Sờ thấy hạch cổ sau một đêm ngủ dậy, hoảng hồn liệu có phải ung thư?
Sau một đêm ngủ dậy, sờ vào cổ bỗng thấy gờn gợn có “cục” nổi lên khiến nhiều người hoảng hồn nghĩ ngay đến ung thư. Chuyên gia chỉ dẫn phân biệt hạch viêm nhiễm và hạch do bệnh lý ác tính gây ra.
BS Nguyễn Việt Cường, khoa Khám bệnh (Bệnh viện Ung bướu Hà Nội) cho biết, nhiều người sau một buổi sáng thức dậy sờ trên cổ thấy một hạch nhỏ, mềm, ấn đau nhẹ, hoảng hồn nghĩ ngay đến ung thư.
Vậy nổi hạch cổ có nguy hiểm không? Khi nào bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám?
BS Cường cho biết, trên cơ thể một người trưởng thành có khoảng 450 hạch bạch huyết nằm ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn… Những hạch này chứa các tế bào bạch huyết, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các hạch bạch huyết ở cổ được chia ra làm nhiều nhóm như hạch dưới hàm, dưới cằm, mang tai, sau tai, các hạch má, hạch vùng chẩm..
Thông thường những hạch này có kích thước nhỏ, trong một số trường hợp chúng trở nên sưng to có thể sờ thấy được.
Tình trạng sưng to khiến bạn có thể sờ thấy, chủ yếu là do các viêm nhiễm vùng đầu cổ như viêm mũi xoang, viêm amiđan, viêm họng, viêm lợi, viêm các tuyến nước bọt, viêm da đầu, sâu răng, nhiệt miệng…
Tình trạng viêm nhiễm khiến hạch cổ nổi lên và sưng đau. Tuy nhiên, các hạch này thường nhỏ lại và biến mất khi tác nhân gây viêm thuyên giảm.
Đặc biệt ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của các bé đang phát triển, trẻ dễ bị viêm mũi, viêm họng, trẻ đang trong tuổi mọc răng… rất dễ gây xuất hiện hạch viêm phản ứng trên cổ các bé, khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng.
Ngoài ra, hạch vùng cổ, nách, bẹn cũng liên quan đến hạch lao. Tuy nhiên, hạch lao thường dính với nhau thành chùm, chuỗi, sờ nhẵn, không đau. Bệnh thường khu trú bên trong hạch và ít lây nhiễm từ người bệnh sang người lành, khác với lao phổi. Nguyên nhân gây bệnh là trực khuẩn lao, điều trị đa phần bằng nội khoa tương tự như lao phổi, dùng các thuốc chuyên khoa lao để ức chế và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Ngoài những hạch bạch huyết, trên vùng cổ cũng có thể xuất hiện những u hoặc nang lành tính, đôi khi nhầm lẫn với hạch khi sờ nắn. Ví dụ như các u bã, u mỡ, u nang giáp móng, chồi xương… Tuy nhiên, việc thăm khám và chẩn đoán những bệnh này đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm và cơ sở y tế chuyên khoa.
Nhận biết dấu hiệu hạch do bệnh lý ác tính
BS Cường cho biết, một số bệnh ung thư gây xuất hiện hạch cổ như bệnh U lympho ác tính không Hodgkin, Bệnh Hodgkin.
Hạch cũng có thể di căn từ các ung thư khác: ung thư trong khoang miệng, ung thư vòm, ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư vú… Có khi chỉ có một hạch đơn lẻ, cũng có lúc có nhiều hạch, mềm hay cứng chắc, kích thước đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn.
Ảnh minh họa: Bệnh nhân di căn hạch cổ do ung thư Amiđan
Video đang HOT
“Tình trạng nổi hạch cổ bao gồm cả nguyên nhân lành tính và ung thư, do đó khi xuất hiện hạch vùng cổ gây sưng đau, hoặc hạch tồn tại lâu ngày không biến mất, bạn cần đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Để chẩn đoán hạch cổ là lành tính hay ác tính, bác sĩ thường dùng các xét nghiệm phổ biến như xét nghiệm tế bào, sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh”, BS Cường cho biết.
Có ngon đến mấy cũng không kết hợp 4 thực phẩm này với hành tây kẻo "rước họa vào thân"
Hành tây là thực phẩm rất tốt và phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu ăn kèm với những món ăn sau lại gây hại cho sức khỏe.
