Số tiền Trung Quốc chi xây đảo trái phép đủ đóng tàu sân bay hiện đại
Chuyên gia quốc phòng Nga Vassily Kashin nhận định số tiền Trung Quốc chi để xây một hòn đảo nhân tạo trên vùng Biển Đông đang xảy ra tranh chấp chủ quyền, đủ để đóng một tàu sân bay hạt nhân thế hệ mới.
Thông tin trên được tờ Tiếng nói nước Nga trích dẫn từ chuyên gia quốc phòng Vassily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ đặt trụ sở tại Moscow.
Hôm 7/6, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng tại Hồng Kông đã cho đăng tải thông tin Trung Quốc đang lên kế hoạch xây một hòn đảo nhân tạo với hệ thống đường băng và cảng biển tại bãi Đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trước đó, Trung Quốc cũng đã xây dựng hàng loạt căn nhà tại khu vực này.
Tàu tuần tra Trung Quốc xuất hiện gần bãi Đá Chữ Thập ngày 16/7/2012.
Trung Quốc còn được cho là đã thiết lập một khoản ngân sách trị giá 5 tỷ USD để mở rộng dự án xây dựng tại bãi Đá Chữ Thập, cho phép quân đội Trung Quốc sở hữu một căn cứ mới tại khu vực mà Bắc Kinh trái phép xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Kashin, quân đội Trung Quốc sẽ còn tăng cường lực lượng tới bãi Đá Chữ Thập ngay sau khi hòn đảo nhân tạo hoàn thành quá trình xây dựng.
Thậm chí, việc mở rộng cơ sở hạ tầng tại khu vực này còn cho phép quân đội Trung Quốc tăng cường khả năng phòng thủ nhờ triển khai các hệ thống tên lửa phòng không như HQ-9 và S-400. Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể thực hiện các cuộc tấn công bằng trực thăng và tàu đổ bộ tấn công từ căn cứ trên bãi Đá Chữ Thập.
Ông Kashin nhấn mạnh kế hoạch mở rộng căn cứ của Trung Quốc được xem là mối đe dọa lớn đối với các nhà hoạch định chính sách tại Mỹ và giúp Bắc Kinh chiếm ưu thế hơn trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngang nhiên đưa ra tuyên bố phi lý rằng Bắc Kinh có quyền xây dựng bất cứ công trình nào trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) bởi khu vực này nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc.
Theo Infonet
Làm chủ công nghệ hàn hợp kim ti-tan trong công nghiệp đóng tàu
Trong ngành công nghiệp đóng tàu nước ta, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu quân sự, có nhiều nguyên công, trong đó có nguyên công ứng dụng công nghệ hàn ti-tan thường do các chuyên gia nước ngoài thực hiện hoặc hỗ trợ.
Ở Nhà máy Đóng tàu Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) trước đây, công nghệ hàn ti-tan cũng phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, điều đó đã ảnh hưởng đến sự chủ động tiến độ thực hiện nhiệm vụ và chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao.
Trước khó khăn trên, kỹ sư Thái Văn Chân và các cán bộ kỹ thuật Nhà máy Đóng tàu Ba Son đã xây dựng và được Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phê duyệt thực hiện hai nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH-CN). Đó là: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn hợp kim ti-tan trong đóng tàu chiến và nghiên cứu hoàn thiện các thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong hàn ti-tan.
Tàu quân sự của Nhà máy Đóng tàu Ba Son đóng mới được ứng dụng công nghệ hàn hợp kim ti-tan. Ảnh: Dương Hà
Ti-tan và hợp kim ti-tan có đặc tính cơ học ưu việt nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và các ngành công nghiệp nặng khác. Song trong quá trình gia công cơ khí, đặc biệt là hàn ti-tan cần phải tuân thủ quy trình công nghệ đặc thù và phức tạp.
Khó khăn nhất khi hàn ti-tan là ở nhiệt độ cao từ 7000C trở lên, ti-tan dễ hút các loại khí trong môi trường dẫn đến xuất hiện sự kết tinh trở lại, làm cho cơ tính vật liệu giảm đi rõ rệt. Ở thể lỏng, hợp kim ti-tan hút tạp chất rất nhạy, nếu tạp chất trộn lẫn vào mối hàn dù với một lượng nhỏ cũng gây cho mối hàn bị giòn, dẫn đến nứt. Hơn nữa, mối hàn ti-tan bị khuyết tật rất khó sửa chữa và cũng chỉ sửa chữa một lần duy nhất.
Nhóm cán bộ nghiên cứu đã khảo sát các quy trình công nghệ, điều kiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật; nghiên cứu tài liệu công nghệ hàn ti-tan trên thế giới và được đối tác chuyển giao. Trên cơ sở đó, các cán bộ lựa chọn phương án ứng dụng công nghệ hàn ti-tan trong đóng tàu chiến bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, phù hợp với trình độ công nghiệp đóng tàu nước ta.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ KH-CN ở giai đoạn đầu, các cán bộ kỹ thuật đã tiến hành các nội dung: Xây dựng mặt bằng công nghệ hàn, thiết kế, chế tạo các đồ gá, mỏ hàn; bộ phận cấp khí bảo vệ mỏ hàn; xây dựng quy trình công nghệ hàn ống khí xả động cơ hành trình và động cơ tăng tốc của tàu chiến; xây dựng quy trình công nghệ hàn ống của hệ thống kỹ thuật tàu chiến.
Sau khi hoàn thành nghiên cứu, nhóm cán bộ thực hiện đề tài đã thử nghiệm trên các tàu đóng mới, tàu sửa chữa, cải tiến tại Nhà máy Đóng tàu Ba Son. Kết quả đạt được yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra, được Hội đồng KH-CN Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nghiệm thu, cho phép áp dụng và triển khai nhiệm vụ tiếp theo là hoàn thiện các thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong công nghệ hàn ti-tan.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về hàn tự động và bán tự động, các nhà kỹ thuật đã chọn thiết bị, đó là loại xe đặc chủng để phục vụ nguyên công hàn tự động đường thẳng và đường vòng, chế tạo bộ gá hàn tự động đường thẳng, đường vòng, xây dựng bộ tài liệu chế tạo thiết bị và bộ quy trình công nghệ hàn tự động ti-tan. Qua các bước thử nghiệm, ứng dụng thực tế, sản phẩm đều đạt chất lượng cao, ổn định, bảo đảm yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật, chiến thuật đặt ra.
Hoàn thành hai nhiệm vụ KH-CN ứng dụng công nghệ hàn ti-tan, Nhà máy Đóng tàu Ba Son đã không chỉ chủ động sản xuất, khắc phục sự lệ thuộc chuyên gia nước ngoài, mà còn nâng cao năng lực công nghệ, đưa trình độ đóng tàu quân sự của nước ta lên trình độ mới. Sản phẩm đã được tặng giải ba Giải thưởng Sáng tạo KH-CN Việt Nam năm 2013.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Nga hoàn thành thử nghiệm trên biển 2 tàu hộ tống tên lửa Ngày 30-4, phát ngôn viên quân khu phương Nam của Nga cho biết, 2 chiếc tàu hộ tống tên lửa mới nhất của Nga là Grad Sviyazhsk và Uglich đã trải qua các đợt chạy thử trên biển thành công và sẽ được biên chế cho hạm đội Caspian trước tháng 7 tới. "Hai chiếc tàu hộ tống này sẽ gia nhập hải...