Sợ tốn tiền, không dám về quê chúc Tết
Tết này, khó khăn quá mới thấm thía cảnh những người không về quê vì không có tiền – chị Thanh Hải, một biên tập viên có hơn 20 năm nghề báo, hiện đang làm tại một tạp chí tâm sự.
Vợ chồng chị bàn bạc chuyện cắt giảm chi tiêu, trong đó có khoản về quê. “Năm nay chỉ cử đại diện về quê chúc tết chứ không rồng rắn cả nhà như năm ngoái, tốn kém lắm”.
Trước đây, mỗi tháng chị thu nhập từ lương, nhuận bút được khoảng gần chục triệu, tằn tiện chi tiêu cũng tạm ổn cho gia đình gồm bốn người.
Hai năm nay, do tòa soạn khó khăn, chị chỉ còn lương cơ bản, cộng với nhuận bút cũng sụt giảm, tổng thu nhập chưa được 5 triệu. Chồng chị cũng là một nhân viên hợp đồng tại một công ty, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Video đang HOT
Mỗi tháng thâm hụt ngân sách khoảng đôi ba triệu, hàng năm nay, gia đình chị luôn sống trong cảnh thiếu trước hụt sau, phải vay mượn thêm của anh em ruột. Tết này cũng không có khoản gì khác ngoài lương và nhuận bút ít ỏi. Vợ chồng chị bàn bạc chuyện cắt giảm chi tiêu, trong đó có khoản về quê.
“Năm nay chỉ cử đại diện về quê chúc tết chứ không rồng rắn cả nhà như năm ngoái, tốn kém lắm” – chị chia sẻ – thậm chí có lúc đi đường đến chai nước lọc nếu thực sự chưa cần thiết chị cũng không mua.
Các con tôi thương cha mẹ, cũng rất tiết kiệm, có lúc ra sân bay đi đón người thân, tuy đói bụng nhưng thằng anh nhường thằng em. Mỗi gói mỳ tôm, chai nước giá tới vài chục ngàn nên nó nhất định không bỏ tiền ra ăn.
Trong gia đình, những khoản trước đây tiêu không phải suy nghĩ thì nay kiên quyết nói không: Không dùng điều hòa, không ăn sáng ở ngoài, không mua sắm quần áo, giày dép nếu không cần thiết; không đi taxi, hạn chế vào siêu thị, hạn chế gọi điện thoại… Những thứ “xa xỉ” trong nhà cũng bị cắt giảm và hạn chế tối đa, không có cũng “không sao cả”.
Danh mục được đưa ra gồm: Sữa tắm, xà bông thơm, nước rửa tay, nước lau sàn, nước xả làm mềm quần áo; giấy ướt; hoa quả; bánh kẹo quà vặt; nước hoa, keo xịt tóc. Những thú vui và thói quen như cà phê sáng, ăn tối, chiêu đãi bọn trẻ KFC mỗi cuối tuần, dã ngoại… cũng phải bỏ.
Tiết kiệm lâu dần cũng thành quen, thấy cũng không ảnh hưởng đến sinh hoạt nhiều lắm. Tuy nhiên, chị chưa biết kiếm đâu ra khoản tiền để bù dắp cho thiếu hụt. Hơn nữa, “đến tuổi này rồi mà chẳng có điều kiện để bù đắp cho cha mẹ già ở quê mà thậm chí còn vay thêm những khoản tiết kiệm của các cụ nên thấy rất áy náy” – chị tâm sự. Nhưng nước mắt luôn chảy xuôi. Một lần về quê, thấy chị nhặt rau, bỏ cả những lá già vào rổ, mẹ chị tinh ý nhận ra. Các cụ luôn lo lắng cho con làm lụng vất vả lại chi tiêu ở giữa chốn thành phố đắt đỏ. Biết con đang khó khăn nên gói ghém những thứ “nhà trồng được” cho con. Những thứ ấy trước đây ở quê gửi lên chị chẳng màng đến, thậm chí rất khó chịu vì không muốn dùng, vứt đi thì tiếc.
Mình là nhà báo, cái nghề thường thường bậc trung trong xã hội mà chẳng đủ sống; tết đến còn lo chuyện không về quê được, huống chi những người làm các nghề khó kiếm sống hơn; lại ở quá xa xôi nên không dám nghĩ đến chuyện về quê cũng thấy thương cảm. Chỉ có một điều chính trong khó khăn mới thấy được giá trị thật của cuộc sống, của tình cảm gia đình mà bấy lâu chúng ta chưa ý thức hết được – chị Hải chia sẻ.
