Sợ Tết hơn sợ mẹ chồng
Từ hồi lấy chồng, danh sách những thứ đáng sợ của tôi ngoài: chuột, gián, những món ăn quá mỡ, đi xe ô tô đường dài,… bổ sung thêm hai “thứ”: mẹ chồng và Tết.
Nhưng trong hai thứ đó, chiến đấu với mẹ chồng thì đôi khi tôi còn có thể dành “chiến thắng” chứ Tết là cái thứ mà khi nó đến, người ta chỉ có thể cúi đầu chấp nhận mà thôi.
Hồi còn son rỗi, Tết nhất với tôi chỉ là đi uốn tóc, nhuộm màu, mua sắm quần áo, đòi bố mẹ nâng cấp con xe máy, cái điện thoại…Ôi, đúng là Xuân về, lòng em phơi phới. Nhưng từ hồi dọn sang ngủ nhà người khác, Tết – cái từ đơn giản ấy trở thành một nỗi kinh hoàng.
Từ trước đấy một tháng, không cần nhìn thấy đào hồng quất vàng thấp thoáng ngoài phố, lòng tôi đã bắt đầu chộn rộn nghĩ tới các khoản tiền. Tết thì chỉ có mấy ngày thôi, nhưng tiền đổ vào mấy ngày đấy là cả một núi. Nào thì tiền mua sắm đồ ăn, đồ cúng, đồ bày biện, đồ biếu sếp, đồ biếu gia đình nội ngoại hai bên, tiền mừng tuổi,…Đấy mới chỉ là nêu tóm tắt, chứ để liệt kê kĩ từng thứ chắc chắn dài hơn cái sớ Táo quân gửi Ngọc Hoàng. Với lương công nhân viên chức bình thường cộng cả hai vợ chồng lại kèm theo tiền thưởng Tết, tôi phải vận hết ba trăm sáu mươi bảy phần công lực ra để tính toán làm một cái Tết, không hoành tráng như nhà người ta thì cũng phải ấm cúng, đủ đầy. Ấy thế mà, từ hồi lấy nhau đến giờ mới có 3 năm, không năm nào vợ chồng tôi không làm “vui cửa vui nhà” trước Tết bằng vài trận cãi nhau chỉ vì…Tết. Thế mới nói, đằng sau nụ cười ngày xuân thì không tránh khỏi vài ngày đông lạnh lẽo đấy.
Nỗi lo thứ hai của tôi là sự hoà trộn giữa Tết và mẹ chồng. Chuyện là thế này, chồng tôi là con trai cả trong nhà nên tôi được/bị lĩnh trách nhiệm vô cùng to lớn, vinh quang là làm con dâu trưởng của mẹ chồng tôi. Cũng không biết là may hay không may khi mẹ chồng tôi không phải là kiểu người có gì nói nấy, muốn ăn cam thì đòi mua cam, muốn tặng bánh thì dắt con ra tận cửa hàng. Bà không hay đòi hỏi, nhưng lại có kiểu hờn mát rất “tế nhị”. Kiểu như có bà hàng xóm nào được con cái tặng tiền, tặng quà Tết là về “hồn nhiên” kể chuyện giữa bữa cơm rồi không quên đính kèm lời thở dài: “con cái nhà người ta biếu bố mẹ tiền tiêu không hết…”. Nghe mẹ già thở dài não nuột thế ai mà chẳng thấy sốt ruột.
Video đang HOT
Một sự đáng sợ nữa của Tết nhất, tuy nhỏ thôi nhưng nếu bạn làm liên tục trong vòng một tuần nghỉ ngơi hiếm hoi của mình thì cũng sẽ trở thành một nỗi ám ảnh to lớn như tôi đang cảm thấy đây.(ảnh minh họa)
Nhưng vấn đề ở chỗ, có phải tôi không lo tiền mừng tuổi mẹ chồng ăn Tết đâu chỉ là chưa bao giờ đủ với những gì bà muốn.
