Sở thích lạ của ‘dị nhân ngửi được mùi xác chết’
Người ta đồn rằng ông là “đại sứ của thần chết”, “ cỗ máy dự báo cái chết” chính xác nhất Việt Nam, “dị nhân ngửi được mùi người chết”,…
Những lời đồn ấy có thật đúng với người đàn ông có tên: Ân Văn Ninh, 62 tuổi, ngụ thôn Đồng Giao, Quý Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang.
“Dị nhân ngửi được mùi xác chết”?
Đường dẫn vào nhà ông như “ma trận”. Đường chỉ đủ để một xe máy đi qua, đất đá lổm nhổm, trời mưa trơn tuồn tuồn. Lúc chúng tôi đến, trời đã bắt đầu ngả bóng về chiều. Trong lúc đợi, tôi trò chuyện với bà Nguyễn Thị Duông, vợ “dị nhân” này.
Bà Duông bảo, gần như ngày nào ông Ninh cũng đi, đi đâu bà cũng chẳng biết. Bà kể: “Cách đây vài năm, khi đang làm vườn thì chồng tôi hớt hải từ đâu chạy về hét toáng lên: Nhà ông Duân xóm bên sắp có người chết rồi. Tôi phải chạy lại, bịt mồm chồng mình lại rồi mắng ông ăn nói huyên thuyên. Nhưng ông cứ quả quyết với tôi rằng nhà đó vài ngày tới sẽ có người chết.
Hai hôm sau, mẹ ông Duân xóm bên cạnh chết thật. Tôi hoảng quá, không lý nào ông chồng của mình lại biết trước được có người sắp chết. Lần khác, không biết ông đi đâu, làm gì, về đến nhà thấy bị đánh sưng tím mặt mũi, phải xoa bóp cả tuần mới đỡ. Hỏi thì ông chỉ ậm ừ, lải nhải: Sắp có người chết”.
Mới đầu, vợ con ông Ninh nghĩ rằng, ông có vấn đề về thần kinh. Mấy lần, cả nhà họp lại bàn tính để đưa ông vào bệnh viện tâm thần để điều trị. Nhưng theo dõi, thấy ông Ninh vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, không có biểu hiện gì của người có bệnh nên mẹ con bà Duông lại thôi.
“Dị nhân” Ân Văn Ninh từng là người lính trong kháng chiến chống Mỹ.
Trước mắt tôi là một ông ông râu ria, đầu tóc bù xù, áo quần xộc xệch và người ông gầy chỉ còn da bọc xương. Ông ngồi xuống ghế đối diện với tôi, nói câu cộc lốc: “Hỏi gì?”. Sau khi nghe tôi trình bày với mong muốn được tìm hiểu về khả năng có thể”ngửi được mùi người chết”, ông Ninh bảo: “Trên mạng giải thích đầy đấy thôi”.
Nghe tôi thuyết phục một hồi, ông quay sang nói nhát gừng: “Hỏi gì thì hỏi nhanh lên”. Nghe ông nói vậy, bà Duông nhìn tôi thoáng chút bối rối, bà nói đỡ một câu như để thanh minh cho thái độ của chồng: “Ông ấy vừa đi đám hai ngày liên tục, chắc hơi mệt”.
Ông Ninh kể: “Biệt tài” này của tôi xuất hiện cách đây khoảng hơn 10 năm. Một đêm, khi đang nằm ngon giấc, bỗng nhiên tôi tỉnh dậy, thấy ngực tức, khó thở, nằm bứt rứt mãi không ngủ lại được. Rồi không biết có ma quỷ đưa đường hay không, tôi vùng dậy, lần mò trong đêm để đi sang xã bên cạnh. Tôi phăm phăm đi vào một nhà không quen biết khi nhà họ có người đang hấp hối. Tôi lù lù xuất hiện hỏi độc một câu: “Ở đây có người sắp chết đúng không? Khi ấy, cả gia đình nhà kia đã khiếp vía vì nghĩ rằng linh hồn người thân của họ đã nhập vào tôi”.
