Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội bị đánh giá tiêu cực nhất
Gần 90% người được hỏi không hài lòng với thái độ giải quyết công việc của Sở Tài nguyên Môi trường một trong 5 sở được Thành ủy Hà Nội khảo sát.
Cuối năm 2012, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã điều tra xã hội học về thực hiện cải cách hành chính tại 5 sở Tài nguyên Môi Trường, Xây dựng, Quy hoạch Kiến Trúc, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính. 1.000 người được lấy ý kiến là cán bộ chủ chốt của các quận huyện, lãnh đạo một số doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra, tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực tại các sở vẫn diễn ra phổ biến, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính có tỷ lệ tiêu cực cao. Tỷ lệ này chiếm 2,7% tại Sở Tài Chính; 7,6% tại Sở Tài nguyên Môi trường; 6,3% tại Sở Quy hoạch Kiến trúc, 4,3% tại Sở Xây dựng; 4,7% tại Sở Kế hoạch Đầu tư.
Ngoài ra, các phòng khác cũng có tỷ lệ nhũng nhiễu tiêu cực cao như phòng Quản lý và Cấp phép (Sở Xây dựng), phòng Thẩm định dự án (Sở Kế hoạch Đầu tư), phòng Thông tin Quy hoạch Kiến trúc (Sở Quy hoạch Kiến trúc), phòng Đo đạc bản đồ (Sở Tài nguyên Môi trường)…
Video đang HOT
Phần đông ý kiến cũng không hài lòng về thái độ thực thi công vụ của cán bộ các sở, ngành. Theo đó, Sở Tài nguyên Môi trường đạt tỷ lệ hài lòng thấp nhất là 11%, cao nhất là Sở Tài chính với 26%. Tính quyết liệt trong chỉ đạo của lãnh đạo Sở Tài chính được đánh giá cao nhất (28%) và Sở Tài nguyên Môi trường thấp nhất (16%).
Cải cách hành chính ở Hà Nội có chuyển biến song chưa đạt yêu cầu. Ảnh minh họa:Hoàng Hà.
Theo Thành ủy Hà Nội, kết quả này cho thấy mức độ chuyển biến ở một số lĩnh vực cải cách hành chính chưa đáp ứng kịp đòi hỏi của thực tế. Những chuyển biến tại sở ngành chậm hơn tại các quận huyện. Tính quyết liệt của đội ngũ lãnh đạo chưa cao cũng là điều đánh suy nghĩ vì người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện cải cách hành chính.
Tại cuộc họp mới đây, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị thẳng thắn chỉ ra lực cản nằm ở cơ chế chính sách chồng chéo giữa các ngành, tinh thần trách nhiệm của cán bộ chưa cao, còn né tránh đùn đẩy và mắc chứng quan liêu giấy tờ. Số liệu điều tra của Thành ủy về tinh thần trách nhiệm của công chức, tính quyết liệt giải quyết công việc cũng sát với đánh giá của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam.
“Doanh nghiệp nói đi làm dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, những nơi khác có bôi thì trơn còn Hà Nội bôi cũng không trơn”, ông Nghị nói.
Theo VNE
Những quan chức... vui tính!
Đổng lý văn phòng thì trát quân đi xem "cuộc thi đá bóng". "Sổ đỏ" Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được mang đi "cắm" để chạy dự án.
Tổng Giám đốc Vinalines thì "đi công tác nước ngoài", vắng mặt trong cuộc họp quan trọng. Và câu chuyện quan chức thủ đô được "bôi cũng không trơn".
Công văn khẩn của UBND tỉnh Kon Tum huy động cán bộ và nhân dân... đến xem và cổ vũ các trận bóng đá.
Quả là một tuần có lắm chuyện khôi hài.
Thưa các bạn, các bạn có nhận thấy điểm gì chung giữa những câu chuyện không ít thú vị trong tuần?
Chẳng cần phải suy nghĩ nhiều đâu. Chỉ cần hiểu giản dị là những quan chức trên (và cũng không loại trừ còn nhiều quan chức như thế nữa) thật là vui tính.
