Sờ tận tay “đôi cánh ma thuật” Su-22M giữa Hà Nội
Một cặp máy bay cường kích Su-22M đã lần đầu tiên được đưa về trưng bày ở Bảo tàng Phòng không – Không quân (đường Trường Chinh, Hà Nội).
Mới đây, Bảo tàng Phòng không – Không quân (Quân chủng Phòng không – Không quân) đã đưa vào trưng bày giới thiệu hai chiếc máy bay cường kích Su-22M của Không quân Nhân dân Việt Nam. Đây là những chiếc Su-22M đầu tiên được đưa vào bảo tàng ở Việt Nam.
Hiện nay hai chiếc Su-22M vẫn chưa được gắn biển giới thiệu lịch sử của chúng, tuy nhiên khả năng cao chúng là những chiếc máy bay có liên quan tới hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước từ những năm 1980. Ảnh chiếc Su-22M số hiệu 8531.
Ảnh: Su-22M số hiệu 8521. Có khả năng hai chiếc máy bay này nằm trong lô viện trợ máy bay cường kích Su-22M đầu tiên cho KQND Việt Nam.
Theo các tài liệu kỹ thuật của Nga đã được công bố, máy bay cường kích Su-22M là phiên bản xuất khẩu của mẫu Su-17M3 trang bị trong Không quân Liên Xô. Tuy nhiên, chiếc Su-22M chỉ được dùng khung thân của Su-17M3 và động cơ R29BS-300, còn lại các thiết bị điện tử hàng không là của Su-22 (phiên bản xuất khẩu của Su-17M2). Nguyên mẫu đầu tiên “81 Đỏ” bay chuyến bay đầu tiên vào tháng 2/1977. Cuộc thử nghiệm cấp Quốc gia cho nguyên mẫu này diễn ra từ tháng 6/1978 đến tháng 2/1979. Việc sản xuất mẫu máy bay này diễn ra từ năm 1979 đến năm 1981, có tổng cộng 272 chiếc được sản xuất.
Máy bay cường kích Su-22M được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe, nhưng chỉ một phần cánh có thể thay đổi hình dạng – khác với các thiết kế cánh cụp cánh xòe trên F-111 của Mỹ hay Su-24 của Nga sau này.
Sở dĩ Su-22M thiết kế cánh cụp cánh xòe hơi lạ này do nó được phát triển trên cơ sở máy bay cường kích Su-7B với thân dạng tròn nên rất khó thiết kế, không có chỗ cho hệ thống quay cánh, bánh đáp sau được bố trí trong cánh cũng như các mấu cứng treo vũ khí và thùng nhiên liệu. Để giải quyết các khó khăn về mặt kỹ thuật chứ không phải do tư tưởng thiết kế mà bộ cánh mới này có 2 phần, phần cố định gắn vào thân máy bay với mép trước cánh hướng ra sau một góc 63o03′56″ và phần cánh ngoài cụp-xòe có thể thay đổi từ góc 30o đến 63o03′53″.
Video đang HOT
Su-22M trang bị động cơ R29BS-300 của Su-17M3 cho phép đạt tốc độ 2.200km/h ở trên độ cao lớn, nếu mang vũ khí thì tốc độ có thể giảm xuống. Ở độ cao gần mặt nước biển là khoảng 1.350km/h hoặc 1.250km/h nếu mang vũ khí. Trần bay của Su-22M khoảng 15km với tốc độ leo cao 200m/s, tầm bay mang vũ khí khoảng 1.600km với nhiên liệu bên trong và xa hơn vài trăm km với thùng nhiên liệu phụ.
Máy bay cường kích Su-22M thiết kế với một buồng lái một chỗ ngồi, nắp kính buồng lái mở theo hướng lên trên.
Ngay dưới buồng lái, gần đầu mũi được thiết kế thêm 4 khe lấy không khí cho động cơ.
Cửa hút không khí cho động cơ R29BS-300 được bố trí ở đầu mũi khiến không gian lắp hệ thống điện tử không còn nhiều.
Ngay dưới nắp mũi được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser Fon để dẫn đường vũ khí.
Dưới đuôi được bố trí 3-4 gá lắp thiết bị phóng đạn gây nhiễu tên lửa hồng ngoại.
Máy bay cường kích Su-22M được giới thiệu là có đến 10 giá treo vũ khí mang tổng cộng 4,2 tấn bom, đạn. Tuy nhiên, những chiếc Su-22M trưng bày ở Bảo tàng PK-KQ chỉ có 4 mấu cứng trên cánh? Có khả năng các giá treo còn lại sẽ được bố trí thêm trong chiến đấu ở các vị trí khác.
Máy bay Su-22M đã có khả năng triển khai các loại vũ khí dẫn đường gồm: Tên lửa không đối đất dẫn đường vô tuyến Kh-23; tên lửa không đối đất dẫn đường laser Kh-25/29; tên lửa chống radar Kh-28. Tuy nhiên, máy bay sẽ phải mang theo các thiết bị liên kết chỉ huy – chỉ thị mục tiêu có vỏ bọc theo kèm. Ngoài ra, máy bay còn mang được các loại rocket, bom không điều khiển, pháo thuyền… Ảnh: Một trong hai pod phóng rocket 57mm trên máy bay Su-22M ở Bảo tàng PK-KQ.