Video đang HOT
Tưởng chỉ có lần đó, mọi người đồn ông Ninh bị ma nhập, nhưng những tháng ngày tiếp theo, trong khi mọi người chưa hay tin gì về đám ma làng bên nhưng ông quả quyết rằng, chắc chắn sẽ có đám ma. Khoảng vài giờ sau, quả đúng có đám ma thật. Rồi tiếng kèn, tiếng trống nổi lên thúc giục ông phải đi đến đó.
Khi được hỏi: “Những dấu hiệu nào báo hiệu để ông có thể nhận biết có người sắp chết”. Ông Ninh nói: “Chỉ cần lắng tai nghe, lấy mũi ngửi hoặc tức ngực, khó thở và tim đập nhanh là có thể cảm nhận được sắp có người qua đời”.
Dị nhân này cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, ông không đoán biết được những cái chết bất đắc kỳ tử và chỉ nhận biết cái chết qua những dấu hiệu ốm đau, bệnh tật của người đó thôi.
Góp vào câu chuyện, bà Duông cũng nói rằng, việc chồng bà cảm nhận người chết có đúng thật sự hay không thì bà cũng không biết. Nhưng cảm nhận có đám ma dù cách xa khoảng 15km, dù không quen biết và cũng không có ai thông báo nhưng ông Ninh cảm nhận đều rất chính xác.
Ông Ninh bảo, thời gian đầu, khi muốn nghe được tiếng kèn, tiếng trống đám ma, ông phải trèo lên cây để nhận biết. Nhưng đến giờ, ông chỉ cần chăm chú nghe hoặc áp tai xuống giường là có thể định ra được chỗ có đám.
Bà Duông buồn rầu kể về sở thích kỳ quặc của chồng.
Thực hư thuốc chữa ho là… đám ma
Bà Duông cho biết, chồng bà vốn là cựu chiến binh chiến đấu tại chiến trường miền Nam từ năm 1972 đến 1975 thì xuất ngũ. Theo lời của bà thì ông Ninh trở nên hâm hâm và có biệt tài không giống ai như thế chính từ thứ chất độc bị nhiễm khi còn chiến đấu.
Bà cũng kể rằng chồng bà còn bị bệnh hen suyễn nặng. Trước khi khả năng kỳ lạ chưa được khai phá, ông Ninh thường xuyên phải đi cắt thuốc, thường xuyên phải đến bệnh viện điều trị hen nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Nhưng một điều lạ lùng là từ ngày ông chăm chỉ đến các đám ma thì bệnh của ông bỗng nhiên đỡ hẳn. Hiện tại, ông ít khi phải đến bệnh viện, ít phải uống thuốc, vợ ông đùa rằng: “Thuốc của ông ấy là các đám ma đấy”.
Gần 10 năm qua, người dân xã Quý Sơn không còn xa lạ gì hình ảnh một ông già tiều tụy thường xuất hiện trong các đám ma. Dù không được mời, không quen biết, nhưng cứ ở đâu có đám ma là ông có mặt ở đó. Hình ảnh của ông Ninh ở các đám ma đã quá quen thuộc, đến nỗi, nếu không thấy ở đám ma nào đấy thì đó đúng là chuyện lạ.
Công việc của “dị nhân” này tại các đám ma là giúp đỡ người nhà kê bàn ghế, đun nước uống, pha chè mời khách, trông coi bàn thờ, đánh trống tùng beng để tiễn người chết… Đám ma nào có mặt của ông thì bát hương người chết không bao giờ lo bị tắt, đồ đạc, bàn ghế, xe cộ không bao giờ bị mất. Ông Ninh phục vụ không công, không đòi hỏi gì. Ông tận tình, đám nào cũng như đám nào, ông giúp đến khi nào người quá cố được yên nghỉ thì ông mới về nhà hoặc sẽ lại chạy sang đám khác và tiếp tục công việc của mình.
