Sợ tàu sân bay “ăn” tên lửa, Trung Quốc đóng thêm tàu bảo vệ
Tàu khu trục type 052C (type 052 còn gọi là lớp Lữ Hỗ) mang tên Tế Nam là chiếc tàu mới nhất của Hải quân Trung Quốc vừa được hạ thủy ngày 22/12/2014 và đưa vào hoạt động ngay sau đó vài ngày. Tàu Tế Nam sẽ gia nhập hạm đội bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh
Hải quân Trung Quốc hiện đã có 5 chiếc tàu khu trục type 052C và 5 chiếc type 052D được thiết kế để kết hợp với nhau nhằm bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu sân bay đang đóng để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của máy bay đối phương.
Tàu khu trục type 052C được trang bị rất nhiều vũ khí, khí tài nội địa mà Trung Quốc tự hào như tên lửa phòng không HQQ-9A (copy từ S-300 của Nga), tên lửa chống hạm YJ-62 và pháo phản lực 18 nòng.
Được trang bị các radar nội tối tân nhất của Trung Quốc như Radar mảng pha quét chủ động Type 348, radar phòng không type 517H-1 và radar kiểm soát bắn type 327G.
Ngoài những trang bị nội địa trên type còn được trang bị thêm một trực thăng nội địa Z-9 và 3 ống phóng ngư lôi. Tuy nhiên, Type 52C và 52D lại sử dụng động cơ mà Trung Quốc mua từ Ukraine.
Video đang HOT
Trung Quốc có kế hoạch đóng một tàu khu trục loại 052C và hơn 7 chiếc 052D. Đô đốc Yin Zhuo nói rằng các tàu lớp 052C là tương tự như các tàu lớp Arleigh Burke của Mỹ.
Tuy nhiên các tàu lớp Arleigh Burke của Mỹ có tải trọng 9000 tấn, lớn hơn nhiều so với các tàu lớp 052C. Điều đó cũng có nghĩa là các tàu của Mỹ có tể mang theo nhiều tên lửa và hệ thống vũ khí hơn 052C.
Trung Quốc đang phát triển đầu tư hiện đại hóa phần lớn lực lượng Hải quân để tăng sự hiện trong khu vực Thái Bình Dương của họ. Ngoài việc đóng mới tàu chiến type 52, Trung Quốc đang có tham vọng nghiên cứu phát triển tuần dương hạm type 055 hoạt động đa năng.
Mặc dù tàu thuộc type 055 nhỏ hơn tàu thuộc lớp Zumwalt rất nhiều, nhưng theo ước tính con tàu được trang bị đến 128 tên lửa phóng thẳng khi được triển khai trực chiến.
Ngoài ra, Trung Quốc đã có một hạm đội tàu ngầm cực lớn. Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc hiện tại được trang bị nhiều tàu chỉ thua Mỹ và Nga. Trong số tàu ngầm của Trung Quốc có tới 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân có khả năng bắn vào nước Mỹ từ giữa Thái Bình Dương.
Theo Một Thế Giới
Tên lửa đạn đạo DF-16 Trung Quốc đáng ngại cỡ nào?
Tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-16 của Trung Quốc không chỉ có thể tấn công căn cứ, thành phố mà còn cả tàu sân bay Mỹ, Nhật Bản.
Vào tháng 9/2014, Quân đoàn Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa Trung Quốc) đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo DF-16 thế hệ mới tại trường bắn ở Tân Cương. Đây là tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn thế hệ được thiết kế để có khả năng đột phá, xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-2/3 mà Đài Loan mua của Mỹ.
Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-16.
Tạp chí Khán Hòa bình luận, với tầm bắn hiệu quả lên tới 1.000km, DF-16 có thể bao phụ toàn bộ mục tiêu nằm ở quần đảo Okinawa, Kyushi của Nhật Bản và mục tiêu căn cứ quân sự Mỹ đóng ở Hàn Quốc. Ngoài ra, với sự cơ động cao, DF-16 có thể triển khai trên các vùng núi tấn công mục tiêu ở Ấn Độ trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang. Tên lửa này có thể tấn công các sân bay quân sự khu vực phía Bắc Ấn Độ.
Trước khi DF-16 ra đời, đảm nhiệm vai trò này là các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 có cự ly bắn tới 1.800km để tấn công mục tiêu ngoài tầm 600km.
Không chỉ có thể tấn công mục tiêu diện, Khán Hòa còn cho rằng, tên lửa đạn đạo DF-16 có thể tạo thành mối đe dọa lớn với cụm tàu sân bay Mỹ và tàu sân bay trực thăng Nhật Bản.
Sở dĩ Khán Hòa đưa ra khẳng định này là do thiết kế đầu đạn của DF-16 theo kiểu đạn chùm (nhiều đạn nhỏ tấn công đa mục tiêu trong phạm vi nhất định). Trong cuộc thử vào tháng 5/2013, người ta phát hiện rằng khu vực mục tiêu kích thước 94x59m mà DF-16 tấn công có hơn 17 mảnh đạn, khoảng cách giữa những mảnh đạn này là 21m, 14m hoặc 11m, khoảng cách gần nhất chỉ có 5m. Những số liệu này có thể giúp chúng ta đoán được độ chính xác tấn công của tên lửa DF-16 là dưới 50m. Như vậy, nó hoàn toàn có thể tạo thành mối đe dọa với các mục tiêu tàu chiến Mỹ, Nhật trên biển. Ngoài ra, DF-16 còn được trang bị hệ thống dẫn đường kiểu so sánh hình ảnh hoặc radar pha cuối tăng độ chính xác.
Trên mỗi xe phóng tự hành (TEL) mang được 2 đạn tên lửa DF-16.
Theo các hình ảnh được truyền thông Trung Quốc công bố, đạn tên lửa DF-16 được đặt trên xe phóng tự hành bánh lốp 1010 WS2500 do tập đoàn Vạn Sơn chế tạo. WS2500 dài 15,45m, nặng 21,3 tấn, rộng 3,05m, tốc độ tối đa 75km/giờ.
Về kích thước đạn tên lửa, DF-16 có chiều dài và đường kính thân lớn hơn DF-15, khoảng 11m và 1,2m (DF-15 là 9,1m và 1m). Giả sử tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu của DF-16 cao hơn DF-15 là 19 - 20%, như vậy tầm bắn hiệu quả của nó phải hơn 800km, tầm bắn thực tế có thể đạt 1.000km. Tên lửa DF-16 rõ ràng được trang bi động cơ đẩy kiểu mới, vỏ tên lửa được làm bằng vật liệu tiên tiến, do đó trọng lượng tương đối nhẹ.
Theo Kiến Thức
F-16 đang "khóa chết" Su-34, bị MiG-31 "bổ nhào tiêu diệt" Na Uy đã công bố đoạn video một chiếc MiG-31 áp sát phía sau 1 chiếc F-16 của không quân nước này, khi nó đang "khóa chết" chiếc Su-34 của Nga. Chỉ tính từ khi cuộc khủng hoảng tại Đông Ukraine bùng phát đến nay, không quân NATO cho biết đã thực hiện hơn 200 lần ngăn chặn máy bay Nga trong năm...