Thêm một điều “tuyệt vời” nữa của Tết mà tôi rút ra sau bao năm sống trên cõi đời này để ăn Tết đấy là những cuộc hội họp gia đình. Cả năm, mọi người mới có dịp tụ tập đông đủ nên tôi cũng nghĩ chỉ cần gạt những điều khó chịu sang một bên để nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề là đủ. Ấy thế nhưng mãi vẫn không đủ. Vì cấp độ bực mình chỉ có tăng lên theo năm tháng vì sự quan tâm hơi bị “sâu sắc” quá của họ hàng hai bên. Ngày chưa chồng đi đâu cũng được hỏi “bao giờ cho chú/cô/bác/chị/em ăn kẹo?”. Tưởng sau khi lấy chồng, cho các chú/cô/bác/chị/em ăn kẹo cả lượt rồi là yên thân. Nhưng hoá ra, vẫn nhầm. “Bao giờ thì có em bé?”/ “Bao giờ thì có đứa thứ hai?”/”Bao giờ thì mua ô tô?”/ “Bao giờ thì mua nhà?”/…Còn số lượng người hỏi sẽ tăng gấp đôi và liên tục lặp đi lặp lại cho đến khi bạn xuống lỗ thì thôi.
Một sự đáng sợ nữa của Tết nhất, tuy nhỏ thôi nhưng nếu bạn làm liên tục trong vòng một tuần nghỉ ngơi hiếm hoi của mình thì cũng sẽ trở thành một nỗi ám ảnh to lớn như tôi đang cảm thấy đây. Đấy chính là cỗ bàn. Thà rằng cho tôi đi làm còn hơn ở nhà làm ô-sin chuyên lo cỗ bàn. Cứ vừa lui cui nấu nướng, dọn ra, dọn vào được một lúc là lại nấu, lại dọn ra dọn vào. Lo mâm cúng tổ tiên, rồi lại quay sang lo làm món nọ món kia đón bạn chồng, mời gia đình ông bác sang chơi, vừa nâng ly vừa nhâm nhi với ông hàng xóm sang chúc Tết.
Mới chỉ nghĩ đến thế thôi, tôi đã thấy hơi lạnh sống lưng rồi. Tranh thủ lúc ngồi chờ luộc con gà cúng ông Công ông Táo, tôi gõ vội vài dòng này để tâm sự trước khi năm cũ thật sự trôi qua cũng như mong các ông đem theo nỗi lòng này của con cháu gửi lên trên. Hy vọng năm sau, Tết thật sự là ngày xuân về với mỗi người con dâu, người phụ nữ có chồng như con.
Theo VNE
Nỗi sợ ngày Tết của những người tuổi "băm"
Thêm một cái Tết, các cô nàng, anh chàng "ế" lại thở dài ngao ngán: Đợt này về quê, lại rát tai với các cụ!.
Hình thức không tệ, công việc ổn định cũng chẳng phải thuộc dạng "kén cá chọn canh" nhưng hiện nay, nhiều người bước qua tuổi 30 vẫn trong tình trạng phòng không. Thêm một cái Tết, các cô nàng, anh chàng "ế" lại thở dài ngao ngán: Đợt này về quê, lại rát tai với các cụ!.
Gái ế trốn Tết
Minh Tú sinh ra trong một gia đình thuần nông, nhà có 3 anh em. Ra trường, xin được công việc ổn định tại một công ty lớn ở Hà Nội. Mặc dù có rất nhiều chàng trai theo đuổi nhưng cô vẫn không rung động trước bất cứ lời tỏ tình nào nên ngoài 30 chị vẫn độc thân trong khi những người theo đuổi cô đã lập gia đình.
Anh chị em trong nhà đều đã yên bề gia thất nên bố mẹ chị lại càng sốt ruột. Cứ hễ thấy mặt con về nhà là hỏi chuyện chồng con. Vì ngại bố mẹ thúc giục, sợ người thân ở quê hỏi han chuyện chồng con, mấy năm nay chị chỉ về quê một hai lần. Trong những ngày lễ, chị thường nói dối phải trực để tránh về quê.