Ngoài ra, trên gốc cánh Su-22M còn có 2 pháo tự động 30mm NR-30 với cơ số đạn 120 viên.
Bánh đáp máy bay Su-22M in hằn vết thời gian.
Theo Kiến Thức
Kéo dài tuổi thọ Su-22 Việt Nam bằng công nghệ in 3D
Máy in 3D giúp chế tạo các mẫu chi tiết nhanh mà không có bất kỳ lỗi hình học nào so với các chi tiết thực tế
Các kỹ sư của Zortax cho biết, các thành phần cụ thể được thiết kế tại nhà máy cho MiG-29 và Su-22, khung thân máy bay có thể được gia công trong vòng một vài giờ sau khi hoàn thành in 3D theo mẫu.
Dòng máy bay MiG đã gây nên nỗi kinh hoàng đối với các phi công phương Tây trong các tình huống đối đầu kể từ cuộc chiến tranh Việt Nam.
Trong giữa những năm 1960, các phi công trên các máy bay ném bom chiến đấu siêu thanh như F-105 đã chứng kiến những tổn thất nặng nề trước các máy bay MiG của Liên Xô.
Cho đến khi Mỹ đưa ra được những máy bay có thể dành ưu thế trên không và tấn công từ đường chân trời như F-15 thì sự cân bằng mới được lập lại, tuy nhiên dòng máy bay MiG vẫn là những đối thủ đáng sợ đối với các máy bay chiến đấu phương Tây.
Cho đến khi các máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum bước ra từ phía sau bức màn bí ẩn vào ngày 10 tháng 9 năm 1989, khi Hungary mở biên giới với Áo, nhưng những bí ẩn về MiG-29 vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng từ sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã, biểu tượng huyền thoại về máy bay MiG bắt đầu tan.
Liên Xô tan ra đã tạo điều kiện cho phương Tây tiếp cận được với MiG-29. Ba Lan đã giữ lại khoảng 20 chiếc MiG-29, vì nó đã chứng tỏ là một loại vũ khí cực nguy hiểm, các phi công phương Tây ngưỡng mộ sự cơ động và sức mạnh của MiG, nó vẫn là một loại máy bay chiến đấu có khả năng cao trong các cuộc không chiến cộng với việc tiêu thụ ít nhiên liệu, mặc dù họ biết rằng hệ thống radar và hệ thống điện tử không được hài lòng cho lắm.
Do đó một số lượng nhỏ các máy bay MiG-29 vẫn được Ba Lan nâng cấp, như khung thân và các hệ thống điện tử.
Các nhà thiết kế và các kỹ nhà thiết kế và kỹ sư Ba Lan đang sử dụng công nghệ in 3D của nhà máy sản xuất máy in 3D Zortrax làm trọng tâm để nâng cấp máy bay MiG-29. Máy in 3D đang được sử dụng để nâng cấp hoàng loạt các bộ phận của máy bay, theo các chuyên gia Ba Lan, công nghệ in 3D đã làm giảm đáng kể thời gian cần thiết trong công tác nâng cấp.
Máy in 3D giúp chế tạo các mẫu chi tiết nhanh mà không có bất kỳ lỗi hình học nào so với các chi tiết thực tế, thực tế này đã được chứng minh. Nếu chúng ta chỉ sử dụng các phương pháp thông thường, ngay cả với các máy quét hay các chương trình ứng dụng trong kỹ thuật đảo ngược, thì thời gian và chi phí vẫn lớn hơn nhiều so với chi phí của công nghệ in 3D.
Các kỹ sư của Zortax cho biết, các thành phần cụ thể được thiết kế tại nhà máy cho hai loại máy bay MiG-29 và Su-22, khung thân máy bay có thể được gia công trong vòng một vài giờ sau khi hoàn thành in 3D theo nguyên mẫu.
Khi một chi tiết thiết kế vượt qua được một loạt các cuộc thử nghiệm, các chi tiết đo sẽ được sản xuất với quy mô. Công nghệ in 3D sẽ rút ngắn thời gian giữa các giai đoạn từ thiết kế đến sản xuất hàng loạt, điều đó có nghĩa rằng quá trình hiện đại hóa cho các bộ phận sẽ hiệu quả hơn.
MiG-29 được chuyển giao cho Ba Lan trong những năm 1989-1990, và được sử dụng ở Trung đoàn không quân số 1. Sau khi Ba Lan cho dừng bay máy bay MiG-23 trong năm 1999, MiG-21 vào năm 2004, Ba Lan chỉ còn gần 20 máy bay MiG-29 là những máy bay chiến đấu duy nhất hiện đại mà họ có sẵn cho lực lượng không quân.
Tính đến năm 2008, Ba Lan là quốc gia sử dụng nhiều nhất MiG-29 trong NATO, và họ hy vọng rằng bằng cách hiện đại hóa những chiếc máy bay chiến đấu này, MiG-29 có thể có khả năng phục vụ qua năm 2025.
Zortrax cho biết, việc sử dụng công nghệ in 3D cho phép các kỹ sư để thiết kế chế tạo khung và các bộ phận liên quan cho các máy bay MiG-29 và Su-22 đủ để đáp ứng tiêu chuẩn của NATO. Họ đang in chế tạo các bộ phận chính cho bộ phận hạ cánh của máy bay và các yếu tố của cơ chế điều khiển bánh lái.
Theo Infonet