Câu chuyện cái "trát khẩn" ở Kon Tum, về chuyện huy động "các bộ, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, trường học trên địa bàn" đi xem đấu bóng đá khiến người ta nhớ lại "tinh thần thể dục" từ thế kỷ trước của cụ Nguyễn Công Hoan.
Nhưng điều đáng nói là câu chuyện này, rút cục, đã có một cái kết "như phim hài": Do "sơ suất" và đương nhiên "sơ suất" này là "của anh em". Chắc là một cô cậu đánh máy nào đó.
Ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng - khu "di sản thế giới" - không có cô cậu đánh máy nào để đổ lỗi, Giám đốc vườn gãi đầu gãi tai thú nhận đã đưa sổ đỏ cho một doanh nghiệp để "xin" được chạy dự án từ nguồn vốn của nước ngoài. Trên Tiền Phong, ông giám đốc "vui tính" này cho biết doanh nghiệp đã cầm sổ đỏ từ 2 năm này ở Hà Nội, nhưng địa chỉ ở đâu thì ông "không nhớ".
Một sự đãng trí hài hước. Nó chỉ không hài hước ở chỗ "sổ đỏ di sản thế giới" không phải là cái sổ đỏ tư gia. Bởi nếu là sổ đỏ tư gia, có lẽ, ít nhất vợ ông giám đốc chẳng bao giờ đưa không cho ai đó, ở đâu đó, từ suốt 2 năm nay mà lại chẳng nhớ.
Chuyện cần phí "bôi trơn", nói đi nói lại mãi rồi, nhưng trường hợp Phong Nha-Kẻ Bàng đang cho thấy là cái lệ "bôi trơn" đã ngấm vào máu và khi ngay cả cơ quan quản lý cũng phải "chạy", phải "xin", phải "bôi trơn" thì cái tệ này nên coi là quốc nạn.
Ở thủ đô, cũng là phí "bôi trơn", đã có một phát ngôn vô cùng thẳng thắn: "Doanh nghiệp nói họ đi làm dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, những nơi khác có "bôi" thì "trơn", còn Hà Nội "bôi" cũng "không trơn".
Người phát ngôn là Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Chuyện phí "bôi trơn" ở Hà Nội dường như cũng được phản ánh chính xác trong khảo sát của Ban Tuyên giáo Thành ủy. Ở hàng loạt các sở trực tiếp giải quyết các công việc hành chính, với dân, các chỉ số như tính quyết liệt giải quyết công việc chỉ đạt 28%; mức độ hài lòng đối với đội ngũ công chức tại các sở này đạt 26%.
"Bôi" mà cũng "không trơn" thì rõ ràng, tỉ lệ 26-28% vẫn còn là rất đáng mừng.
Cũng là chuyện "nói thẳng", Bộ trưởng Thăng đã chất vấn chuyện Tổng Giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Việt đi công tác nước ngoài, rằng: "Đi Campuchia thì có cứu được Vinalines không?".
Ông Việt quả là vui tính, ông đi công tác nước ngoài để vắng mặt trong một hội nghị họp bàn về tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong khi đó, cũng là chuyện vui, một "cái ghế to" cho chức "Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam" thì lại không ai chịu ngồi.
Có lẽ không có gì khó giải thích lắm: Từ lâu, tòa trụ sở này đã biến thành sàn nhảy. Từ chuyện cái "trát khẩn" xem "cuộc thi đấu bóng đá" đã một lần nữa tái khẳng định "cò bóng đá" đã tuyệt chủng.
Theo Dantri
Hà Nội: Sẽ giảm bớt các cuộc họp Giảm số lượng các cuộc họp, xử lý nghiêm các trường hợp quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà trong thực thi công vụ... Đó là những nội dung chính trong có Chỉ thị về việc thực hiện "Năm kỷ cương hành chính - 2013" của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Chỉ thị yêu cầu xử lý nghiêm các...