Tú luôn cảm thấy xấu hổ, lúc nào cũng sống trong nớm nớp lo sợ chỉ vì chuyện chồng con. Ngày Tết về quê nghỉ thời gian dài, ai đến nhà chơi đều hỏi chị "bao giờ lấy chồng". Đã có lúc quá áp lực với chuyện kiếm chồng, Tú trở nên cáu kỉnh, đi làm về là đóng cửa trong nhà, đôi khi còn la hét, khóc lóc vô cớ. Thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm nặng, bố mẹ có muốn nói chuyện với chị là chị lại cáu gắt bỏ đi. Giờ cứ nhắc đến Tết là Tú lại sợ.
Tú luôn cảm thấy xấu hổ, lúc nào cũng sống trong nớm nớp lo sợ chỉ vì chuyện chồng con. (ảnh minh họa)
Minh Tú chia sẻ: "Chẳng phải xấu xí gì, có nghề nghiệp, có kinh tế mà khi về quê, mình bị xếp vào loại gái quá lứa lỡ thì. Lại khăn gói lên Hà Nội để tránh điều tiếng. Về quê là ông bà, bố mẹ và mọi người... lại cứ hỏi một câu giống y nhau: Bao giờ thì lấy chồng? Đến là khổ, nghe mãi và phải trả lời mãi cái câu này đâm dị ứng. Nhiều khi chẳng muốn về quê. Mấy năm trước Tết đến, mình cũng chẳng dám đi đâu vì sợ mọi người "soi", cứ phải thui thủi ở nhà một mình. Thành thử năm nay mình đang tính chọn tuor đi du lịch cho đỡ mệt cái đầu".
Trần Thị Hương, 1984, đang làm việc cho một công ty quảng cáo cũng sợ... Tết. Hương có ngoại hình và tính cách cũng không đến nỗi nào. Năm nay chạm tuổi "băm", Hương vẫn ở trong tình trạng cô đơn và tình trạng "đáng báo động" này vẫn đang có nguy cơ kéo dài.
Gia đình ban đầu chỉ bóng gió hỏi thăm, rồi lại nhắc nhở "30 tuổi rồi sao không lấy chồng đi con". Sau thì mỗi lần thăm nhà, mẹ Hương lại thẳng thừng đưa anh này, anh kia tới coi mắt nhưng sau mỗi buổi hẹn là nỗi thất vọng và buồn hơn. Mãi vẫn thấy con gái ế ẩm, bố Hương đâm ra cáu gắt với mẹ Hương vì không biết giúp con.
Mẹ Hương thì giục đi lễ, đi cầu rồi cắt tiền duyên. Hương cũng chịu khó đi với mẹ nhưng chẳng ăn thua. Giờ nghe nói đến đi cầu đi cắt là Hương sợ.Đâu dễ mà tìm được người hợp với mình. Hương đành bỏ ngoài tai những lời than thở chì chiết của gia đình để chờ cái duyên đến.
"Nói là không lấy chồng nhưng thực bụng bao giờ tôi cũng mong lập gia đình. Thế nhưng, càng mong càng thất vọng, có lẽ bây giờ tôi đành an phận. Có điều nghĩ đến chuyện Tết về nhà, tôi sợ quá, chỉ muốn trốn. Tôi nhớ bố mẹ, nhớ các em lắm. Mà ở lại thành phố thì mấy ngày Tết chắc tôi cũng chỉ đắp chăn nằm khóc trong phòng trọ thôi" - Hương nói.
Tức đến phát điên vì bị giục lấy vợ
Phạm Văn Sơn - Sinh năm 1980 ở Vĩnh Phúc vốn không giỏi ăn nói, anh lại hay e thẹn như con gái. Thêm nữa, Sơn không phải đẹp trai. Dáng người lòng khòng cộng thêm nước da tai tái khiến anh trông yếu đuối hơn. Mặc dù vậy, rất nhiều cô gái có cảm tình với Sơn. Nhưng, anh không tỏ ra có cảm tình với ai.
Nhiều khi nghĩ ở lại nhưng Tết đến mọi người về quê hết, một mình thui thủi ở lại không chịu nổi, Sơn lại phải về quê. (ảnh minh họa)
5 năm ra Hà Nội làm, Sơn vẫn chưa đả động đến chuyện lấy vợ. Nhiều người cho là anh hay xấu hổ nên mời mọc níu kéo đến nhà, tạo điều kiện cho con gái mình tiếp xúc với anh, nhưng chẳng đi đến đâu. Những người trong gia đình bắt đầu sốt ruột, lo lắng anh có vấn đề về giới tính.
