So sánh thực lực quân sự của Triều Tiên và Hàn Quốc
Không quân của Bắc Triều Tiên có 34 chiếc máy bay ném bom Su-25 và 35 máy bay tiêm kích MiG -29, khoảng 24 máy bay trực thăng Mi-24.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong -UN
Tình hình hai miền Triều Tiên lại “căng như dây đàn” sau khi hai bên đấu pháo ở khu vực biên giới vào ngày 20/8 và sau đó, nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-Un ra lệnh cho các lực lượng hỗn hợp ở tiền tuyến bước vào tình trạng chiến tranh.
Cùng nhìn lại tiềm năng quân sự của hai miền trước nguy cơ chiến tranh có thể nổ ra.
Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, quân số chính quy tinh nhuệ của các lực lượng vũ trang nước này gồm 630.000 quân nhân, số lượng quân dự bị – 2.970.000 quân nhân.
Ngoài ra, có 28.500 binh sĩ Mỹ đang đóng tại Hàn Quốc và sẵn sàng tham chiến để bảo vệ đồng minh.
Hàn Quốc có hơn 2.380 xe tăng gồm các loại xe tăng chiến đấu K1, K1A1 và K2 sản xuất trong nước. Ngoài ra còn có 35 xe tăng T-80U mua của Nga, 2.660 xe thiết giáp, 1.412 máy bay chiến đấu các loại (bao gồm cả những chiến đấu cơ phiên bản mới nhất của Mỹ như là F-15 và F-16).
Quân số của Hải quân Hàn Quốc là khoảng 70.000 người, bao gồm cả thủy quân lục chiến. Các hạm đội gồm khoảng 160 tàu chiến, trong đó có 12 tàu khu trục tên lửa (3 trong số đó – chiến hạm lớp “King Sejong”, tương tự tàu khu trục mang tên lửa của Mỹ lớp “Arleigh Burke”), 10 chiến hạm khu trục, 12 tàu ngầm và 21 tàu hộ tống.
Theo Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, quân số của các lực lượng vũ trang Triều Tiên ước tính 690.000 quân nhân. Theo số liệu của GlobalFirepower thì con số này lên đến 1 triệu 190 ngàn người.
Video đang HOT
Tên lửa của Triều Tiên
Xe tăng chiến đấu Hàn Quốc
Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 4.200 xe tăng (chủ yếu là các loại xe tăng T-55 và T-62 do Liên Xô chế tạo, và các loại của TIP 59 do Trung Quốc chế tạo, cũng như một số loại do Triều tiên sản xuất -SONGUN-915, dựa trên các mẫu xe tăng của Liên Xô. 4.100 xe bọc thép các loại, 940 máy bay và trực thăng (chủ yếu là các loại đã cũ được sản xuất tại Liên Xô và Trung Quốc, đó là các loại máy bay chiến đấu MiG-17, MiG-19, MiG-21, MiG-23, MiG-29.
Không quân của Bắc Triều Tiên có 34 chiếc máy bay ném bom Su-25 và 35 máy bay tiêm kích MiG -29, khoảng 24 máy bay trực thăng Mi-24.
Quân số của Hải quân Bắc Triều Tiên khoảng 60.000 người. Hải quân triều tiên được trang bị 3 tàu khu trục, 50 tàu ngầm, khoảng hơn 500 tàu thuyền nhỏ và các tàu tuần tra khác. (Lực lượng tên lửa và vũ khí hạt nhân không được tiết lộ).
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Tass, một trong những hãng thông tấn lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
Theo Infonet
Hàn Quốc quyết đáp trả khi Triều Tiên tăng vũ khí
Tình hình tại biên giới liên Triều đang nóng lên từng giờ khi Triều Tiên không ngừng đổ vũ khí về đây trong khi Hàn Quốc quyết đáp trả mạnh mẽ.
Vũ khí Triều Tiên áp sát biên giới
Ngay sau vụ đấu pháo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra hôm 20/8, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh cho quân đội ở tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
Thông tin này được hãng thông tấn KCNA cho hay, quyết định trên được đưa ra trong cuộc họp khẩn vào cuối ngày 20/8 của Quân ủy Trung ương mà ông Kim là chủ tịch.
