Sợ trộm, sinh viên ‘gửi’ tài sản ở tiệm cầm đồ
Về quê đón Tết không biết gửi đồ ở đâu. Đó là nỗi lo chung của sinh viên và lao động ngoại tỉnh ở TP. HCM trước khi về quê đón Tết cùng gia đình.
Ai cũng lo
Hoàng Thanh, sinh viên Đai hoc (ĐH) Ngân hàng TP.HCM, quê ở Bình Định, nhớ lại: “Tết năm ngoái, trước khi về quê, mình trùm mền cho dàn máy vi tính và tivi thật kỹ để tránh bụi. Lúc về quê ăn têt, minh đa đóng chốt va khóa cửa rất cẩn thận, thê ma sau têt vao lai thi chẳng thấy chúng đâu, phòng tro bị lục tung, nhưng gì đáng giá đều mất”.
Đây là tình huống mà nhiều sinh viên từng gặp phải sau mỗi kỳ về quê ăn tết. Chính vì thế, vào thời điểm này, trên diên đan cua nhiêu trường ĐH, giơi sinh viên xôn xao với nỗi lo như “Sinh viên về tết thi biêt gửi đồ ở đâu?” hay “Về tết, biết gửi xe ở đâu bây giơ?”.
Để lại tài sản có giá trị trong phòng trọ những ngày Tết này dễ bị trộm cắp.
“Năm trước em ở ký túc xá (KTX) dưới làng đại học nên không phải lo nghĩ chuyên mất tài sản cá nhân bởi để lại KTX rât an toàn. Nhưng năm nay, em ra ngoài thuê phòng, lại từng nghe nhiều vụ mất trộm trong nhưng ngày tết nên không thể không lo lắng”, ban Huynh An, sinh viên ĐH Khoa hoc Xã hôi va Nhân văn TP.HCM, tâm sự.
Con theo ban Văn Toàn (ĐH Bách khoa TP.HCM) thì chỉ có những sinh viên ở KTX mới đỡ lo nghĩ về vấn đề này, còn hầu hết sinh viên đều phải đau đầu suy nghĩ, rồi nháo nhác tìm nơi gửi đồ.
“Bình thường, quanh năm các khu trọ đông đúc thế mà vẫn bị trộm bẻ khóa, dùng mọi cách để vào lây trôm thi huông chi la vao nhưng ngay têt khi cac day phong tro thương trông văng. Hơn nữa, các dãy phòng trọ thường nằm riêng biệt với gia đình cua chủ nhà nên không có ai để ý giúp, việc bị trộm lẻn vào nhà đê ăn cắp đô là hoan toan có thể xảy ra”, Toan nhin nhân.
Tuy nhiên, vơi nhưng sinh viên ơ tro chung nha vơi chủ, dip têt nay, môt sô chu nha vân thông bao “sinh viên cùng ở trọ phải tự bảo quản đồ đạc, tài sản cá nhân. Nếu có mất mát sẽ không chịu trách nhiệm…”.
Video đang HOT
Do đo, co le, nhiêu sinh viên trong hoan canh nay cung đang tìm hỏi mọi người những nơi có thể gửi đồ trươc khi vê quê đon têt.
“Đây cũng là nỗi niềm không của riêng sinh viên nào”, Huỳnh An cho biết.
Không nên gửi… tiệm cầm đồ
Thời điểm này, trên nhiều diễn đàn sinh viên, các dịch vụ cầm đồ đã đăng tin “Giúp sinh viên giải quyết được nỗi băn khoăn không thể tìm được nơi gửi xe dài ngày trong khi về quê ăn tết”.
Những thông tin tương tự cung xuất hiện khá nhiều trên những trang rao vặt… và không ít sinh viên quyết định gửi vât dung vào tiêm cầm đồ để có thể yên tâm về tài sản của mình.
Tuy nhiên, theo Vũ Toàn, sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM thì cực chẳng đã mới chọn cách này chứ theo mình thi không nên, bởi ngoài việc phải trả lãi suất thì nguy cơ bị tráo đồ, luộc đồ là rất cao.
Toàn kể lai, tết năm trước từng gửi xe máy vào tiệm cầm đồ, nhưng sau tết, lúc đi bảo hành mới ngỡ ngàng khi biêt “xe mình của hãng này nhưng nhiều bộ phận lại của hãng khác”.
Ngoài ra, một bất lợi khác mà sinh viên gặp phải là hầu hết tiêm cầm đồ không nhận “giư hô” nhưng vật dụng quan trọng với đời sống sinh viên như xe đap, tivi, may giăt, ban ui…
Cung theo Vũ Toàn, với máy tính xách tay hay những tài sản giá trị nhưng có kích thước nhỏ thi cac ban sinh viên nên mang theo vê nha khi nghi têt.