Ông Ninh bảo, nếu một thời gian dài mà không được nghe tiếng trống, tiếng kèn đám ma, ông sẽ phát bệnh mà ốm. Cảm nhận thấy có người sắp chết, nghe được tiếng kèn, tiếng trống mà không đi được thì buồn bực, bứt rứt lắm. “Lúc nào trong lòng cũng như có lửa đốt, tôi phải đi thì mới khuây khỏa, thanh thản được. Nhiều khi có nhiều đám cùng một lúc, tôi không đi hết được, về tiếc lắm”, “đại sứ thần chết” nói.
Nghe đến đây, vợ ông quay lại lườm ông và thở dài thườn thượt. Bà bảo rằng ông bà có 4 người con, hai đứa đầu ngây ngây dại dại vì ảnh hưởng từ thứ chất độc trong người ông. Hai đứa con còn lại thì đi làm ăn xa, cũng đã lập gia đình, nhưng cuộc sống quá khó khăn, phải gửi mấy đứa con nhờ bà chăm sóc. Chồng bà tối ngày chỉ lo đi phục vụ ở các đám ma, ông có mặt ở các đám ma nhiều hơn ở nhà và chẳng khi nào quan tâm đến công việc trong gia đình. Cả gánh nặng lo toan của đại gia đình, một mình bà phải kham hết.
“Cả 10 năm nay, gần như ông ấy không hề động chân, động tay vào bất cứ việc gì trong nhà. Tôi làm việc gì cũng chỉ có một mình…”, bà Duông trải lòng. Không biết có phải do xấu hổ với những điều vợ mình nói hay không, ông liền vùng vằng, nói thêm vài câu không đầu, không cuối, đại ý rằng không thích nói chuyện nữa. Sau đó ông đi thẳng ra sân, lấy chiếc xe đạp rồi đạp đi ra khỏi nhà.
Bà Duông kể: “Thời gian đầu, nhiều người đến tận nhà tôi chửi vì cái tính quá vô tư của ông. Bây giờ, với tôi, chuyện đó quá bình thường. Họ hàng, nội ngoại không ít lần khuyên nhủ, ông chẳng chừa. Mặc dù sức khỏe yếu, bệnh đau đầu thường xuyên tái phát nhưng “ngửi” thấy ở đâu có người sắp chết, có đám là ông dắt xe đạp đi”.
Trả lời câu hỏi, với “biệt tài” kỳ dị kia, hàng xóm có sợ và xa lánh ông không? Bà Duông nói: “Thời gian đầu, do người ta chưa biết nên cũng mắng chửi, nhưng quen rồi thì người ta lại thành quý mến. Có nhiều đám, không thấy sự có mặt của ông, người ta lại gọi điện đến tận nhà để nhờ ông tới giúp”.
Để có cái nhìn khách quan hơn về người đàn ông “dị nhân” này, chúng tôi đã tìm gặp một số bà con hàng xóm của ông. Hầu hết với những người được hỏi, họ đều nói rằng khả năng “ngửi được mùi người chết” của ông có thật hay không thì không ai rõ. Nhưng đúng là ông “nghiện đến các đám ma” và mặc dù vợ con đói khổ nhưng chẳng mấy khi ông đỡ đần việc gì. Lão chỉ mải mê với những sở thích kỳ quặc ấy thôi.
Bà Mạc Thị Sáu, hàng xóm “đại sứ thần chết” nói: “Ông ấy là thương binh nặng, lại nhiệt tình giúp đỡ bà con trong đám hiếu nên mọi người cũng chẳng trách móc gì, nhất là lúc ông ấy thông báo có người sắp chết. Thương vợ ông ấy, một mình vất vả lo cho cả gia đình. Nói dại, nhỡ may bà ấy có mệnh hệ gì thì hai đứa con ngớ ngẩn kia không biết rồi sẽ sống thế nào”.
