So sánh tác dụng của 2 và 3 liều vắc xin chống lại Omicron
Vắc xin Pfizer ngăn ngừa 35% nguy cơ nhập viện 6 tháng sau liều thứ 2. Con số này tăng lên 90% sau 3 liều.
Tác dụng của 2 liều vắc xin
Khả năng bảo vệ của 2 liều vắc xin chống lại Omicron bị giảm vì hai lý do.
Đầu tiên, các kháng thể được tạo ra từ việc tiêm chủng sẽ suy yếu dần theo thời gian. Hiện có nhiều quốc gia đã triển khai tiêm vắc xin được hơn một năm. Bởi vậy, nhiều người tiêm mũi thứ hai cách đây hơn 6 tháng.
Nếu chưa tiêm tăng cường, lượng kháng thể của họ sẽ giảm đáng kể.
Lý do thứ hai là Omicron có thể thoát khỏi khả năng miễn dịch do vắc xin tạo ra. Protein gai của Omicron (yếu tố giúp virus xâm nhập vào tế bào con người) khác biệt đáng kể với các biến thể khác. Trong khi đó, vắc xin được sáng chế dựa trên những phiên bản trước đây của virus SARS-CoV-2.
Bằng chứng mới ghi nhận 2 liều vắc xin Covid-19 chỉ cung cấp mức bảo vệ dưới 10% chống lại nhiễm Omicron sau 5-6 tháng.
Tuy nhiên, khả năng ngăn ngừa bệnh nặng của vắc xin vẫn còn. Pfizer cung cấp khả năng bảo vệ khoảng 35% trước nguy cơ nhập viện 6 tháng sau liều thứ hai.
Tác dụng của vắc xin ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng và nhập viện
Tác dụng của 3 liều vắc xin
Bằng chứng cho thấy, khả năng bảo vệ khỏi nhiễm Omicron có triệu chứng phục hồi đến 60-75% từ 2 đến 4 tuần sau khi tiêm liều tăng cường Pfizer hoặc Moderna.
Tuy nhiên, khả năng bảo vệ ở liều thứ 3 cũng giảm dần, còn 30-40% chống lại nhiễm Omicron sau 15 tuần. Vì vậy, tình trạng nhiễm đột phá sẽ vẫn phổ biến.
Video đang HOT
Tác dụng ngăn ngừa nhập viện còn khá cao, tăng khoảng 90% sau một liều tăng cường Pfizer và giảm xuống 75% sau 10-14 tuần.
Pfizer và Moderna đang phát triển vắc xin phù hợp với Omicron, sẽ tạo ra khả năng miễn dịch tốt hơn chống lại biến thể này.
Có cần liều mới 3 tháng một lần?
Israel đang triển khai liều Pfizer thứ 4 cho một số nhóm có nguy cơ cao.
Một số người sẽ lo ngại xu hướng này dẫn tới mọi người cần tiêm liều mới liên tục. Tuy nhiên, Phó giáo sư Nathan Bartlett, Trường Khoa học Y sinh và Dược, Đại học Newcastle, không nghĩ như vậy.
“Chúng ta không thể tiêm tăng cường vài tháng một lần vì khả năng miễn dịch đang suy yếu. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về cách tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ tốt nhất”, Phó giáo sư Bartlett nói.
Ngoài ra, cũng có câu hỏi về đạo đức khi triển khai nhiều đợt tiêm tăng cường ở các quốc gia giàu có khi ở một số nơi trên thế giới vẫn còn người chưa tiêm đủ hai liều đầu tiên.
Nhưng những loại vắc xin tốt hơn sắp ra mắt. Vắc xin Covid-19 sẽ nhắm mục tiêu vào các khu vực virus không dễ dàng đột biến dẫn tới đạt hiệu quả trên các biến thể khác nhau.
Trong tương lai, chúng ta có thể tiêm ngừa Covid-19 hằng năm kết hợp với vắc xin cúm. Các phương pháp điều trị cũng sẽ cải thiện, vì vậy người mắc có thể giảm thiểu các triệu chứng.
Những bước tiến này sẽ làm giảm tác động của virus đối với con người. Cuối cùng Covid-19 sẽ lây truyền ở mức có thể dự đoán được, trở thành bệnh đặc hữu.
Khả năng miễn dịch hiện có của bạn sẽ được tăng cường với bệnh nhiễm theo năm hoặc lâu hơn, hầu như không có triệu chứng hoặc các triệu chứng giống như cảm lạnh.
Tuy nhiên, đối với những người dễ bị tổn thương hơn, như người già, người bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính, vắc xin kém hiệu quả hơn và virus vẫn có thể gây bệnh nặng, tử vong, tương tự như bệnh cúm.
