So sánh tiềm lực quân sự Nhật – Trung
Nhật Bản đang nghiêm túc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với các nước láng giềng – là tiêu đề chính của bài bình luận trên VOR. Và đối thủ chính của Nhật sẽ là Trung Quốc. Vậy so sánh tiềm lực quân sự giữa hai quốc gia đến đâu?
Ngày 30/5, Hội đồng quốc phòng của Đảng Dân chủ Tự do đã phê duyệt dự án cải cách quy mô lớn các lực lượng vũ trang. Dự án cung cấp khả năng tấn công vào các căn cứ quân sự của đối phương, thiết lập lực lượng thủy quân lục chiến cũng như nâng cao hiệu quả phòng thủ tên lửa.
Đảng Dân Chủ Tự do cầm quyền Nhật Bản đề xuất trang bị cho quân đội Nhật Bản các loại tên lửa hành trình để tấn công những căn cứ quân sự của đối phương. Theo dự thảo văn bản này, ở đây trước hết nói về những bãi thử nghiệm tên lửa và hạt nhân ở Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông Valery Kistanov cho rằng loại vũ khí tấn công này, nhân thể nói thêm là bị Hiến pháp Nhật Bản cấm đoán, có thể được triển khai theo bất cứ hướng nào:
“Vâng, tất nhiên, trước hết ở đây đang nói về Bắc Triều Tiên, và kế đó, dĩ nhiên là về Trung Quốc. Hệ thống phòng thủ tên lửa cũng được tăng cường xây dựng, trước hết là do việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh tên lửa hạt nhân. Như thường nói, tuy bảo là Bắc Triều Tiên, nhưng thực ra là hàm nghĩa Trung Quốc”.
Gói cải cách các lực lượng vũ trang của Nhật Bản có điều mục đề cập trực tiếp đến quan hệ của Nhật với Trung Quốc. Đảng LDP Nhật Bản khuyến nghị thành lập các đơn vị thủy quân lục chiến. Những đơn vị này được dự kiến sử dụng trong trường hợp diễn ra một kịch bản quân sự cho giải pháp cuộc xung đột với Trung Quốc do những tranh chấp xung quanh các đảo trong khu vực Biển Hoa Đông. Để bảo vệ những vùng lãnh thổ mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền, các đơn vị thủy quân lục chiến sẽ được chuyển giao các thiết bị vận tải đổ bộ và máy bay vận tải Mỹ “Osprey”.
Để đánh giá kết cục của một cuộc xung đột có thể xảy ra, cần so sánh tiềm lực quân đội Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, cần loại bỏ ngay không xem xét lục quân, bởi lẽ lục quân chẳng có chỗ để giao chiến ở quần đảo tranh chấp, còn việc đổ bộ các đơn vị lục quân của Nhật lên đất Trung Quốc hay của Trung Quốc lên đất Nhật hoàn toàn bị loại trừ bởi vì khả năng đổ bộ không thể bảo đảm được. Vì thế mà chỉ nên so sánh sức mạnh không quân và hải quân của hai bên đối địch.
Hải quân Nhật Bản và hải quân Trung Quốc xét về sức mạnh tổng hợp hiện đứng thứ hai và thứ ba thế giới, chỉ thua Hải quân Mỹ (về số lượng tàu ngầm hạt nhân thì thua cả Hải quân Nga, nhưng xét chung, hạm đội hai nước này mạnh hơn Hải quân Nga).
Không quân Nhậthiện có 202 máy bay tiêm kích F-15J và DJ (157 và 45), 67 F-4EJ, 93 F-2 và (62 và 31), 13 máy bay trinh sát RF-4EJ, tức là 375 máy bay chiến đấu.
F15-J
Các máy bay Phantom lạc hậu (F-4EJ và RF-4EJ) đang bị loại bỏ dần, ngoài ra, Không quân Nhật chắc cũng sẽ loại bỏ 12 máy bay F-2 do những hư hỏng trong vụ sóng thần năm ngoái. Bởi vậy, tổng số tiêm kích Nhật sẽ giảm đi.
V-22 Osprey
Trong tương lai, Nhật dự định mua 42 tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ, nhưng hiện chưa rõ bao giờ việc này diễn ra.