Nếu có ai hỏi han thúc giục, Sơn chỉ cười không nói gì. Nhưng thật ra, Sơn cũng muốn lấy vợ từ lâu chỉ có điều anh chưa tìm được người như ý. Thành thử Sơn sợ mỗi khi mọi người hỏi đến chuyện vợ con. Năm nào đến Tết, Sơn lại thấy khổ sở. Cứ Tết là phải về quê.
Nhiều khi nghĩ ở lại nhưng Tết đến mọi người về quê hết, một mình thui thủi ở lại không chịu nổi, Sơn lại phải về quê. Mà không về cũng không được vì bố mẹ, các em giục giã. Khổ nỗi về đến nhà là mọi người lại nhắc chuyện lấy vợ khiến Sơn luôn khó chịu.
Sơn kể: "Mỗi lần về Tết, ai cũng hỏi tôi có ai chưa, sao kén chọn mãi, công việc ổn định mà chưa lấy vợ, khó tình vừa thôi. Tết nào cũng có người chúc sớm lấy vợ. Tôi đã trốn nhưng bọn bạn cũ vẫn đến chơi, đứa nào cũng con bồng con bế. Thấy thế, bố mẹ tôi lại nhắc chuyện lấy vợ.
Các bác trong nhà lại mách bố mẹ cho những nơi đi cắt tiền duyên. Thấy mọi người giục nhiều quá, tôi bảo sẽ không lấy vợ. Tưởng được yên, ai ngờ mọi người xông vào mắng tôi nói bậy, sao không lấy, vớ vẩn, phải lấy chứ. Nghe hết người này đến người kia "giáo huấn", tôi muốn phát điên lên được".
Chỉ còn nửa tháng nữa là một cái Tết nữa đến. Nhiều người vui mừng vì được nghỉ ngơi, nhưng với "ông già' Trần Văn Hoàng - SN 1978 ở Kim Động (Hưng Yên) này lại luôn than khổ: "Bằng tuổi mình, mấy thằng bạn vợ con đề huề, đến nhà chúng nó chơi thấy cu con nhà thằng bạn bi bô nói cũng thấy tủi thân.
Học nhiều rồi làm nhiều, giờ cũng đã đủ khả năng để làm một người đàn ông của gia đình rồi mà vẫn chưa cả người yêu. Về nhà là bố mẹ tôi cứ đi ra đi vào nói mãi cái chuyện cưới vợ, đâm nhiều lúc tôi cáu, bảo mẹ mà nói thêm một lần nữa chuyện ấy là con vác balô đi du lịch luôn. Mệt thật".
Năm ngoái anh để nguyên một cái status trên yahoo chat trong suốt cả Tết: "Không đề cập đến chuyện vợ con". Hết mấy ngày Tết, anh chuồn thẳng, còn mẹ anh thì lại tất tả sắm lễ đi cầu duyên khắp mọi nơi cho ông con.
Thêm một tuổi, cơ hội lập gia đình càng khó hơn với những người tuổi "băm". Để tìm một người đàn ông đủ yêu thương có thể gắn bó, tin tưởng "trao thân gửi phận" với nhiều phụ nữ dường như cứ mãi là một nhiệm vụ...bất khả thi.
Ngược lại, với nhiều người đàn ông để tìm ra một người phụ nữ hiểu, phù hợp và biết chia sẻ với mình cũng không đơn giản. Bởi vậy mà nhiều người khi bị hỏi chuyện cưới xin mãi càng ngán ngẩm, họ lại thở dài ngao ngán: Đợt này về quê, lại rát tai với các cụ. Thà... không có Tết còn hơn.
Theo Eva
Người nhà quê không biết kinh tế đang khó khăn "Ở quê, ai biết được kinh tế đang khó khăn hay gì, Tết là cứ phải ăn Tết to", mẹ bảo tôi như vậy. Xin nói ngay từ đầu là tôi chẳng hề muốn nói đến hay có thái độ, phân biệt gì với chuyện người quê - người phố. Tôi đây là một người nhà quê đích thực, tôi sinh ra và...