Đươc biêt, hiên co không it cac ban sinh viên quê ơ Cà Mau, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Bình Thuận… dù đường xa nhưng vân quyết định chạy xe máy về quê trong dip têt nay để khoi âu lo viêc mất mát khi đê nhưng tai san nay lai phong tro.
Không chỉ riêng giới sinh viên, nhiều công nhân cũng không yên tâm về quê đón tết bơi ai cũng sợ mất tài sản, vật dụng cần thiết khi để lại phòng trọ.
“Dù nồi, chảo, bàn ủi hay tivi không đắt giá lắm nhưng lại là những vật dụng cần thiết. Nếu mất thì phải tốn khoản tiên mua lại, trị giá cũng gần bằng môt thang lương chứ không ít”, anh Hoàng, một công nhân may lo lắng noi.
Hiện nay có không ít thông tin nhận giữ đồ cho sinh viên, công nhân về quê ăn Tết được đăng tải trên các trang rao vặt, va thâm chi co quang cao con khăng đinh nhận giữ bất cứ tài sản nào.
Tuy nhiên, cac ban sinh viên va công nhân cần phải thận trọng tìm hiểu kỹ về người nhận giữ thuê, đề phòng trường hợp đây chỉ là hình thức lừa đảo bơi ho là những người thuê phòng binh thương. Khi co trong tay môt lương đô “giư hô” nhât đinh, ho sẽ chuyển sang chô ở mới… thi “khi đo co tim đăng trời cũng không ra”.
Theo VietNamNet
Bi hài chuyện teen mua bán ở... tiệm cầm đồ
Ham hàng rẻ, nhiều teen chọn mua hàng ở... tiệm cầm đồ mà không biết muôn vàn rắc rối xung quanh nó (!)
Mùa hè - thị trường cầm đồ sôi động
Dịch vụ cầm đồ đã xuất hiện từ lâu. Trước kia, dịch vụ này không thịnh hành, chỉ dành cho những người túng thiếu cần cầm cố tài sản để vay vốn, rất ít các teen biết đến. Thế nhưng thời gian gần đây mọi chuyện đảo ngược, đặc biệt trong mùa hè này thì các hiệu cầm đồ làm việc rất sôi động. Nguyên nhân cũng một phần do nó có sự góp mặt của teen.
Thời điểm này, các teen tiến hành các hoạt động ăn chơi nhiều, dẫn đến việc thiếu hụt ngân sách cũng thường xuyên xảy ra. Trong lúc "bí tiền", nhiều teen chọn tiệm cầm đồ là nơi thường xuyên lui tới. Mặc dù nếu có hỏi đến, thì nhiều teen sẽ trả lời đó là "phương pháp chữa cháy cuối cùng".
Cô bạn tên Thiên Thoa, 18 tuổi chia sẻ: "Nhóm bạn tớ chuẩn bị tổ chức đi du lịch xuyên Việt mà hè này tớ đã xin bố mẹ nhiều tiền lắm rồi. Thế nên tớ phải "cắm" tạm chiếc Atila ở tiệm cầm đồ để có vốn đi. Lúc về đành phải đi làm thêm và vay mượn để trả đỡ. Dù sao, lâu lâu cả nhóm mới tổ chức đi chơi chung một lần. Không đi không biết bao giờ mới có dịp nữa".
Cùng lí do với cô bạn Thiên Thoa, nhiều teen chọn tiệm cầm đồ là nơi cứu cánh cuối cùng trong thời điểm nóng bỏng này. Chưa kể đến, năm nay lại có sự kiện nóng bỏng toàn cầu - World Cup 2010 càng hối thúc nhiều teen boy vào những cuộc vui, nhất là chuyện cá độ. Lúc ấy, những món hàng điện tử của các boy sẽ nằm đầy rẫy ở những tiệm cầm đồ.
Không chỉ thế, hè đến, số ít sinh viên ở tỉnh về quê. Một số bạn quyết định chọn tiệm cầm đồ để gửi gắm những món hàng lềnh kềnh có giá trị với số tiền vay mượn thấp (để tránh lãi cao). Như anh chàng Quốc Thiên, 17 tuổi, quê ở Cà Mau cho biết: "Mình về quê nghỉ hè đến 3 tháng. Thay vì phải thuê nhà trọ, rồi khóa cửa cất đồ trong phòng chẳng ai ngó ngàng. Mình quyết định mang ra tiệm cầm đồ "nhờ giữ". Nói là nhờ vì mình lấy tiền thế chấp rất thấp. Cả tivi, máy cát-sét, cái máy tính để bàn mới mua, cả giàn âm loa cực xịn mà mình chỉ lấy 500k. Nếu tính lãi đến lúc mình lên lấy cũng chẳng bao nhiêu, vẫn rẻ hơn so với mình thuê nhà, lại đảm bảo an toàn".