Chiều 25/2: Đã phân bổ gần 202 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Chỉ còn 2 tỉnh bao phủ mũi 2 dưới 90%
Bộ Y tế cho biết trong tổng số 213,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, hiện đã phân bổ 201,9 triệu liều; Đến nay 61 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; chỉ còn 2 địa phương có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
61 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%
Bộ Y tế cho biết trong tổng số 213,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, hiện đã phân bổ 201,9 triệu liều, số vaccine còn lại chưa phân bổ do mới được tiếp nhận, cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h ngày 25/2 cho biết cả nước đã tiêm gần 192,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 24/2, cả nước tiêm 188.654 liều vaccine.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.726.707 liều, trong đó mũi 1: 70.743.193 liều; Mũi 2: 68.516.325 liều ; Mũi bổ sung: 13.598.820 liều; Mũi 3: 22.868.369 liều
Đến nay 61/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; chỉ còn 2/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90% .
Đến nay 61 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; chỉ còn 2 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90% .
Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đến nay là 16.950.625 liều, trong đó mũi 1: 8.718.944 liều; Mũi 2: 8.231.681 liều.
Đến nay 52/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccie cho trẻ em dưới 12 tuổi (trước mắt là vắc xin Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới).
Tiếp tục nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà
Về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, các địa phương cần tiếp tục nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết...tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà.
Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm vi rút để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu.
Quảng Bình: Ca COVID-19 mới lại tiếp tục gia tăng, 24h qua ghi nhận 1.266 F0
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 24/2/2022 đến 6 giờ ngày 25/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 1.266 ca mắc mới COVID-19 (tăng 48 ca so với ngày trước đó), trong đó có tới 998 ca cộng đồng; có 2 ca tử vong.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 19.837 ca; tổng số ca khỏi là 12.321; số đang điều trị tại bệnh viện là 401 ca; 6.702 F0 đang điều trị tại nhà; có 32 trường hợp tử vong.
Trong ngày 23/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 698 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 98,57% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 94,62%; Có 97,30% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 33,99%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,51%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 86,65%.
Số ca tử vong do COVID-19 ở Vĩnh Long giảm mạnh
Theo thống kê, trung bình trong 14 ngày gần nhất, tỉnh Vĩnh Long chỉ ghi nhận trung bình 3 ca COVID-19 tử vong/ngày, thậm chí có những ngày Vĩnh Long không ghi nhận ca tử vong. Trong khi đó, thời điểm trước Tết Nguyên đán, tỉnh ghi nhận từ 10-14 ca tử vong/ngày.
Toàn tỉnh hiện có 78 F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó có 7 trường hợp nặng và 5 trường hợp rất nặng. Ngành Y tế tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm tiếp tục kéo giảm tỷ lệ tử vong, giúp người dân sớm phục hồi và trở lại với gia đình.
Tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, trong những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 nặng cần điều trị tích cực giảm mạnh, tỷ lệ tử vong cũng giảm. Hiện Trung tâm đang điều trị 10 trường hợp, trong đó có 6 trường hợp cần phải theo dõi sát về tình hình sức khỏe, các trường hợp còn lại đang ổn định sau giai đoạn hồi sức tích cực.
Lý do số ca cần điều trị tích cực giảm mạnh là do tỉnh đã nâng độ bao phủ vaccine người dân trong độ tuổi, đồng thời các Bệnh viện Dã chiến đã có kinh nghiệm, thực hiện hiệu quả công tác điều trị ở tầng 2, kiểm soát được diễn biến tình hình sức khỏe bệnh nhân.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, số ca COVID-19 mắc mới những ngày qua có xu hướng giảm, số ca mắc trung bình trong 14 ngày gần nhất là 52 ca/ngày. Tỉnh Vĩnh Long đang ở cấp độ dịch cấp 1 (nguy cơ), có 8 huyện, thị xã, thành phố ở cấp độ 1, có 99 xã, phường thị trấn ở cấp độ 1 và 8 xã, phường, thị trấn ở cấp 2 (nguy cơ trung bình).
Toàn tỉnh có 99,9% dân số từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 1, hơn 99,8% được tiêm mũi 2 và 33,6% được tiêm mũi nhắc lại, hơn 287.000 người tiêm mũi bổ sung. Đối với trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, tỉnh đã có hơn 99,8% được tiêm mũi 1 và hơn 95% được tiêm mũi 2.
Người nhiễm Covid-19 đột phá sau khi đã tiêm chủng có dễ lây bệnh không? Khi Covid-19 tiếp tục phát sinh, tỷ lệ nhiễm Covid-19 đột phá sau khi đã tiêm chủng ngày càng tăng. Mới đây, Đại học Oxford (Anh) đã điều tra sự lây truyền Covid-19 ở người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm chủng này - gọi là nhiễm Covid-19 đột phá. Các nhà nghiên cứu đã quan sát những người tham gia từ 18...