Theo Người đưa tin
Vụ ngồi tù 10 năm: Chưa khẳng định án oan!
Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cho rằng, việc hội đồng xét xử phát hiện ra có ép cung hay không trong vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) là một điều rất khó..., điều này phải được xem xét khi bị can có yêu cầu, Viện kiểm sát xem xét, luật sư có yêu cầu thì tòa án mới có điều kiện để phát hiện được.
Vụ án tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang của ông Nguyễn Thanh Chấn xảy ra đã có Bản án hình sự phúc thẩm số 1241 ngày 27/7/2004. Sau khi xét xử gia đình ông Chấn và ông Chấn đã có đơn kêu oan vào những năm trước đây. Gần đây có xuất hiện việc là ngày 4/11/2013 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đã có Quyết định kháng nghị tái thẩm số 01 đối với bản án hình sự phúc thẩm nêu trên thì bản án này được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị.
Tòa án nhân dân tối cao đã triệu tập phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xét xử tái thẩm lại đối với bản án này và cũng căn cứ vào quy định của pháp luật, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của ngành Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng hủy án điều tra lại. Hiện nay các thủ tục về tố tụng đang được tiến hành để Viện kiểm sát thực hiện việc điều tra lại. Tất nhiên Viện kiểm sát sẽ chuyển lại cơ quan điều tra để điều tra lại vụ án.
Ông Nguyễn Thanh Chấn
Vấn đề đặt ra trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn được dư luận quan tâm là có oan sai hay không, có ép cung nhục hình hay không, trách nhiệm của các ngành như thế nào?. Theo Chánh án Trương Hòa Bình, trên thực tế do những nguyên nhân khác nhau cũng có để xảy ra oan sai, gần đây có dư luận cho rằng vụ án ông Chấn là sai và có ép cung nhục hình.
"Chúng tôi nghĩ rằng về bình diện chung thực tế thì bất cứ một nền tư pháp của đất nước nào, kể cả những nước có nền pháp luật tiên tiến thì cũng không tránh khỏi có tình trạng oan sai và Việt Nam chúng ta cũng nằm trong thực tế đó. Tuy nhiên, việc để xảy ra oan sai, nhất là oan và oan đối với những người bị buộc tội ở mức án cao nhất như 20 năm, chung thân, tử hình là không thể chấp nhận được", ông Bình nói.
Cũng theo ông Trương Hòa Bình, việc xác định có oan sai hay không lại phải theo quy định của pháp luật rất chặt chẽ, còn dư luận thì đó là dư luận. Với dư luận những người có trách nhiệm đặc biệt phải quan tâm, phải xem xét, phải nghiên cứu, những lời kêu oan, những người có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Nếu để xảy ra oan sai là một nỗi khổ, phải bị thiệt hại về nhân phẩm, danh dự, quyền tự do thân thể, quyền con người, quyền tự do của công dân, ảnh hưởng cả dòng tộc, cả gia đình của họ thì phải được xem xét giải quyết một cách kịp thời, khẩn trương, thấu đáo. Nhưng đồng thời phải đúng pháp luật, có oan hay không oan là theo quy định của pháp luật.
Phải chứng minh được việc ép cung, nhục hình
Trả lời về vấn đề có ép cung, nhục hình đối với ông Nguyễn Thanh Chấn hay không? Ông Trương Hòa Bình cho rằng, nếu có chúng tôi nghĩ rằng đó là điều cũng không thể chấp nhận được, nhưng nếu có cũng phải được chứng minh. Hiện nay tôi cũng được biết Bộ Công an cũng đang cho tiến hành kiểm điểm lại vụ việc này. Trong quá trình điều tra có sự tham gia của viện kiểm sát từ đầu kiểm sát cả việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra và viện có trách nhiệm truy tố vụ án trước pháp luật, thực hành quyền công tố. Tòa án xét xử thì viện kiểm sát cũng thực hiện quyền kiểm sát việc xét xử, trách nhiệm của điều tra nếu có ép cung, nhục hình thì những người trực tiếp vi phạm và những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm, bên cạnh đó có trách nhiệm của viện kiểm sát. Luật sư cũng tham gia vào quá trình này, cũng có trách nhiệm là luật sư nếu có phát hiện ra có ép cung, nhục hình thì phải chứng minh.
