Sơ tán hàng ngàn dân tránh siêu bão
Sáng nay, tâm bão cách bờ biển Hà Tĩnh – Huế khoảng 200 km và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền lúc 16h. Sức gió tối đa 149 km một giờ. Các địa phương đang sơ tán hàng nghìn dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn TƯ, 4h sáng nay, tâm bão cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh – Huế khoảng 230 km về phía Đông Đông Nam; sức gió tối đa 149 km một giờ (cấp 13), giật cấp 16. Bão đang di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, vận tốc mỗi giờ khoảng 20 km.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Hongkong, siêu bão Wutip sẽ đổ bộ vào TP Đồng Hới (Quảng Bình).
Dự báo 16h chiều nay, bão đổ bộ vào các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị, sức gió tối đa 102 km một giờ (cấp 10), giật cấp 12. Sau đó bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và Nam vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 10. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có gió mạnh, riêng từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế gió mạnh cấp 9, gần tâm bão giật cấp 15.
Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc bộ, do ảnh hưởng của rìa phía bắc cơn bão nên chiều tối và đêm nay khu vực này có mưa. Vùng biển các tỉnh Nam Định, Thái Bình có gió giật trên cấp 8.
Để đảm bảo an toàn cho người dân ven biển, tối 29/9, Hà Tĩnh đã có lệnh sơ tán khẩn cấp hơn 22.000 dân khỏi vùng nguy hiểm. Ngay trong đêm, nhiều nhà dân đã gói hành lý sẵn sàng đợi lệnh sơ tán của địa phương. Hàng chục trường học được chọn làm nơi tạm trú.
Video đang HOT
Báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho hay, biên phòng các tỉnh đã thông báo, hướng dẫn hơn 61.000 phương tiện, với trên 300.000 người biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.
Người dân xã Xuân Nội (Mỹ Xuân, Hà Tĩnh) chuẩn bị sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm.
7h sáng nay, tàu thuyền của Thanh Hóa đã vào bờ an toàn. Riêng tỉnh Nghệ An còn 52 tàu thuyền nhỏ vẫn hoạt động ven bờ, đã được kêu gọi khẩn trương vào bờ.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.
BCH PCLB&TKCN các tỉnh trong vùng ảnh hưởng của bão từ Quảng Bình đến Đà Nẵng đã họp triển khai và tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương để chỉ đạo, đôn đốc công tác ứng phó với bão như: đảm bảo an toàn tàu thuyền; chằng chống nhà cửa; sẵn sàng di dời, sơ tán dân theo diễn biến cụ thể của bão; bảo vệ công trình đê điều, hồ đập, các công trình đang thi công; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng đối phó với bão.
Người dân Đà Nẵng đưa thuyền lên bờ tránh bão.
Các tỉnh có khả năng ảnh hưởng trực tiếp của bão trong khu vực là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai sơ tán, di dời dân theo phương án, tổng cộng 11.642 hộ/ 50.127 người của 21 huyện, thị từ các vùng ven biển không an toàn, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp có nguy cơ bị ngập sâu đến nơi an toàn. Cụ thể: Quảng Bình: 07 huyện, thị với 6.111 hộ/27.148 người, Quảng Trị: 09 huyện, thị/20 xã, với 2.647 hộ/11.418 người, Thừa Thiên Huế: 05 huyện, thị/10 xã, với 2.884 hộ/11.561 người.
Tính đến đến 05 giờ ngày 30/9, 03 tỉnh trên đã sơ tán 3.501 hộ/11.901 người, cụ thể: Quảng Bình: 500 hộ/2.000 người tại 07 huyện, thị; Quảng Trị: 2.614 hộ/8.392 người tại 10 huyện, thị; Thừa Thiên Huế: 387 hộ/1.509 tại 3 huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang.
Theo Báo cáo của Văn phòng BCH PCLB&TKCN, BCH BĐPB các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa tính đến 22 giờ ngày 29/9, đã thông báo và hướng dẫn cho tổng số 44.349tàu/180.899lao động biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 10 để chủ động trú tránh.
