Sina.
Nhằm duy trì ưu thế trên không vốn có của F-15, biến thể F-15C sẽ được nâng cấp lên chuẩn F-15 2040C tập trung vào việc cải thiện khả năng không chiến của máy bay. Ngoài việc sẽ được trang bị hệ thống điện tử mới F-15 2040C còn có thể mang theo 16 tên lửa không đối không gấp đôi con số 8 tên lửa như trên F-15C. Nguồn ảnh: Sina.
Vai trò F-15 2040C không gì khác chính là hỗ trợ cho phi đội chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor. Và nó sẽ là sự bổ sung cần thiết trong giai đoạn “con cưng” lắm tài nhiều tật F-35A của Không quân Mỹ được đưa vào trang bị. Thậm chí trong tình huống xấu nhất nếu chương trình F-35 không thành công thì F-15 hay các biến thể của nó vẫn có thể tiếp tục sứ mệnh của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ năm 2000, Không quân Mỹ đã bắt đầu chương trình nâng cấp dành cho F-15C/D với việc trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử AN/APG-63 (V) 2 và sau đó là AN/APG-63 (V) 3, cho phép những chiếc F-15C/D có thể triển khai được tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM. Nguồn ảnh: Sina.
Đi kèm với AN/APG-63 không thể kể tới hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại IRST trên F-15C/D. Bản thân hệ thống điện tử mới trên F-15C/D được phát triển dựa trên nhiều nền tảng khác nhau đến từ các tập đoàn quốc phòng hàng đầu như Boeing, Lockheed Martin và Northrop Grumman. Nguồn ảnh: Sina.
Theo tạp chí National Interest kể từ năm 1980 đây được xem là lần nâng cấp lớn nhất dành cho dòng chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không F-15 của Mỹ. Và nó vẫn sẽ là đối trọng lớn nhất đối với các dòng tiêm kích đa năng Su-30 của Nga hay tiêm kích đa năng J-10 của Trung Quốc trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Sina.
Video đang HOT
Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1976, cho đến nay F-15 đã phục vụ trong Không quân Mỹ đã tròn 40 năm, nó là mẫu tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực có thể hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Và nhiệm vụ chính là của F-15 khi đó là đè bẹp mọi chiến đấu cơ của Liên Xô trong một trận không chiến. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù kỳ vọng sự xuất hiện của F-22 sẽ giúp Không quân Mỹ dần loại biên F-15C/D và chỉ giữ lại biến thể mới nhất là F-15E, tuy nhiên trong quá trình triển khai Lầu Năm Góc nhận ra rằng chỉ mình F-22 không thôi là chưa đủ để Mỹ tiếp tục duy trì ưu thế trên không trước các quốc gia thù địch. Do đó F-15C/D vẫn được giữ lại như một trường hợp dự phòng. Nguồn ảnh: Sina.
Như đã nói ở trên, F-15E Strike Eagle là biến thể F-15 hiện đại nhất của Không quân Mỹ hiện nay, nó được McDonnell Douglas (bây giờ là Boeing) phát triển từ cuối những năm 1980 dựa trên biến thể F-15 tiêu chuẩn. Khác với F-15, F-15E được thiết kế dành cho nhiệm vụ đánh chặn tầm xa hoặc tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Ngay từ đầu F-15E đã được trang bị sẵn trang thiết bị điện tử vượt trội hổ trợ cả tác chiến điện tử với hệ thống radar AESA AN/APG-82 (V) 1, pod IRST Lockheed Martin Sniper XR, pod áp chế điện tử AN/ALQ-131 và nhiều thiết bị điện tử khác giúp nó có thể sống sót trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Về hệ thống động cơ F-15E vẫn được trang bị hai động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-PW-229 có công suất 29.000lbf cho phép máy bay có thể đạt tới vận tốc Mach 2.5 (tương đương 3.017km/h). Bán kính chiến đấu hiệu quả của nó hơn 1.200km và có trần bay tối đa là 18.200m. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống vũ khí trên F-15E gồm có pháo tự động 20mm M61A1 Vulcan, 12 giá treo có khả năng mang theo hơn 10 tấn vũ khí các loại trong đó trang bị chính gồm tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và AIM-120 AMRAAM, tên lửa không đối đất AGM-154 và AGM-158 JASSM. Cùng với đó là các loại bom thông dụng hoặc bom dẫn đường thông minh. Nguồn ảnh: Sina.