Tại cuộc họp, ông Kim đã ra lệnh cho các đơn vị hỗn hợp, tiền tuyến của quân đội "bước vào tình trạng thời chiến" kể từ 17h ngày 21/8 (0800 GMT).
Ông Kim tuyên bố: "Quân đội cần hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu để thực hiện các hoạt động bất ngờ" trong khi toàn bộ tiền tuyến cần được đặt trong tình trạng bán chiến tranh".
Cuộc họp của Quân ủy Trung ương diễn ra vài giờ sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc đấu pháo qua biên giới phía Tây. Theo thông tin từ phía Hàn Quốc, ban đầu, Triều Tiên nã pháo sang, sau đó Hàn Quốc đáp trả bằng hàng chục loạt pháo.
Vụ việc không gây ra thương vong nhưng đẩy căng thẳng vốn đã tồn tại giữa hai bên lên mức nguy hiểm.
Bình Nhưỡng sau đó gửi một tối hậu thư thông qua đường dây nóng quân sự, cho Seoul 48 giờ để dỡ bỏ các loa phóng thanh phát thông điệp tuyên truyền qua biên giới, nếu không Triều Tiên sẽ có thêm hành động quân sự.
Pháo phản lực cỡ nòng 240mm của Quân đội Triều Tiên.
Theo hãng thông tấn Yonhap, để hiện thực hóa tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Triều Tiên đã triển khai thêm các đơn vị hỏa lực tới những khu vực tiền tuyến với Hàn Quốc.
Trước đó, Bình Nhưỡng đã bố trí dày đặc các loại trọng pháo, như các bệ phóng rocket đa nòng 240mm và pháo tự hành 170mm tại những khu vực tiền tuyến này.
Hàn Quốc quyết đáp trả
Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết: Hàn Quốc "sẽ đáp trả mạnh mẽ mọi loại hình tấn công từ Triều Tiên và Triều Tiên phải nhận toàn bộ trách nhiệm về những hành động trả đũa".
Trong thông điệp, Seoul còn cảnh báo Bình Nhưỡng rằng vụ nã pháo vi phạm rõ ràng thỏa thuận đình chiến và không xâm lược giữa hai miền. Ngoài ra, Hàn Quốc đang tham khảo ý kiến Mỹ và các nước đồng minh khác về việc xử lý căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, sau vụ đấu pháo.
Một quan chức Hàn Quốc yêu cầu không nêu tên nói: "Chính phủ Hàn Quốc đã trình bày chi tiết về vụ bắn phá của Bắc Triều Tiên với cộng đồng quốc tế - trong đó có các nước chủ chốt và Liên Hợp Quốc. Chúng tôi đang thảo luận các biện pháp hành động chung để răn đe các cuộc khiêu khích tiếp theo từ Bắc Triều Tiên".
Các quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói họ đang xem xét liệu có đưa vụ việc này ra Hội đồng Bản an Liên Hợp Quốc hay không. Chính phủ Hàn Quốc lo ngại về hành động Triều Tiên sau khi tối hậu thư ngừng phát thanh tuyên truyền thù địch hết hạn vào lúc 17h00 ngày 22/8/2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo nói: "Có khả năng Bắc Triều Tiên phát động các hành động khiêu khích nào đó trước 17 giờ chiều mai (22/8)".
Yonhap còn cho rằng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị phóng một số tên lửa tầm ngắn, tầm trung và các tên lửa này dự kiến sẽ đáp xuống trong phạm vi lãnh hải Triều Tiên.
Một nguồn tin Hàn Quốc nói: "Bắc Triều Tiên có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ phóng tên lửa Scud gần Wonsan và tên lửa Rodong từ tỉnh Bắc Pyeongan".
Những động thái này của Bình Nhưỡng chỉ khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên thêm bất ổn và Hàn Quốc thề sẽ đáp trả thích đáng nếu những hành động đó đe dọa đến Seoul, Yonhap dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc nói.
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Chuyên gia Nga: Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng 'nói đi đôi với làm' Ông Alexander Zhebin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Viện Viễn Đông cho rằng, hiện nay có thể nói Bắc Triều Tiên sẵn sàng "nói đi đôi với làm". Ngày 20/8/2015, Bắc Triều Tiên đã tiến hành pháo kích vào phía Tây khu vực phi quân sự tại biên giới hai miền Triều Tiên với mục đích, theo dự đoán,...