Sở thú Nhật Bản nhầm lẫn giới tính của chim cú
Sở thú Tokuyama phát hiện con cú trong chuồng nuôi nhiều năm nay là giống cái, không phải giống đực như những gì họ đã biết.
Từ nhiều năm nay, sau một cuộc xét nghiệm DNA, mọi người đều tin rằng con cú tên ‘Ai’ sinh sống ở Sở thú Tokuyama tại Yamaguchi, thành phố phía tây Nhật Bản, là giống đực.
Sở thú cũng treo biển thông tin bên ngoài chuồng nuôi, đánh dấu giới tính con cú giống đực, tên ‘Ai’.
Tuy nhiên, gần đây mọi người đã vô cùng bất ngờ khi người trông coi sở thú phát hiện nó là giống cái vì con cú Ai đã đẻ trứng.
Cú sống ở nhiều nơi trên thế giới bao gồm châu Âu, Trung Đông và châu Phi và nổi tiếng với khuôn mặt hình trái tim.
‘Ai’ là con cú chuồng chuyển đến Sở thú Tokuyama vào tháng 10/2016. Thời điểm đó, một viện nghiên cứu đã lấy máu thực hiện xét nghiệm ADN theo yêu cầu của sở thú để xác định giới tính và kết quả cho thấy nó là con đực.
Video đang HOT
Sở thú Nhật Bản nhầm lẫn giới tính của chim cú
Trước tiết lộ bất ngờ sai lệch về giới tính, sở thú Tokuyama đã thừa nhận sai lầm và đính chính thông tin về con cú bằng cách đăng trên tài khoản Twitter của họ rằng: “Chúng tôi xin lỗi, ‘Ai’ là con cái. Và con cú cái đã đẻ trứng vào sáng nay”.
Bức ảnh chia sẻ cho thấy con cú đang nhìn chằm chằm vào quả trắng dài khoảng 4 cm và nặng 20 gram.
Ichiro Kihara, 52 tuổi, trợ lý quản lý, tươi cười kể lại rằng: “Mọi người ở sở thú đều rất ngạc nhiên. Chúng tôi đưa con cú ra phía cổng chính của sở thú và nó trở thành nơi thu hút chính. Chúng tôi muốn mọi người vẫn tiếp tục ủng hộ, yêu thương Ai”.
‘Ai’ đến sở thú cách đây 5 năm và nhanh chóng nhận nhiều sự yêu thích của du khách với bộ lông cùng vẻ ngoài xinh đẹp, thanh lịch.
Hình vẽ khổng lồ con mèo kì lạ xuất hiện ở sa mạc Nazca
Các nhà khảo cổ học ở Peru vừa công bố phát hiện mới về hình vẽ một con mèo khổng lồ ở sa mạc Nazca nổi tiếng.
Nhấn để phóng to ảnh
Hình vẽ con mèo khổng lồ mới được phát hiện ở Peru.
Hình vẽ này sẽ tham gia vào danh sách các hình vẽ khổng lồ trên mặt đất (geoglyph) ở Peru, một trong những bí ẩn lớn nhất trong khảo cổ học do số lượng và kích thước của chúng.
Bước đầu nghiên cứu, các nhà khoa học tin rằng những hình vẽ này được tạo ra trên mặt đất có thể có chức năng nghi lễ và thiên văn. Đặc biệt hơn, bức vẽ khổng lồ về một con mèo chưa được khám phá trong sa mạc Nazca nổi tiếng trong hơn 2.000 năm.
Bộ Văn hóa Peru cho biết thiết kế dài 37m của hình vẽ này hầu như không được nhìn thấy và đang trên đà biến mất vì nó nằm trên một ngọn đồi có độ dốc lớn, chịu tác động của xói mòn tự nhiên.
Hình vẽ được phát hiện khi các cơ quan chức năng đang cố gắng cải thiện điểm nhìn ra nơi du khách có thể xem các bản vẽ địa lý khác tạo nên Đường Nazca nổi tiếng.
Jhonny Isla, nhà khảo cổ học, Giám đốc Kế hoạch Quản lý Nazca-Palpa tại Bộ Văn hóa Peru, cho biết ông hy vọng rằng sẽ có nhiều khám phá hơn nữa trong tương lai.
"Hình vẽ tiếp tục gây ngạc nhiên. Nhiều người đặt câu hỏi là làm thế nào chúng ta vẫn tìm thấy các geoglyph mới. Trên thực tế, có những hình mới và chúng tôi sẽ tiếp tục tìm thêm. Điều này đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây với việc sử dụng các công nghệ hiện đại. Trước đây, chúng tôi có những bức ảnh chụp từ trên không hoặc ảnh từ máy bay, nhưng bây giờ chúng tôi đã có những bức ảnh có thể chụp bằng máy bay không người lái ở độ cao rất thấp và điều đó giúp ích rất nhiều", Isla nói.
Các nhà khảo cổ ước tính rằng hình vẽ con mèo đã xuất hiện trên mặt đất từ năm 500 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên hoặc thậm chí sớm hơn.
Nằm trong sa mạc cùng tên cách thủ đô Lima khoảng 400km, những bức vẽ địa lý này là một trong những bí ẩn khảo cổ học lớn nhất. Chúng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1927 bởi một nhà khảo cổ học địa phương. Đến cuối thế kỷ XX đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO.
Bình thường hầu như không thể nhận thấy chúng ở mặt đất, nhưng nếu bạn nhìn từ trên cao, có thể thấy những hình vẽ khổng lồ, chủ yếu là thực vật và động vật. Một số geoglyph chỉ có thể được xem từ trên không.
Một số nhà nghiên cứu cho biết những hình vẽ khổng lồ này có chức năng nghi lễ và được dùng làm quà tặng cho các vị thần. Tháng 11 năm ngoái, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra 140 geoglyph ở sa mạc Nazca sau 15 năm nghiên cứu, liên quan đến hình ảnh vệ tinh và hệ thống quét trí tuệ nhân tạo.
Nhật Bản mở không gian làm việc trên vòng đu quay Công viên Yomiuriland (Tokyo, Nhật Bản) vừa ra mắt dịch vụ cho phép người dân có thể làm việc trên vòng đu quay. Giá vé vào cổng là 18-19 USD.