Sợ thuốc trừ sâu, nhiều bà mẹ “cai” rau xanh cho trẻ
“Hiện có xu hướng, người dân sợ các loại rau xanh có thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật nên không dám ăn mà thay thế bằng các loại củ quả, trái cây. Trong khi nếu chỉ ăn củ quả, trái câu cơ thể chắc chắn sẽ thiếu các sinh tố”.
BS Hoàng Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm truyền thông (Viện Dinh dưỡng) cho biết tại buổi họp báo hướng ứng Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển tổ chức tại Hà Nội mới đây.
Điệp khúc su su, bí đao
Đến hơn hai tháng nay, nhà chị Vương (Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) chỉ ăn nguyên các loại củ, quả thay thế cho rau xanh. “Tôi vẫn nghe nói nông dân dùng thuốc phun kích thích rau lớn, rồi thì phun thuốc sâu hôm trước hôm sau đã hái bán nên đã cẩn thận mua máy sục rau. Vậy mà cách đây hơn hai tháng, đứa con gái 6 tuổi ăn rau xong bị đau bụng, đi ngoài cả một ngày trời, từ đó cả nhà đành “cai” rau xanh, chỉ ăn các loại củ quả. Thôi thì su su, bí đao, mướp, bí đỏ… đổi loạn cả lên mà cũng được đến hai tháng rồi, giờ cả nhà đã ngao ngán quá. Nhất là mấy đứa nhỏ, đứa nào cũng bị táo bón, dù ép chúng ăn cả nửa đĩa su su luộc nhưng vẫn không ăn thua”, chị Vương buồn rầu nói.
Rau xanh cung cấp chất sơ, vitamin và chất khoáng cần thiết cho trẻ. Hãy cho trẻ tập làm quen, ăn rau ngay từ lúc nhỏ.
Theo BS Hoàng Thị Kim Thanh, việc người dân sợ các loại rau xanh vì thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật như trường hợp gia đình trên không phải cá biệt mà thực sự là một xu hướng. Thậm chí một số trường mầm non, tiểu học cũng lo ngại nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ các loại rau xanh nên trong thực đơn, các loại củ quả vẫn được ưu tiên. “Nhiều người nghĩ rằng, đã là rau thì củ quả hay rau lá đều tốt như nhau, đều cung cấp chất xơ, các hàm lượng vitamin và khoáng chất. Thực tế không phải vậy, các thành phần này trong rau củ, hoa quả và rau xanh là hoàn toàn khác nhau”, BS Thanh nói.
“Trên thực tế, ăn củ quả chỉ đủ một số thành phần sinh tố và nếu chỉ ăn củ quả thay cho rau xanh, chắc chắn cơ thể sẽ thiếu sinh tố. Chúng tôi đã tra thành phần dinh dưỡng các loại củ quả, thì hàm lượng sinh tố, đặc biệt sinh tố C và sinh tố nhóm B rất thấp. Đặc biệt những loại như su su thì hàm lượng sinh tố không đáng kể”, BS Thanh cho biết.
Hay như hoa quả, dù rất quý, rất có ích cho cơ thể song cũng không nên ăn hoa quả thay cho rau xanh. Bởi hàm lượng vitamin và các chất khoáng trong rau xanh cao hơn trái cây, ví dụ làm lượng beta – caroten, các loại vitamin và chất khoáng trong rau dền cao gấp 2 – 6 lần trong cam, chanh. Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón. Một số loại rau nhất là rau gia vị còn có tác dụng chữa nhiều bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật quý giá như hành, cà rốt, tía tô, tỏi… Vì thế, bên cạnh ăn các loại rau củ, trái cây thì rau xanh là vô cùng quan trọng. Cả người lớn và trẻ em đều phải ăn rau xanh, không thể thay thế bằng các loại củ quả. Vấn đề là mua ở những nơi an toàn, nhặt sạch, rửa sạch sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm. Càng ăn nhiều loại rau và hoa quả thì càng cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho trẻ.
Trẻ ăn bao nhiêu rau là đủ?
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, rất nhiều phụ huynh nghĩ trẻ còn nhỏ nên lượng rau ăn ít hơn người lớn, mỗi bữa bé chỉ cần vài gắp rau là đủ. Hơn nữa, nhiều trẻ nhất quyết không chịu ăn rau và bố mẹ cũng tặc lưỡi cho qua, nghĩ con đã ăn được nhiều trái cây nên không ép con ăn thêm rau, đây là quan niệm sai lầm.
