Sợ thất thoát, Mỹ lập đội đặc biệt giám sát viện trợ gửi cho Ukraine
Cơ quan giám sát của Lầu Năm Góc đang thành lập một nhóm mới ở Ukraine để giám sát các khoản viện trợ an ninh dành cho Ukraine khi ngày càng nhiều thành viên đảng Cộng hòa kêu gọi giám sát chặt hơn cách sử dụng số tiền này.
Trụ sở Lầu Năm Góc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 13/9, Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, một đại diện cấp cao của Mỹ đã bắt đầu làm việc tại Ukraine từ cuối tháng 8 và nhân sự bổ sung sẽ đến vào cuối tháng 9. Các nhân sự đảm nhận vị trí này làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Kiev để giám sát viện trợ của Mỹ. Tổng giá trị các khoản viện trợ của Mỹ dành cho UKraine đã lên tới hơn 43,7 tỷ USD kể từ ông Joe Biden làm tổng thống.
Theo người phát ngôn Megan Reed, đây là lần đầu tiên tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ có nhân sự đóng tại Ukraine kể từ khi xảy ra xung đột Ukraine.
Việc thành lập nhóm đặc biệt này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với các khoản viện trợ cho Ukraine. Chính quyền Mỹ gần đây đã yêu cầu quốc hội viện trợ thêm 24 tỷ USD cho Ukraine, trong đó có 13 tỷ USD hỗ trợ an ninh. Ông Biden và các quan chức chính quyền cấp cao khác đã cam kết tiếp tục viện trợ cho Ukraine chừng nào còn cần thiết.
Tuy nhiên, đảng Cộng hòa ngày càng hoài nghi và đặt câu hỏi khi Mỹ chi hàng tỷ USD ở Ukraine, đồng thời kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn.
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết ông không ủng hộ “ký séc trắng” cho Ukraine. Ủy ban Giám sát và Giải trình Hạ viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo đã tuyên bố vào tháng 2 rằng sẽ đảm bảo các cơ quan chính phủ giám sát số tiền được chuyển đến Kiev để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro lãng phí, gian lận và lạm dụng. Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã kêu gọi thành lập một tổng thanh tra đặc biệt chuyên về các khoản viện trợ cho Ukraine.
Tuy nhiên, không phải ai trong đảng Cộng hòa cũng đồng ý kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn các khoản viện trợ. Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết, đã có thông tin chi tiết chưa từng có về cách Ukraine sử dụng gần 30 loại hệ thống vũ khí và phương tiện phương Tây, chi tiết đến cả số sê-ri.
Lầu Năm Góc đã tăng cường khả năng giám sát quá trình chuyển giao vũ khí và thiết bị cho Ukraine thông qua tùy viên quốc phòng ở Kiev và thành lập Nhóm Hỗ trợ An ninh-Ukraine, nhưng quân đội Mỹ đã gặp khó khăn trong giám sát hiệu quả các chuyến hàng khi cuộc xung đột bắt đầu.
Một báo cáo của tổng thanh tra Bộ Quốc phòng cảnh báo rằng khả năng Mỹ giám sát hàng tỷ USD viện trợ chảy vào Ukraine đang phải đối mặt với những thách thức vì Mỹ hiện diện hạn chế ở nước này. Trong 6 tháng đầu của cuộc xng đột, Văn phòng Hợp tác Quốc phòng – Kiev không thể tiến hành giám sát mục đích sử dụng cuối cùng của thiết bị quân sự được cung cấp cho Ukraine.
Báo cáo đề ngày 10/2022 nhấn mạnh rằng Mỹ gặp khó khăn trong việc theo dõi số lượng lớn vũ khí, đạn dược và thiết bị đã đến Ukraine trong những tháng đầu của cuộc xung đột. Báo cáo cho thấy tội phạm, các tay súng tình nguyện và những kẻ buôn bán vũ khí ở Ukraine đã tìm cách đánh cắp một số vũ khí và thiết bị do phương Tây cung cấp trước khi bị tình báo Ukraine thu hồi.
Mỹ xác nhận gửi đạn uranium nghèo cho Ukraine, Nga lên án
Lầu Năm Góc vừa công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 175 triệu USD cho Ukraine, trong đó có đạn uranium nghèo cho xe tăng Abrams.
Đây là lần đầu tiên Mỹ gửi đạn uranium nghèo cho Ukraine, theo AFP. Khoản viện trợ quân sự nói trên là một phần của gói viện trợ bao gồm các khoản hỗ trợ ngân sách và nhân đạo lên đến hơn 1 tỉ USD được công bố trong ngày 6.9 khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Kyiv.
Quân nhân Mỹ cầm một quả đạn pháo xe tăng chứa uranium nghèo. Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG MỸ
Uranium nghèo là kim loại đặc, là phụ phẩm trong quá trình làm giàu uranium tự nhiên cho nhiên liệu hạt nhân. Uranium nghèo có mức phóng xạ thấp hơn và thường được sử dụng làm đạn xuyên giáp, giáp xe tăng. Loại vũ khí này đang bị một số nước cấm sử dụng.
Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Kyiv, cam kết sát cánh cùng Ukraine
Trước đó, Anh đã gửi loại đạn này cho Ukraine. Đại sứ quán Nga tại Washington D.C đã lên án quyết định của Mỹ cho rằng Washington biết rõ những hậu quả. "Vụ nổ của loại đạn này sẽ làm hình thành một đám mây phóng xạ có thể di chuyển", đại sứ quán Nga tuyên bố, đồng thời cho rằng Mỹ đang tự lừa dối mình khi không chấp nhận thất bại của cuộc phản công của Ukraine.
Trong gói viện trợ mới còn gồm các hệ thống thiết giáp, hệ thống dẫn đường trên không chiến thuật và thêm đạn cho Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS). Gói viện trợ được công bố khi mà cuộc phản công của Ukraine đã bước sang tháng thứ 4.
Ngoại trưởng Blinken ngày 6.9 ca ngợi tiến bộ trong cuộc phản công và nói rằng khoản viện trợ mới sẽ giúp duy trì và xây dựng thêm động lực.
Lỗi đánh máy khiến hàng triệu email gửi cho quân đội Mỹ chuyển thẳng sang Mali Đài CNN đưa tin một lỗi đánh máy đã khiến hàng triệu email gửi cho các thành viên của quân đội Mỹ đã bị chuyển nhầm đến các tài khoản ở Mali. Theo ông Johannes Zuurbier, chuyên gia công nghệ Hà Lan, người phát hiện ra vấn đề, hàng triệu email dành cho nhân viên Lầu Năm Góc đã vô tình được gửi...