Đối với tòa án thì các hội đồng xét xử dựa trên tài liệu chứng cứ, hồ sơ của các cơ quan có trách nhiệm truy tố, tòa án thụ lý và giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Nếu hồ sơ vụ án đã khép kín thì tòa án xét xử theo hồ sơ đảm bảo theo đúng pháp luật về tố tụng và nội dung.
Người đứng đầu ngành Tòa án cho rằng, việc hội đồng xét xử phát hiện ra có ép cung hay không là một điều rất khó, điều này phải được bị can có yêu cầu xem xét, Viện kiểm sát xem xét, luật sư có yêu cầu xem xét thì tòa án mới có điều kiện để phát hiện được. Cho nên với trách nhiệm của hội đồng xét xử dù không phát hiện được nếu có ép cung nhưng xét xử để xảy ra oan sai thì vẫn có liên đới trách nhiệm, không thể phủ nhận được trách nhiệm này, đòi hỏi phải nâng cao trình độ bản lĩnh của thẩm phán và cả thẩm tra viên, thư ký.
Trong quá trình nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ phải tinh thông, phải nhạy bén, phải bản lĩnh để phát hiện ra những dấu hiệu không bình thường trong hồ sơ truy tố, điều này đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng, trình độ, bản lĩnh của cán bộ công chức của ngành tòa án, đặc biệt các chức danh tư pháp, thẩm phán, thẩm tra viên và thư ký đòi hỏi phải có tâm, phải "phụng công, thủ pháp, chí công vô tư" và đây cũng là vấn đề để không còn để xảy ra tình trạng oan sai, ép cung, nhục hình thì cũng là trách nhiệm của toàn ngành công an, kiểm sát, tòa án, ở đây là tôi nói nếu có. Còn trong trường hợp cụ thể này có hay không có thì sẽ còn phải chứng minh, chứ chúng ta không thể nói được ngay là có ép cung, điều đó là phải được chứng minh một cách rất chặt chẽ, chính xác, khách quan.
Tuy nhiên, ông Trương Hòa Bình cũng nhấn mạnh rằng, nếu có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp thì phải được xem xét theo trách nhiệm đối với vi phạm pháp luật hình sự về xâm phạm hoạt động tư pháp. Điều đó là điều khẳng định, nhưng còn nếu không phải như thế thì chúng ta cũng không thể kết luận một cách vội vàng bởi vì đây còn liên quan đến tinh thần, ý chí, chí công đối với tội phạm. Nếu không khéo thì sẽ làm nhụt ý chí là chùn bước những người đang làm một nhiệm vụ hết sức khó khăn, gian khổ, nguy hiểm cũng không thể được.
"Tất cả đều phải được xem xét cả hai mặt. Còn nếu thực sự có oan sai trong từng giai đoạn xét xử như tôi đã nói nó tùy theo từng giai đoạn, từng vụ việc thuộc trách nhiệm của cơ quan nào. Về nguyên lý chung, nguyên tắc chung người đứng đầu cũng có trách nhiệm", ông Bình khẳng đinh.
Theo Tin mới/Vnmedia
Từ 'án oan', lo ngại 'lạm dụng bắt' để... dựng hồ sơ? Tạm giữ, tạm giam hay thậm chí là bắt khẩn cấp... là những khái niệm thường thấy trong các vụ án hình sự. Thế nhưng, sau những vụ án oan sai dần được đưa ra ánh sáng, nhiều người đã bày tỏ lo ngại cho chuyện lạm quyền khởi tố, bắt tạm giam của các cơ quan tố tụng hiện nay... Nóng chuyện...