(Theo Kiến Thức)
Nỗ lực đánh bại J-10 của máy bay Mỹ
Theo Business Insider, để sở hữu sức mạnh vượt trội so với J-10, Không quân Mỹ quyết nâng cấp loạt chiến đấu cơ F-15 có từ thập niên 80 thế kỷ trước.
Quyết vượt mặt J-10
Tạp chí Business Insider dẫn lời của phát ngôn viên Không quân Mỹ (UAF), Thiếu tá Rob Leese cho hay, UAF hiện đang bắt tay vào thực hiện kế hoạch nâng cấp hàng loạt máy bay chiến đấu F-15. Trong đó, đặc biệt là trang bị thêm vũ khí mới và cảm biến nhằm tăng cường khả năng không-đối-không cho F-15, vượt trội hơn so với máy bay J-10 của Trung Quốc.
Đây là một trong những kế hoạch dài hơi của UAF nhằm tăng cường công nghệ điện tử chiến đấu, máy tính siêu tốc, bổ xung thêm các hệ thống tìm và theo dõi đối phương bằng tia hồng ngoại, tăng cường khả năng tác chiến điện tử và trang bị thêm vũ khí tấn công mới nhất.
Hợp đồng nâng cấp F-15 của UAF trị giá trên 180 triệu USD đã được ký với Tập đoàn Boeing. "UAF có kế hoạch duy trì phi đội F-15 đủ mạnh để phục vụ đến giữa năm 2040. Rất nhiều hệ thống vũ khí của F-15 có niên đại từ thập niên 70 thế kỷ trước nay cần được nâng cấp để tăng cường sức chiến đấu.
Máy bay F-15.
Nội dung nâng cấp rất đa dạng, đặc biệt là nâng cấp rada quét mạng pha tự động hay AESA (Active Electronically Scanned Array), dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2021, và muộn nhất là năm 2032 đối với hạng mục tác chiến điện tử EW (Electronic Warfare)", Thiếu tá Rob Leese cho tờ Scout Warrior hay.
Với radar thông thường, anten quay với một góc cho trước kết hợp với một máy phát tín hiệu radio để truyền tín hiệu, sau đó tín hiệu dội lại từ mục tiêu qua một máy thu khuếch đại tần số để xác định mục tiêu.
Trong khi đó anten radar AESA không quay mà cố định, bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số sẽ phát đi các chùm tia điện tử với nhiều góc khác nhau từ các modun giao thoa trên anten để truyền và nhận tín hiệu. Nói cách khác, hệ thống có thể phát và nhận tín hiệu từ nhiều góc độ mà không phụ thuộc vào góc quay của anten.
UAF hiện đang hoạt động khoảng 400 chiến đấu cơ F-15C, D và E. Mục tiêu của việc nâng cấp đã được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ- Trung trực thuộc Quốc hội Mỹ.
Báo cáo đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nhấn mạnh đến những tiến bộ công nghệ quốc phòng của Trung Quốc, trong khi đó tính ưu việt công nghệ quốc phòng của Mỹ lại có chiều hướng chững lại kể từ thập niên 80. Ví dụ, báo cáo tiết lộ, trong thập niên 80, chiến đấu cơ F-15 của Mỹ trội hơn vũ khí tương đương của Trung Quốc là máy bay J-10.
Nhưng những năm gần đây, tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách này tới mức J-10 gần tương đương với F-15 của Mỹ, vì vậy việc nâng cấp hàng loạt F-15 thực sự là cấp bách để đảm bảo F-15 vượt trội chứ không thể ngang bằng với J-10 được.
Chiến đấu cơ J-10.
