So sánh tạo hình nhân vật trong 3 phim ‘Tây du ký’: Phiên bản 1986 có đỉnh nhất?
‘Tây du ký 1986′ tuy được thực hiện trong điều kiện thiếu thốn nhưng vẫn có tạo hình nhân vật ấn tượng. Cùng so sánh 3 phiên bản để thấy bản phim năm 1986 là đỉnh nhất.
“Tây du ký” phiên bản năm 1986 tuy được sản xuất khi còn nhiều hạn chế về kinh phí và kỹ xảo nhưng vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem, trở thành phim truyền hình kinh điển trên màn ảnh Hoa ngữ. Một trong những dấu ấn đặc biệt của phiên bản này chính là tạo hình nhân vật. Ngay cả hai bộ phim “Tây du ký 2″ và “Ngô Thừa Ân và Tây du ký” được quay sau này cũng không thể bì được với phiên bản năm 1986 về mặt tạo hình.
Tên tuổi Lục Tiểu Linh Đồng gắn liền với vai diễn Tôn Ngộ Không. Bên cạnh bộ phim”Tây du ký 1986″, ông còn thể hiện vai Tôn Ngộ Không trong “Tây du ký 2″ và”Ngô Thừa Ân và Tây du ký”. Trong 3 phiên bản, tạo hình Tôn Ngộ Khôngtrong bản phim năm 1986 vẫn được đánh giá là đẹp nhất.
Trì Trọng Thụy góp mặt trong cả ba phiên bản “Tây du ký 1986″, “Tây du ký 2″ và”Ngô Thừa Ân và Tây du ký”. Ở bản phim sau này, Trì Trọng Thụy lộ vẻ già nuavới nhiều nếp nhăn trên gương mặt.
Nhân vật Trư Bát Giới trong “Tây du ký 1986″ và “Ngô Thừa Ân và Tây du ký” do Mã Đức Hoa thể hiện. Trong phần 2 “Tây du ký”, nhân vật này do Thôi Cảnh Phú đảm nhận.
Video đang HOT
Diêm Hoài Lễ thể hiện vai Sa Tăng trong “Tây du ký 1986″. Sang đến phần 2 “Tây du ký”và bộ phim “Ngô Thừa Ân và Tây du ký”, Sa Tăng do Lưu Đại Cương đóng. Trong hai diễn viên này, Diêm Hoài Lễ vẫn được đánh giá cao hơn về thần thái.
Phật Tổ Như Lai do nam diễn viên gạo cội Châu Long Quảng thể hiện. Ở phiên bản”Ngô Thừa Ân và Tây du ký”, tạo hình Phật Tổ có phần đen hơn hai phiên bản trước.Vì vậy, các fan đã nói đùa rằng: “Phật Tổ đã đi đâu du lịch mà da lại đen hơn trước?”
Tả Đại Phân thể hiện xuất sắc nhân vật Quan Âm Bồ Tát trong hai phần phim “Tây du ký”. Cái bóng quá lớn của Tả Đại Phân đã làm lu mờ phiên bản Quan Âm Bồ Tát do nữ diễn viên Lưu Gia đảm nhận trong bộ phim “Ngô Thừa Ân và Tây du ký”.
“Ngô Thừa Ân và Tây du ký” được thực hiện vào năm 2007. Tuy nhiên, tạo hình nhân vật Ngọc Hoàng trong tác phẩm này lại bị đánh giá kém xa so với hai phiên bản “Tây du ký” trước đó.
Nhân vật Thác Tháp Lý Thiên Vương của 2 phần phim “Tây du ký” nhận được nhiều lời khen.Vai diễn này trong “Ngô Thừa Ân và Tây du ký” bị chê là “non” và không toát lên khí chất của nhân vật.
Diêm Vương phiên bản phim “Ngô Thừa Ân và Tây du ký” bị chê là kém xaso với phiên bản trong hai phần phim “Tây du ký” trước đó.
Trong ba phiên bản, tạo hình Long Vương trong “Ngô Thừa Ân và Tây du ký” bị đánh giá là xấu nhất.
Theo GĐVN
Chết cười với màn bắt thủy quái vừa rùng rợn vừa hài "té ghế"
Đặc sản hài hước tới từ các bộ phim hài do Châu Tinh Trì sản xuất tiếp tục được thể hiện trong bộ phim Tây Du Ký - Mối tình ngoại truyện.
Thế giới điện ảnh với nhiều thể loại phim khác nhau như món ăn ngon không thể vội vàng thưởng thức. Chuyên đề Video phim đặc sắc sẽ mang đến cho độc giả những trích đoạn hay trong các tác phẩm nổi tiếng. Đó chắc chắn là các cảnh phim dù từng xem hay chưa biết đến, bạn vẫn muốn coi lại nhiều lần.
Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện - Journey To The West: Conquering The Demons (2013) là một trong rất nhiều những bộ phim của điện ảnh Trung Hoa xây dựng dựa theo cốt truyện Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân.
Dưới óc tưởng tượng và sáng tạo tuyệt vời của mình, Châu Tinh Trì đã viết kịch bản và sản xuất nên bộ phim mà theo tác giả chia sẻ, ông đã ấp ủ từ rất lâu.
Bộ phim hài dựa theo nguyên tác Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân) của Châu Tinh Trì gây ấn tượng mạnh với khán giả
Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện kể về pháp sư trừ tà trẻ tuổi mang tên Trần Huyền Trang, nhờ vào may mắn và lòng nhiệt thành đã giúp người dân tại một làng chài bắt gọn thủy quái mà sau này chính là đồ đệ Sa Tăng.
Những tình tiết hài hước xung quanh chuyến đi tìm yêu ma để trừ tà của Trần Huyền Trang hiện lên đầy màu sắc và vui nhộn thông qua những tình huống dở khóc, dở cười. Phần 2 của bộ phim mới ra mắt trong năm nay cũng đã ngay lập tức chiếm thịnh tình trong lòng người hâm mộ.
Cảnh sư phụ Huyền Trang chết hụt khi bị thủy quái tấn công
Sự mát tay của Châu Tinh Trì ở mảng phim hài, ngay cả khi ông không trực tiếp tham gia diễn xuất là điều không phải bàn cãi. Tác phẩm điện ảnh này một lần nữa chứng minh được tài năng và sức sống bất diệt của những yếu tố hài hước mang thương hiệu Châu Tinh Trì.
Trích đoạn bắt thủy quái chết cười trong phim Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện:
Theo Danviet
Vì sao Tôn Ngộ Không lại chọn tai là nơi giấu gậy như ý? Những ai yêu mến nhân vật Tôn Ngộ Không hẳn cũng thích thú không kém với chiếc gậy như ý thần thông luôn được giấu trong tai của chàng khỉ này. Với những khán giả yêu mến bộ phim "Tây du kí", hẳn không còn xa lạ với cây gậy như ý của Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không. Những lúc đánh...