Trong biên chế Hải quân Nhật Bảnhiện có 17 tàu ngầm (4 chiếc lớp Sry, 11 chiếc lớp Oyashio, 2 chiếc lớp Harushio), 4 tàu khu trục chở trực thăng (2 chiếc lớp Hyga và 2 chiếc lớp Shirane), 38 tàu khu trục (4 chiếc lớp Kong, 2 chiếc lớp Atago, 5 chiếc lớp Takanami, 9 chiếc lớp Musarame, 6 chiếc lớp Asagiri, 10 chiếc lớp Hatsuyuki, 2 chiếc lớp Hatakaze), 6 frigate (lớp Abukuma), 6 tàu tên lửa nhỏ (lớp Hayabusa), 3 tàu đổ bộ xe tăng (lớp sumi), đến 30 tàu quét lôi (các lớp khác nhau). Ngoài ra, Hải quân Nhật đang sử dụng vào mục đích huấn luyện 3 tàu ngầm lớp Harushio, 2 tàu khu trục lớp Asagiri và 2 tàu khu trục lớp Hatsuyuki.
Tàu khu trục Chokai lop Kongo
Hiện đại nhất trong số tàu trên là các tàu ngầm Sry (tổng cộng sẽ có 7 chiếc) và Oyashio, các tàu khu trục (thực ra là tàu sân bay hạng nhẹ) Hyga, Kong và Atago (thực chất là tàu tuần dương tên lửa trang bị hệ thống Aegis), Takanami và Murasame.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ sân bay lớn Hyyga
Quân đội Trung Quốccó máy bay chiến đấu trong cả không quân Trung Quốc và không quân hải quân (số lượngchỉ thua kém không quân hải quân Mỹ).
JF17
Đó là khoảng 140 máy bay ném bom tầm trung -6 và -6, 150-200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, 150-550 cường kích Q-5, không dưới 100 tiêm kích Su-30 và J-16, 200-350 Su-27 và J-11 các đời khác nhau, 200-250 J-10, gần 200 J-8 và 700-800 J-7.
Máy bay ném bom H-6
Sự khác biệt đáng kể trong những con số không chỉ bởi sự đóng kín thông tin của Trung Quốc mà còn bởi họ đang dần loại bỏ các máy bay Q-5, J-7 và J-8 thuộc những biến thể đầu, đồng thời sản xuất JH-7, J-16 ( sao chép trái phép Su-30), J-11B (sao chép trái phép Su-27), J-10 và Q-5 các biến thể sau.
Không có gì ngạc nhiên về chuyện số lượng máy bay cực kỳ không ổn định, nhưng rõ ràng là việc sản xuất các máy bay mới hoàn toàn bù đắp được việc loại bỏ các máy bay cũ.
J10
Nhìn chung, quân đội Trung Quốc có ưu thế ít nhất gấp 5 lần về số lượng máy bay chiến đấu so với Không quân Nhật Bản, xét về tất cả các thành phần riêng lẻ (máy bay tiến công, tiêm kích hạng nặng, tiêm kích hạng nhẹ), ưu thế cũng ở phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét về mặt chất lượng, tiêm các kích hạng nặng hiện đại họ Su-27/Su-30/J-11/J-16 cũng không hề thua kém F-15, tiêm kích hạng nhẹ J-10 của Trung Quốc không thua kém F-2 của Nhật.
Trung Quốc còn có thêm ưu thếlà hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa đường đạn tầm trung và chiến dịch-chiến thuật các loại, mà nay còn thêm cả các tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, máy bay và mặt đất. Bằng các tên lửa này, Trung Quốc có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu tĩnh trên lãnh thổ Nhật, mà trước hết là các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Nhật Bản thì không hề có tên lửa đường đạn lẫn tên lửa hành trình.