Trang bị mới
Theo Randy Jackson, phát ngôn viên của hãng Boeing, nơi trực tiếp thực hiện hợp đồng, thì trong số các hạng mục nâng cấp có nội dung trang bị F-15 bằng các thiết bị xử lý máy tính tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay, có tên Advanced Display Core Processor, hay ADCPII (tạm dịch: Bộ xử lý chính màn hình tiên tiến).
ADCPII có khả năng xử lý 87 tỷ lệnh mỗi giây, có thể tạo ra các thông tín dạng lệnh cực nhanh và chính xác cho phi hành đoàn để phối hợp tác chiến. F-15 còn được nâng cấp công nghệ chống tấn công của máy bay đối phương có tên Hệ thống cảnh báo Khả năng sống sót (Eagle Passive Active Warning Survivability System hay EPAWSS), đặc biệt ra đa mảng pha chủ động AESA.
EPAWSS cho phép máy bay xác định nhanh mối đe dọa và tích cực tránh hoặc lừa đối phương bằng các kỹ thuật gây nhiễu. Ngoài ra, gói nâng cấp còn trọng tâm đến công nghệ tìm và theo dõi đối phương. Bao gồm việc bổ sung một cảm biến thụ động tầm xa hồng ngoại có tên Infrared Search and Track hay IRST. Công nghệ này từng được dùng cho chiến đấu cơ F-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ.
Nó có khả năng phát hiện tính hiệu nhiệt, hay nhiệt hồng ngoại phát tán từ máy bay đối phương. Chưa hết, IRST còn có khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu và cung cấp một khả năng nhắm mục tiêu không-đối-không hiệu quả cao ngay cả khi gặp phải máy bay đối phương được trang bị radar gây nhiễu hiện đại.
F-15 còn được nâng cấp cả về tốc độ lẫn phạm vi hoạt động, cùng với năng lực vũ khí hiện đại hơn. Khả năng mang vũ khí của F-15 tăng từ 8 lên 16 vũ khí, kể cả tên lửa AIM-9x hay AIM-120 cùng các hệ thống vũ khí mới nhất được ứng dụng thông qua cả phần cứng lẫn giao thức IP "tiêu chuẩn mở" phần mềm định hướng và phiên bản kiến trúc mới và sử dụng hệ điều khiển bay tự động "fly-by-wire".
Các hệ thống điều khiển máy bay bằng cơ khí và thuỷ lực kiểu cũ rất nặng nề, lắp đặt phức tạp, nhiều thiết bị dự phòng... Còn Fly-by-wire là hệ thống sử dụng thiết bị điện tử kết hợp với các máy tính giúp điều khiển bay ổn định, thích ứng với những thay đổi của các điều kiện khí động, tin cậy và an toàn cao.
Cùng với các hạng mục nâng cấp vũ khí và điều khiển hiện đại, F-15 còn được nâng cấp mũ bảo hiểm số cho phi công và một số nâng cấp khác nhằm giảm tín hiệu radar, hoặc các đặc tính tàng.
Tuy F-15 không phải là máy bay tàng hình nên trọng tâm nâng cấp là để tăng cường khả năng tác chiến trong môi trường chiến đấu không quá khắc nghiệt, nhưng vẫn chiếm ưu thế, và vượt trội trước hệ thống phòng không tiên tiến của đối phương, đặc biệt là máy bay Chengdu J-10 của Trung Quốc.
Những chiếc F-15 sau nâng cấp sẽ được tăng cằng khả năng tác chiến theo mạng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các thế hệ chiến đấu cơ thế hệ 5 hiện có như F-22 và F-35, nhất là tạo ưu thế trên không, đảm bảo tấn công chính xác, và hiệu quả. Đủ sức thực hiện những nhiệm vụ dài hơi nhằm chống lại các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
(Theo Đất Việt)
Bí mật sức mạnh quân đội Mỹ từ những nghĩa địa máy bay Không quân Mỹ hồi sinh mẫu máy bay lỗi thời đã ngừng vận hành trong một thời gian dài vào hoạt động trở lại, và điều này có thể làm thay đổi tương quan lực lượng giữa Không lực Mỹ với bất kỳ mọi đối thủ chiến lược của Mỹ, nghiêng về có lợi cho Lầu Năm Góc. "Nghĩa địa máy bay" thuộc...