Thực tế, từ lớp 1 rồi dần lên lớp 4-5 đã có sự khác biệt rõ ràng về thể chất cũng như dinh dưỡng của trẻ. Bắt đầu lớp 1, trẻ là một trẻ thơ, nhưng hết cấp 1, nhiều bé đã dậy thì, trở thành thiếu nữ. Nếu lượng rau xanh vẫn chỉ vài gắp rau mỗi bữa thì sẽ không đủ bởi lúc này, lượng tiêu thụ rau xanh ở trẻ tương đương với người lớn. Bé hoàn toàn có thể (và nên) ăn khoảng 3 lạng rau/ngày.
Vậy làm thế nào để trẻ chịu ăn rau?. Nguyên nhân một phần là do ngay từ nhỏ, bố mẹ đã không chú ý cho con ăn rau. Nhiều phụ huynh chỉ chăm chăm tính một ngày con ăn cháo được 1 lạng thịt (tôm, cá, trứng) mà không quan tâm đến lượng rau, vì cho rằng rau nghèo dinh dưỡng, rồi rau không phải là chất bổ, ăn nhiều rau dễ tiêu chảy, phân xanh… nên trẻ không biết ăn rau. Do đó, cần cho trẻ ăn rau ngay khi bắt đầu thời kỳ ăn bổ sung.
Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cho trẻ ăn rau bằng cách băm, giã nhỏ lá rau xanh cho lẫn vào bột, cháo, tăng từ ít đến nhiều, ăn đa dạng các loại rau.
Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, lúc đầu có thể thái rau nhỏ, nấu canh cho trẻ. Khi nấu cũng chọn loại rau thích hợp, nấu thành món canh ngon kích thích trẻ ăn như rau mồng tơi, rau đay nấu với cua, rau ngót nấu thịt, sườn, rau cải nấu với cá rô…
Lưu ý khi chọn trái cây
Ngoài rau xanh, trái cây cũng là một nguồn thực phẩm giàu vi chất lý tưởng. Nhưng việc chọn lựa, cách ăn cũng cần rất chú ý. Bởi hoa quả thì có hàng trăm nghìn loại quả, có nhữngquả rất ngọt, nhiều đường, có những quả nhiều chất dinh dưỡng mà chúng ta không ngờ tới. Ví như chuối là sự lựa chọn của rất nhiều người vì giá thành rẻ, lại an toàn. Nhưng loại quả này không tốt cho những trẻ thừa cân, béo phì. Nếu kết thúc một bữa ăn mà cho trẻ ăn tráng miệng một quả chuối, năng lượng tương đương như trẻ ăn thêm nửa bát cơm. Vì thế, muốn con tráng miệng 1 quả chuối sau bữa ăn thì nên cho trẻ giảm bớt nửa bát cơm.
Hay với những quả nhiều chất xơ, vitamin C thì quả bưởi đứng đầu bảng, tiếp đến là cam. Nhưng nếu chỉ uống nguyên nước cam vắt, nước bưởi ép thì chất xơ không được cung cấp nhiều. Vì thế, với trẻ lớn nên ăn cam cả múi, thậm chí chỉ cần gọt bỏ lớp vỏ ngoài, giữ lại cùi cam rồi cho bé ăn, vừa giúp trẻ dễ tiêu hoá, vừa rất tốt cho sức khoẻ do chất xơ này như một cái chổi, quét sạch các chất béo, chất độc, cholesterol dư thừa trong cơ thể ra ngoài.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Thủ phạm giấu mặt gây ra 7 loại bệnh tật
Dư lượng hóa chất nông nghiệp quá mức trong thực phẩm, thuốc xịt côn trùng trong nhà... đều có thể gây ra bệnh mãn tính. Vì vậy, an toàn vệ sinh thực phẩm càng được đặt ra bức thiết trước 7 vấn đề sức khỏe liên quan đến các hóa chất nông nghiệp, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật được nêu ra dưới đây.
Ung thư
Đã có hơn 260 nghiên cứu toàn cầu chứng tỏ sự liên quan của thuốc trừ sâu với hàng loạt bệnh ung thư khác nhau như bệnh bạch cầu, ung thư não, vú, tuyến tiền liệt, xương, bàng quang, tuyến giáp, đại tràng, gan và ung thư phổi... Các chuyên gia khuyến cáo tránh tiếp xúc với các loại nhựa, chất dẻo để giảm nguy cơ của bệnh ung thư từ môi trường.