Các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Trung Quốc đương nhiên sẽ không được huy động tham chiến chống Nhật Bản, nhưng ngay cả không tính các tàu ngầm này, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vẫn là đông đảo nhất thế giới.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốcgồm có 8 tàu ngầm hạt nhân tiến công (4 tàu lớp 091 và 4 tàu lớp 093) và không dưới 60 tàu ngầm thông thường (đến 10 chiếc lớp 041, 8 chiếc lớp Projekt 636EM, 2 chiếc lớp Projekt 636 và 2 lớp Projekt 877, 13 chiếc lớp 039G, 5 chiếc lớp 035G, 13 chiếc lớp 035, đến 8 chiếc lớp 033). Tất cả các tàu ngầm hạt nhân tiến công và tàu ngầm thông thường thuộc các lớp 041, Projekt 636EM và 039G đều mang tên lửa chống hạm. Các tàu ngầm cũ thuộc các lớp 033 và 035 đang bị loại bỏ, để thay cho chúng, Trung Quốc đang đóng là các tàu ngầm lớp 041, bắt đầu đóng tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp 095 và tàu ngầm lớp 043.
Tàu đổ bộ tỉnh Cương Sơn, Trung Quốc
Chiếc tàu sân bay Varyagcủa Liên Xô trước đây, sau đó có tên không chính thức của Trung Quốc là Thi Lang và nay được đặt tên chính thức là Liêu Ninh thu hút nhiều sự chú ý của các chuyên gia nước ngoài. Nhưng do đặc thù thiết kế và không có máy bay trên hạm, tàu sân bay này sẽ mãi mãi chỉ là tàu huấn luyện-thực nghiệm, chứ không phải là một tàu chiến đấu thực sự. Các tàu sân bay nội địa thực sự của Trung Quốc sẽ ra đời ít ra là sau 10 năm nữa.
Hải quân Trung Quốc hiện có 27 tàu khu trục: 2 chiếc lớp Projekt 956, 2 chiếc lớp Projekt 956EM, 5 chiếc lớp 052, 2 chiếc lớp 052, 2 chiếc lớp 052, 2 chiếc lớp 051, 1 chiếc lớp 051, 2 chiếc lớp 051 Lữ Đại III, 1 chiếc lớp 051 Lữ Đại II và 8 chiếc lớp 051 Lữ Đại I. Tất cả các tàu Lữ Đại đang dần bị loại bỏ, đang được đóng để thay thế cho chúng là các tàu khu trục lớp 052. Các tàu kể từ chiếc thứ ba của lớp 052C có thể được coi là thiết kế mới (một số nguồn gọi là lớp 052D). Hải quân Trung Quốc sẽ có ít nhất 10 chiếc 052D.
Type 022
Hạm đội Trung Quốc hiện có 48 frigate: 11 chiếc lớp 054, 2 chiếc lớp 054 và 35 chiếc lớp 053 thuộc 6 biến thể khác nhau (10 chiếc 0533, 4 chiếc 0532G, 6 chiếc 0531G, 3 chiếc 0532, 6 chiếc 0531, 6 chiếc 053). Ngoài ra, còn có 2 frigate cũ 053, nhưng đã được chuyển cho lực lượng bảo vệ bờ biển, 1 frigate tương tự được cải hoán thành tàu hỗ trợ đổ bộ (trang bị hệ thống rocket phóng loạt), còn 1 frigate khác (053-) được sử dụng làm tàu huấn luyện.
Các frigate lớp 053 thuộc các biến thể đầu đang dần dần bị rút khỏi biên chế hải quân Trung Quốc, thay vào đó họ đóng các tàu lớp 054 (hiện có không dưới 5 tàu đang nằm ở các xưởng đóng tàu, chắc chắn sau khi hạ thủy các tàu này thì các tàu mới sẽ được khởi đóng).
TSB Liêu Ninh
Hạm đội “tàu muỗi”(tàu nhỏ, xuồng chiến đấu): Trung Quốc có 119 tàu tên lửa nhỏ (83 tốc hạm hai thân lớp 022, 6 tàu tên lửa nhỏ lớp 037-II và 30 tàu tên lửa nhỏ lớp 037-IG) và đến 250 tàu tuần tra nhỏ. Trung Quốc đã bắt đầu đóng các tàu corvette tên lửa lớp 056 với số lượng sẽ không dưới 16 chiếc.