Theo VNE
Khởi tố 3 nhân viên Trung tâm Giáo dục lao động đánh chết học viên
Cả ba bị can trên đều là cán bộ Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội Hải Dương (gọi tắt là TT).
Các đối tượng trong vụ án
Nguyễn Thành Luân (SN 1986, trú tại Mạc Động, Tân Dân), Phạm Đức Anh (SN 1986), Nguyễn Thế Anh (SN 1987, cùng trú tại Tân Tiến, phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, Hải Dương) đã bị Công an tỉnh Hải Dương khởi tố ngày 3/10/2013 về tội giết người.
Cả ba bị can trên đều là cán bộ Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội Hải Dương (gọi tắt là TT).
Trước đó, khoảng 15h ngày 26/9, Công an thị xã Chí Linh báo cáo về cái chết của Vũ Đức Hiếu (SN 1984, trú tại thôn Hậu Bổng, xã Quang Minh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), đang cai nghiện tại TT. Kết quả khám nghiệm cho thấy nạn nhân chết do bị giết, ngoài những vết bầm tím trên người, nạn nhân còn bị gãy năm xương sườn và một số chấn thương khác.
Sau cái chết của học viên Hiếu, ba nhân viên nói trên của TT đã đến cơ quan công an đầu thú. Theo quy định của trung tâm, nhiệm vụ hàng ngày của Nguyễn Thành Luân là quản lý các học viên, tổ chức cho họ lao động theo quy định. Trong quá trình cai nghiện tại đây, Hiếu thường xuyên vi phạm quy định của trung tâm, lười lao động. Hiếu đã từng bị lập biên bản do vi phạm kỷ luật nhưng vẫn chứng nào tật nấy. 15h ngày 16/9, học viên lớp 1 lao động tại xưởng sản xuất, Hiếu tiếp tục vi phạm. Nguyễn Ngọc Tuân (SN 1984, trú tại phố Bình Lợi, phường Tân Bình, TP.Hải Dương), lớp trưởng lớp 1, đã báo cáo với Luân. Sau đó, Luân yêu cầu Tuân và một số học viên của lớp đưa Hiếu về phòng của học viên.
Trong phòng này có Luân, Đức Anh, Thế Anh và một số học viên gồm Nguyễn Ngọc Tuân, Đỗ Xuân Khuê, Bùi Văn Phúc, Trương Mạnh Sự và Hoàng Nam Phong (đều trú tại TP.Hải Dương). Luân hỏi Hiếu về nguyên nhân không chịu lao động, nhưng Hiếu không trả lời nên bị Luân tát vào mặt. Theo phản xạ, Hiếu giơ tay lên đỡ và đứng bật dậy. Thấy vậy, Đức Anh dùng gậy cao su được trang bị, vụt nhiều nhát làm Hiếu ngã xuống nền nhà. Luân, Thế Anh và Đức Anh tiếp tục đánh, Hiếu nằm dưới nền nhà ôm đầu đỡ đòn, không kháng cự gì. Bị đánh đau, Hiếu van xin nên Luân và Thế Anh không đánh nữa và bảo các học viên đưa Hiếu về xưởng làm việc.
Do bị đánh đau, Hiếu không thể làm được việc nên Tuân thông báo cho Luân và đưa Hiếu về phòng ở của học viên. Trong phòng của học viên lúc này ngoài Hiếu, Luân, Đức Anh còn có thêm một cán bộ khác của TT là Cáp Văn Chức (SN 1980, trú tại xã Cộng Hòa, Chí Linh). Vẫn một câu hỏi như cũ, các nhân viên TT hỏi Hiếu vì sao không chịu lao động nhưng Hiếu không trả lời được. Chức đưa gậy cao su cho Luân, tiếp tục đánh Hiếu. Do bị đánh quá dã man, Vũ Đức Hiếu đã chết.
Theo Xahoi
Người phụ nữ đi bằng 4 chi Hai chân bị liệt sau một tai nạn, năm chục năm qua phải di chuyển nhờ sự hỗ trợ của đôi tay nhưng bà Hoàng Thị Nỗ (sinh 1957), ở thôn Tân Tiến, thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang vẫn sống lạc quan và có thể làm được mọi việc vặt trong nhà. Bà Nỗ kể, bà bị liệt...