Tránh tiếp xúc với các loại nhựa, chất dẻo để giảm nguy cơ ung thư. (Ảnh minh họa)
Bệnh đái tháo đường
Các nhà khoa học đã nhận thấy một mối liên hệ giữa thuốc trừ sâu và bệnh tiểu đường trong nhiều năm qua. Trong hội nghị thường niên mới đây của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, nhà khoa học Robert Sargis đã công bố kết quả nghiên cứu, trong đó phản ánh tolyfluanid, một loại thuốc diệt nấm sử dụng trong nông nghiệp, tạo ra sự kháng insulin trong các tế bào mỡ. Vì thế, hãy cố gắng dùng "rau sạch", tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm nhân tạo để phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2.
Béo phì
Một số thuốc trừ sâu hay hóa chất nông nghiệp có thể gây rối loạn nội tiết tố, chúng chặn con đường thông tin liên lạc giữa các hormone quan trọng trong cơ thể hoặc can thiệp vào khả năng điều chỉnh việc sản sinh các kích thích tố lành mạnh của cơ thể. Theo một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Viễn cảnh Sức khoẻ môi trường, có tới hơn 50 loại thuốc trừ sâu được xếp vào nhóm gây rối loạn nội tiết tố, và khi tích lũy trong tế bào, chúng thúc đẩy hội chứng chuyển hóa và béo phì.
Bệnh tự kỷ
Các nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng điều kiện để phát triển bệnh tự kỷ là sự kết hợp của gene với các chất ô nhiễm trong thời kỳ bào thai và những năm đầu đời của trẻ. Thuốc trừ sâu hiệu quả trong việc diệt côn trùng do xóa bỏ chức năng thần kinh bình thường của chúng. Điều tương tự này cũng có thể xuất hiện ở một số trẻ. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) năm 2010 cho thấy rằng trẻ có thành phần thuốc trừ sâu phân hủy trong nước tiểu nhiều khả năng bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hơn nhóm trẻ bình thường.
Thuôc bảo vê thực vât là môt trong những nguyên nhân khiên con người mắc bênh tự kỷ. (Ảnh minh họa)
Bệnh Parkinson
Thuốc trừ sâu cũng liên quan đến bệnh Parkinson, căn bệnh với đặc trưng là tình trạng run rẩy khó kiểm soát. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mối liên quan đó xuất phát từ việc tiếp xúc với hóa chất diệt cỏ và diệt côn trùng một thời gian dài. Vì thế, hãy để những hóa chất này tránh xa nhà hoặc vườn của chúng ta, thay vào đó là sử dụng các biện pháp kiểm soát sâu bệnh một cách tự nhiên.
Vô sinh
Các bác sĩ và các nhà khoa học cho biết, trong khi có một số thuốc diệt cỏ làm tăng tỷ lệ sẩy thai và vô sinh thì cũng có nhiều loại thuốc trừ sâu khác gây sụt giảm mức testosterone bất thường ở nam giới. Để tránh điều này, nguyên tắc hàng đầu vẫn là ăn rau quả đúng vụ, tránh trái cây trái mùa.
Dị tật bẩm sinh
Trẻ thụ thai trong những tháng mùa xuân và mùa hè - thời gian thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều hơn - phải đối mặt với nguy cơ cao về dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống, sứt môi, bàn chân vẹo hay hội chứng Down... Để bảo vệ mình, các bà mẹ mang thai ngoài chế độ an toàn vệ sinh thực phẩm, nên chú ý đến nguồn nước sạch sử dụng hàng ngày, có được bộ lọc nước tiêu chuẩn có thể giảm đáng kể hóa chất độc hại trong nguồn nước ăn uống.
Theo Yến Chi (An ninh thủ đô)
Pha sữa bằng nước tinh khiết có tốt? Nhiều người cho rằng, chọn những loại nước đóng chai, nước tinh khiết để pha sữa cho con là an toàn nhất. Điều này có đúng không? Theo các bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng, việc pha sữa cho trẻ tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu không có kiến thức đúng đắn thì vô tình chúng ta đã làm hại trẻ. Nhiều người...