Các lực lượng đổ bộ của hải quân Trung Quốc: Khá lớn, gồm 3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071, 30 tàu đổ bộ cỡ lớn và đến 60 tàu đổ bộ cỡ vừa. Tuy nhiên, để tổ chức được cuộc đổ bộ quân thực sự lên lãnh thổ Nhật Bản thì đó hoàn toàn chưa đủ, còn ở quần đảo tranh chấp thì thực chất không thể đổ bộ lên đâu được, bởi vậy lực lượng đổ bộ chẳng để làm gì cả.
Cũng cần nhắc đến không dưới 100 tàu quét lôi.
Thay đổi trong tương lai
Như vậy, hải quân Trung Quốc có ưu thế số lượng đáng kể đối với Hải quân Nhật, nhất là về lực lượng tàu ngầm và lực lượng nhẹ. Tuy nhiên, ưu thế chất lượng lại ở bên phía người Nhật. Điểm yếu nhất của các tàu chiến Trung Quốc là phòng không, ngoại lệ chỉ có các tàu khu trục thuộc các lớp 051 và 052/D, nhưng ngay cả các tàu này cũng thua kém các tàu khu trục Nhật trang bị hệ thống Aegis. Hơn nữa, Nhật Bản có truyền thống hải quân đáng nể hơn nhiều, điều có ý nghĩa không kém phần quan trọng trong chiến tranh.
Cũng cần lưu ý rằng, Trung Quốc cũng sẽ khó mà hiện thực hóa đầy đủ ưu thế trên không, bởi lẽ chiến trường biển tiềm năng nằm khá xa bờ biển của cả hai nước. Điều đó hạn chế vai trò của không quân và đặt hải quân vào vị trí hàng đầu, mà ở đây thì ưu thế của hải quân Trung Quốc hoàn toàn không rõ ràng.
Trong trường hợp nổ ra cuộc chiến tranh không-biển quy mô lớn, cả hai phía sẽ gánh chịu tổn thất lớn về tàu và máy bay, có nghĩa là về những loại vũ khí trang bị tinh vi và đắt tiền nhất. Điều đó tự thân nó làm cho việc đối kháng vũ trang trở nên bất lợi đối với cả Bắc Kinh và Tokyo, tổn thất kinh tế từ những tổn thất quân sự thuần túy (bao gồm cả tiêu hao nhiên liệu và đạn dược) có thể cao hơn cả lợi ích từ việc chiếm giữ quần đảo Senkaku. Tổn thất do hoạt động thương mại bị phá vỡ sẽ cực lớn.
Đối với Trung Quốc, tổn thất một bộ phận lớn và ưu tú nhất của không quân và hải quân mà họ đã bỏ hàng trăm tỷ đô la để phát triển trong thập kỷ rưỡi qua sẽ là một đòn cực kỳ đau đớn. Hơn nữa, vì thế mà Trung Quốc sẽ mất hoàn toàn khả năng gây áp lực bằng sức mạnh đối với Đài Loan và hòn đảo này sẽ có thể tuyên bố độc lập mà hầu như không bị trừng phạt.
Một cách riêng rẽ, cần nói về lập trường của Washington, bởi vì từ lâu đã tồn tại hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Chỉ cần có 1-2 cụm tàu sân bay của Hải quân Mỹ sẽ là đủ để quyết định dứt khoát kết cục cuộc chiến có lợi cho Nhật Bản, thậm chí nếu như Mỹ không chịu tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc mà chỉ hạn chế ở các hành động chống không quân và hải quân Trung Quốc ở vùng biển quốc tế và trên không.
Như vậy, cả đối với Nhật Bản, và ở mức độ lớn hơn là cả với Trung Quốc, cuộc chiến tranh giành quần đảo Senkaku lúc này hoàn toàn bất lợi. Về thực chất, nó sẽ là thất bại nặng nề đối với cả hai bên, bất kể tương quan tổn thất cục thể ra sao.
Vì thế, cả Tokyo và Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để tránh đụng độ vũ trang mà chỉ hạn chế ở việc gây áp lực về tâm lý (kiểu như biểu tình, cướp phá cửa hàng hay phái hàng ngàn tàu cá đến quần đảo tranh chấp) và có thể cả áp lực về kinh tế đối với nhau. Chiến tranh sẽ chỉ bùng nổ do tình hình leo thang không thể kiểm soát vì một sự cố bất ngờ nào đó, điều rất khó có khả năng xảy ra.