Chằng chống nhà cửa chuẩn bị đón bão.
Được biết, ngày 29/9, BCĐ PCLB TW đã có cuộc họp khẩn cấp do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, để bàn các biện pháp ứng phó với diễn biến bão số 10. Sau cuộc họp, đoàn công tác do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp chỉ đạo đã vào Thừa Thiên Huế và đoàn công tác Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát dẫn đầu đã vào Vinh (Nghệ An). Hai đoàn này sẽ từ Thừa Thiên Huế và Vinh đi vào khu vực tâm bão đổ bộ để trực tiếp chỉ đạo phòng chống bão số 10.
Bão số 10 áp sát ven biển các tỉnh miền Trung, từng cơn sóng cao bắt đầu xuất hiện.
Dự báo chiều và đêm nay 30/9, do ảnh hưởng mưa của bão số 10, mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế sẽ lên nhanh. Trong đợt lũ này, lũ các sông từ Quảng Bình đến Quảng Trị có khả năng lên mức BĐ2 – BĐ3; Thừa Thiên Huế lên mức BĐ1 – BĐ2, có nơi trên BĐ2.
Theo Người đưa tin
Hoàn lưu bão số 9 sẽ gây mưa vừa ở Bắc bộ
Sau khi vượt qua khu vực biển Đài Loan và Philippines, bão Usagi đã đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 hoạt động ở vùng biển này trong năm nay.
13h chiều qua 22-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 280km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 giật trên cấp 17. Trong ngày hôm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 13h cùng ngày, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,6 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 12, cấp 13. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sau khi đổ bộ vào đất liền Trung Quốc, bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp và đi vào khu vực biên giới Việt- Trung.
Ông Lê Thanh Hải - Phó giám đốc Trung tâm DBKTTV Trung ương đánh giá, đây là cơn bão mạnh nhất trên Thái Bình Dương trong vài năm trở lại đây. Khi vào biển Đông, cường độ của bão vẫn rất mạnh. Theo ông Lê Thanh Hải, ghi nhận từ các mô hình đài khí tượng quốc tế và của Trung tâm cho thấy, bão số 9 ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền nước ta. Tuy nhiên ngoài gây thời tiết xấu trên biển, hoàn lưu bão cũng sẽ gây ra đợt mưa vừa tại Bắc bộ khoảng ngày 24 và 25-9. Bão cũng làm gió Tây Nam trên biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) mạnh cấp 5, có lúc cấp 6-7. Các tỉnh Nam bộ tiếp tục có mưa trên diện rộng.
Trong khi đó, BCĐ PCLB Trung ương cho biết, ảnh hưởng từ bão số 8 đã khiến 26 người chết và mất tích, trong đó, riêng Nghệ An có 11 người chết và mất tích do lũ cuốn. Đặt biệt, 5 người trong ô tô bị lũ cuốn trôi ở xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) vào chiều tối ngày 19-9 vừa qua đến sáng ngày 22-9 mới tìm được chiếc xe và 4 người. Một nạn nhân vẫn còn mất tích.
Còn tại tỉnh Thanh Hóa, do mưa lớn, nước lũ từ thượng nguồn các xã miền núi huyện Như Thanh những ngày qua đổ về đã gây ngập lụt nặng nề cho nhiều xã của huyện Nông Cống. Đến chiều ngày 22-9, trên địa bàn huyện vẫn còn 297 nhà dân ngập trong nước lũ.
Hạ Quỳnh
Theo ANTD
Bão số 8 hình thành, hướng vào Quảng Bình - Bình Định Nhanh chóng tăng cấp, bão số 8 đang tiến sâu vào vùng biển nước ta. Dự báo, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Bình - Bình Định nằm trong tầm ảnh hưởng của bão; các tỉnh Nghệ An đến Khánh Hòa từ chiều mai sẽ có mưa to đến rất to. Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy...