So sánh Thai-League với V-League
Cách đây gần 20 năm, cầu thủ Thái Lan rầm rộ sang chơi V-League, xuất phát từ sự kiện bầu Đức sang tận nhà chiêu mộ tiền đạo số một Đông Nam Á Kiatisak về chơi cho HA Gia Lai.
Một trong những điều kiện bắt buộc của Zico Thái hồi năm 2001 là bắt buộc CLB phố núi phải ký hợp đồng luôn với hai đồng nghiệp thân thiết là Dusit và Chukiat. Nó giúp Kiatisak không cô độc ở miền bóng đá mới và bộ ba Thái Lan có một thời làm mưa làm gió từ hạng Nhất mới lên đã hai lần vô địch V-League.
Khoảng 10 năm tiếp theo, hàng chục cầu thủ giỏi của Thái Lan thay nhau cập bến V-League trong bối cảnh đội tuyển quốc gia của họ luôn thắng tuyển Việt Nam. Duy có điều, thứ hấp dẫn lớn nhất cho cầu thủ Thái Lan ào ạt chơi bóng ở Việt Nam là tiền chuyển nhượng, lương, thưởng cao vút, hơn hẳn đồng nghiệp nội.
Rất nhiều cầu thủ Thái đã thành danh rất háo hức sang Việt Nam kiếm tiền nhưng từ 20 năm qua, Thai-League vẫn chất lượng hơn V-League. Nguyên do, những CLB của họ gặt hái nhiều thành công ở các đấu trường châu Á, giúp thăng tiến trên bảng xếp hạng các giải đấu cấp CLB châu Á của AFC. Nó chính là căn cứ cho AFC xếp hạng các CLB và chia hạt giống cho các đội ở sân chơi AFC Champions League và AFC Cup.
Năm ngoái, CLB Hà Nội từng vào đến loạt đấu chung kết AFC Cup liên khu vực nên mới có sự thăng hạng cao hơn Singapore và Malaysia. Còn hiện tại, giải đấu V-League chỉ xếp hạng 17 châu Á, kém hai đội trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan (hạng bảy châu Á) và Philippines (hạng 14 châu Á).
Video đang HOT
Điều đáng chú ý nhất của bóng đá Thái Lan những năm qua là đã dần hoàn chỉnh mô hình tổ chức các giải nội địa theo mô hình của giải Ngoại hạng Anh quyến rũ người xem mua vé đến sân rất đông. Cầu thủ Thái hưng phấn và nỗ lực hơn khi chơi bóng dưới một bầu không khí sục sôi, khác hẳn với V-League nóng, lạnh thất thường vì những bất cập không chịu hoặc chưa có lời giải.
Theo PLO
Bầu Đức giúp bóng đá TP.HCM 'chơi lớn'
Bóng đá TP.HCM thay da đổi thịt sau khi HLV Chung Hae-seong về nắm quyền dẫn dắt và mùa bóng này hứa hẹn "chơi lớn" với sự trợ giúp từ nguồn cầu thủ của bầu Đức.
Thương vụ chuyển nhượng đáng chú ý nhất của V-League 2020 chính là việc Công Phượng bỏ nửa năm hợp đồng ở Sint Truiden (Bỉ) về khoác áo CLB TP.HCM chứ không phải HA Gia Lai.
Bầu Đức có dụng ý cho Công Phượng về sân Thống Nhất không chỉ giúp bóng đá TP.HCM hấp dẫn khán giả hơn mà còn tạo cơ hội để chơi AFC Cup 2020 với tham vọng lớn hơn. Đấy cũng là cách bầu Đức trả nghĩa cho vùng đất ông có nhiều kỷ niệm cả trong kinh doanh và một thời cũ đam mê bóng đá.
Ông bầu phố núi nửa đùa nửa thật nói mọi chuyện đều do ông đạo diễn cho Công Phượng và một số cầu thủ HA Gia Lai ít sử dụng như hai hậu vệ Đức Lương, Văn Sơn về đội TP.HCM bởi ông không thể tranh vô địch với các đội bóng "nhà bầu Hiển".
Từng kỳ vọng Công Phượng khoác áo Sint Truiden mang lại nhiều tín hiệu tốt nhưng bất thành, bầu Đức liền rút về tăng cường cho TP.HCM vừa để kéo khán giả vừa giúp đội bóng này mạnh hơn. Ảnh: TRÂM ANH
Từ việc đưa HLV Chung Hae-seong xuống núi mùa trước đến mùa này tăng cường cầu thủ cho TP.HCM, ông chủ của HA Gia Lai đã tính đến sự cân bằng hơn cho cuộc chơi V-League vốn đang nằm trong tay Hà Nội và những đội bóng thân thuộc. Ông Chung có thể không thành công ở phố núi lại có vẻ mát tay với đội chủ sân Thống Nhất ngay mùa đầu cầm quân đã đưa các học trò lên ngôi á quân giải vô địch quốc gia.
Đáng tiếc cho thầy trò ông Chung có lúc đã nghĩ đến ngôi vô địch V-League 2019 khi đứng đầu bảng từ đầu mùa qua giai đoạn hai nhưng rồi bị hụt hơi để Hà Nội qua mặt. Họ cũng không đủ sức để vào chơi chung kết Cúp Quốc gia vì thua chính Hà Nội tại bán kết.
Sau những thất bại sít sao ấy, các nhà làm bóng đá TP.HCM đã rút tỉa nhiều kinh nghiệm và quyết tâm hơn trong việc tổ chức lại đội hình nỗ lực trong thi đấu nhằm mang lại niềm vui cho giới hâm mộ.
Sức mạnh của TP.HCM mùa này còn đáng kể hơn khi rất chịu chi đưa về một số tân binh, bên cạnh các cầu thủ HA Gia Lai vừa có sức hút trên khán đài, vừa bảo đảm chuyên môn như thủ môn Tiến Dũng, tiền vệ Huy Toàn,... cùng ngoại binh chất lượng Diakite, Prodell,... Ông Chung còn tối ưu hóa đội ngũ huấn luyện với trợ lý Lee Jung-soo, HLV thủ môn Trần Minh Quang.
HLV Chung Hae-seong cùng các cộng sự khiêm tốn đặt mục tiêu vào tốp ba mùa này, sau lần về nhì mùa trước như một cách gia giảm áp lực cho cầu thủ. Thực sự TP.HCM rất khao khát gây tiếng vang lớn ở giải quốc nội lẫn đấu trường quốc tế AFC Cup 2020 lần đầu tiên tham dự.
Với sự trỗi dậy của bóng đá TP.HCM, hy vọng mùa giải V-League và Cúp Quốc gia 2020 sẽ hứa hẹn nóng bỏng hơn khi có đối trọng lớn của nhà vô địch Hà Nội.
AFC đổi lịch, TP.HCM đá sân khách
Do ảnh hưởng của dịch Corona, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) buộc phải đổi lịch thi đấu AFC Cup 2020 của đội TP.HCM. Theo đó, thay vì chơi trên sân nhà lượt trận đầu bảng E tiếp khách Yangon United (Myanmar) ngày 11-2 thì thầy trò HLV Chung Hae-seong lại phải sang sân khách. Ở giải đấu này, lá thăm may mắn TP.HCM vào bảng dễ thở, bên cạnh CLB Yangon còn có Hougang United (Singapore) và Lao Toyota (Lào). Ông Chung đưa ra mục tiêu vượt qua vòng bảng rồi tính tiếp đến khả năng sẽ vào sâu hơn ở đấu trường này.
Theo PLO
V-League 2020, ĐKVĐ Hà Nội gặp Nam Định trận khai mạc Ngày 27-12, VPF tổ chức bốc thăm xếp lịch mùa giải 2020 gồm V-League, giải hạng Nhất và Cúp Quốc gia. Ngày khai mạc V-League đã được ấn định vào ngày 22-2 với các cặp đấu khai mạc gồm ĐKVĐ Hà Nội tiếp Nam Định trên sân nhà Hàng Đẫy, á quân TP.HCM sẽ có chuyến làm khách trên sân đội Quảng Nam....