Tuy nhiên, trong tương lai, tình hình có thể thay đổi bởi vì cán cân sức mạnh trên không, cũng như trên biển đang thay đổi nhanh chóng theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Nhịp độ sản xuất máy bay và tàu chiến mới ở Trung Quốc cao hơn không chỉ mấy lần mà là hàng chục lần so với Nhật Bản, hơn nữa là mỗi năm một tăng lên. Thậm chí, ngay cả Mỹ cũng không có khả năng cùng lúc đóng hơn 10 tàu chiến nổi cỡ lớn như đang diễn ra ở Trung Quốc hiện nay.
Chính vì thế mà vào cuối thập niên này, tình thế có thể là Trung Quốc sẽ có khả năng thực sự đánh thắng cuộc chiến tranh không-biển với Nhật Bản, đồng thời vô hiệu hóa Hạm đội 7 của Mỹ.
Theo vietbao
Báo Anh: Nga 'đi đêm' với Israel, Syria mua hụt S-300
Hãng tin RT nói báo chí Anh cáo buộc Nga hủy bỏ thương vụ bán S-300 cho Syria vì đã có những "thỏa thuận ngầm" với Israel.
Trong khi các phương tiện truyền thông Anh liên tục đề cập đến vấn đề này, báo chí Israel gần như phớt lờ và đó như là "câu chuyện cổ tích".
Tờ Sunday Times của Anh nói, Nga dừng cung cấp hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Syria sau cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuần trước.
Báo này nói, hai nhà lãnh đạo đã đạt được những thỏa thuận bí mật, trong đó Nga ngừng bán S-300 cho Syria và Israel chấp nhận ngừng không kích quốc gia này.
Bài viết cũng dẫn lời quan chức cao cấp Nga tuyên bố: "Cộng đồng người Nga ở Israel là một yếu tố quan trọng trong thái độ của chúng tôi với Israel".
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga
Cáo buộc này của Sunday Times vấp phải thái độ nghi hoặc của chính quyền Tev Aviv, quốc gia luôn phản đối kế hoạch bán S-300 của Nga cho Syria.
Một quan chức chính phủ Israel giấu tên nói: "Đây là câu chuyện không thực tế, nó giống như truyện cổ tích. Chẳng có thỏa thuận nào giữa 2 nhà lãnh đạo Putin và Netanyahu. Đó hoàn toàn là tưởng tượng".
Hồi đầu tháng 5, các tờ báo Mỹ như Wall Street Journal và sau đó là New York Times đã đưa ra thông tin Nga sẽ bán hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Syria.
Nhận định về các thông tin này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói ông không hiểu vì sao truyền thông lại thổi phồng các tin đồn như vậy: "Chúng tôi sẽ không che giấu nếu như muốn bán vũ khí cho Syria. Vì điều đó không vi phạm các công ước quốc tế hay luật xuất khẩu vũ khí của Nga".
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga
Nga nhắc lại rằng, việc chuyển gia vũ khí cho Syria hiện nay đa số là hoàn thành các hợp đồng đã có từ thời Liên Xô. Vũ khí chủ yếu là các hệ thống tên lửa phòng không và chưa có hợp đồng vũ khí mới nào được ký kết giữa 2 nước.
Trong khi đó, Israel tỏ ý lo ngại nếu như các vũ khí hiện đại nếu được triển khai ở Syria sẽ có khả năng rơi vào tay các lực lượng phiến quân và sẽ dùng để chống lại nhà nước Israel. Đây chính là nguyên nhân Israel thực hiện 3 vụ không kích gần đây nhằm vào các mục tiêu ở Syria.
Ngoài ra, các quan chức quân sự Israel tự tin nhận định rằng lực lượng không quân của họ có thể áp chế được các hệ thống phòng không nếu nó được triển khai tại Syria.
Theo vietbao
Triều Tiên lên án Mỹ phóng tên lửa đạn đạo Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 26/5 cho hay, Triều Tiên đã lên án Mỹ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), gọi đó là "hành động khiêu khích quân sự" và là một phần của việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh của Mỹ Triều Tiên có lực lượng tên lửa khá hùng hậu Dẫn nguồn báo Triều...