Ngoài chuyện cầm cố còn chuyện bán mua. Nhiều teen tận dụng thời cơ tiệm cầm đồ có nhiều món hàng rẻ (dù chẳng rõ nguồn gốc) để mua vào. Các bạn í còn tuyên bố "Có khả năng săn hàng ở tiệm cầm đồ rất giỏi". Teen tranh thủ tìm mua, mong được món hời với giá cả rẻ hơn thị trường. Đặc biệt những món hàng điện tử như: laptop, máy chụp ảnh, điện thoại được săn lùng ráo riết. Những tiệm cầm đồ phi pháp, không chỉ cầm cố mà còn bán những món đồ khách chuộc chậm hay bán đồ... giựt. Ấy vậy mà, bà con dân chúng tuổi teen đổ đi mua rất nhiều.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những nỗi khổ không biết kêu ai
Tiệm cầm đồ cũng muôn hình muôn vẻ. Không phải tiệm cầm đồ nào cũng giữ đúng uy tín, chất lượng và những cam kết ban đầu. Nhiều teen khi gửi đồ vào thì còn "đủ lông đủ cánh", đến lúc rước ra thì "lông cánh tả tơi".
Những món đồ khi teen gửi gắm không chỉ có nguy cơ cao bị hư hỏng, trầy xước, không ai bảo quản nếu tiệm cầm đồ đó... không phải của người quen. Cầm đồ còn có nguy cơ cao "bị luộc đồ". Như cô bạn tên Thoa ở trên, sau chuyến du lịch xuyên Việt tuyệt vời về, thì chiếc xe Atila của cô nàng hoang tàn đến chẳng nhận ra. Nhìn bề ngoài thì cũng chẳng mấy khác biệt, đến lúc chuộc ra và đi mới biết máy móc của xe có cái gì tốt thì bị thay hết. Lúc ấy có muốn quay lại bắt đền cũng khó lòng ăn nói. Không cẩn thận lại còn ăn đòn như chơi.
Còn chuyện mua hàng thì còn nguy hiểm gấp bội. Nhiều món hàng ở tiệm cầm đồ là hàng ăn cắp, ăn trộm, không có giấy tờ, không thể lưu thông nên khách hàng đành "cầm cố" để lấy từ 30%-70% giá trị. Một số tiệm cầm đồ sau khi cầm cố không thấy chuộc thì bán rẻ bán tháo nhằm thu lại tiền và kiếm thêm đôi chút. Thủ tục thì cực kì đơn giản, cứ vừa lòng giá là trao hàng, rất ít khi có giấy tờ mua bán gì khác.
Thế nhưng khi teen dùng những món hàng không rõ nguồn gốc như vậy là tiếp tay cho kẻ xấu, pháp luật nghiêm cấm hình thức mua bán này. Chưa kể đến chuyện, nếu chẳng may người bị mất tìm thấy thì còn bị nghi can là kẻ cắp. Không thì lại tranh cãi chuyện "đồ tôi, đồ anh". Lúc đó, nếu chủ của món đồ có giấy tờ chứng minh là của người ta, thì các teen cũng khó lòng giữ được.
Chớ có dại dột
Mua bán, vay mượn ở tiệm cầm đồ, đôi khi rẻ hơn một chút, hay có chút ít lợi nhuận nhưng những nguy hiểm bên cạnh đó lại rất nhiều. Nếu là đồ ăn cắp mà teen rước về còn vi phạm pháp luật nữa. Vì thế, nếu có ý định "làm quen" với những tiệm cầm đồ thì teen nên "stop" ngay đi nhé! Không tốt chút nào đâu.
Theo PLXH
Cận Tết, sinh viên đổ xô cắm thẻ, cầm đồ Càng gần dịp cuối năm, hoạt động của những hiệu cầm đồ vây quanh các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội lại được dịp "nóng" hơn bao giờ hết. Với không ít sinh viên, chuyện cầm đồ dường như đã trở thành "chuyện cơm bữa". "Cơn lốc" cắm thẻ sinh viên Ở khu vực gần các trường CĐ, ĐH, ký túc xá, khu...