Hành tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa
Lợi ích của hành tây đối với sức khỏe
- Ngăn ngừa ung thư
Mọi người đều biết rằng selen là chất chống oxy hóa tốt và các tế bào ung thư rất nhạy cảm với oxy. Uống nước hành tây thường có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể và ức chế tế bào ung thư phát triển.
Ngoài ra, hành tây có chứa những chất hóa học chống ung thư. Theo các nghiên cứu cho thấy, ăn hành tây càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày càng thấp.
- Chữa viêm họng
Hành tây từ lâu được xem là vị thuốc dân gian dùng để trị ho rất hiệu quả. Đặc biệt là ở các nước phương Tây, do nhiệt độ thấp, nhiều người dễ bị viêm họng, sưng họng dẫn đến ho.
- Giúp giảm huyết áp
Hành tây là thực phẩm không chứa chất béo, công dụng của hành tây có khả năng làm giảm sức cản ngoại vị, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối trong cơ thể. Do vậy, hành tây có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả và an toàn hơn các loại thuốc hạ huyết áp.
Ngoài ra, hành tây còn chứa các chất prostaglandin (prostagladin A, PG) và thành phần hoạt tính fibrin có tác dụng giảm huyết áp đồng thời chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể.
- Giảm cảm
Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín, uống lúc còn nóng, hoặc cho vào cháo ăn nóng, giúp mồ hôi và giải nhiệt nhanh. Ngoài ra, khi bị cảm lạnh, cắt vài lát hành tây bỏ vào trà rồi uống khi còn nóng sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Vì có chứa phytochemical nên hành tây có khả năng kích thích tăng cường vitamin C trong cơ thể. Nhờ đó mà hệ thống miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường và có khả năng chống lại các độc tố gây bệnh.
Bên cạnh đó, hành tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như kẽm, vitamin C, quercetin, flavonoid. Đây là những chất rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và là chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh.
- Các bệnh hen suyễn
Đối với những bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản mạn, công dụng của hành tây là không hề nhỏ. Thành phần của nó chứa các chất chống viêm và ức chế Histamin - một chất hóa học chính gây bệnh hen, có tác dụng tốt trên bệnh nhân hen, giảm một nửa nguy cơ tái phát của các cơn hen.
- Phòng trị mất ngủ
Khi bị mất ngủ, người bệnh có thể thái hành tây thành miếng nhỏ rồi để cạnh gối. Trong hành tây có thành phần kích thích giúp trấn tĩnh thần kinh và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
- Chống viêm đau xương khớp
Nhờ giàu chất quercetin mà hành tây có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm xương khớp, đồng thời còn hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau cấp tính và mạn tính do viêm khớp gây ra.
Melina Jampolis - chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng cho biết phụ nữ tiền mãn kinh thường xuyên dùng nước ép này sẽ giúp gia tăng mật độ phân bố khoáng chất có trong xương, hỗ trợ xương khỏe mạnh.
- Trị bệnh tiểu đường
Trong hành tây có một hợp chất hóa học chống lại bệnh tiểu đường và có tác dụng kích thích insulin hợp thành, giải phóng. Điều này đã được y học ngày nay chứng minh là đúng.
Những thực phẩm không nên kết hợp với hành tây
Hành tây có thể từ một loại thuốc trị bệnh hiệu quả biến thành chất độc gây nguy hiểm khi kết hợp với những thực phẩm sau.
Không nên kết hợp cá với hành tây - Ảnh: Minh họa
- Cá
Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây sẽ khiến protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm dưỡng chất, còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
- Tôm
Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Do đó, khi nấu ăn, dù thích tôm đến mấy, cũng không nên nấu chung với loại thực phẩm này.
- Rong biển
Rong biển có chứa nhiều i-ốt và can-xi. Trong khi đó, hành tây lại giàu axit oxalic. Ăn rong biển cùng hành tây sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.
- Mật ong
Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với hành tây, tuyệt đối không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn lượng lớn, người dùng có thể bị mù.
Cho nên, để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không dùng thêm hành tây và ngược lại.
Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo không nên ăn hành tây quá nhiều cùng một lúc, điều này dễ gây ra các vấn đề về thị lực và sốt.
Một số trường hợp nên hạn chế ăn hành tây
- Phụ nữ mang thai bị xung huyết
Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc xung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)...
- Người đau mắt đỏ
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Nổi hạch ở cổ, khi nào là ung thư? Theo bác sĩ Nguyễn Việt Cường - khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, nổi hạch ở cổ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Đặc điểm hạch lành tính BS Cường cho biết, bình thường trên cơ thể một người trưởng thành có khoảng 450 hạch bạch huyết ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn v.v....