So sánh sức mạnh Không – Hải quân Trung Quốc và ASEAN
Là lực lượng chủ lực thực hiện âm mưu bá quyền trên biển, Không-Hải quân TQ được coi là mạnh nhất châu Á, vậy TQ có đủ mạnh đương đầu với ASEAN?
Không – Hải quân Trung Quốc được trang bị đủ loại máy bay gồm: tiêm kích, cường kích, tiếp dầu, trinh sát, tác chiến điện tử, tuần tra biển, vận tải, huấn luyện, trực thăng. Với quy mô 25.000 quân và hàng trăm máy bay, đây là lực lượng không quân hải quân lớn nhất khu vực châu Á.
Về lực lượng máy bay ném bom, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện có trong trang bị 14 máy bay ném bom chiến lược lớn nhất nước này Tây An H-6. Máy bay có khả năng mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm.
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc.
Lực lượng máy bay cảnh báo sớm có 8 chiếc KJ-200 thiết kế trên khung gầm cơ sở máy bay vận tải Y-8. Máy bay trinh sát có 5 chiếc Y-8 ELINT được trang bị các khí tài trinh sát điện tử.
Máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa có 3 chiếc Y-8MPA trang bị các hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm tìm kiếm tàu ngầm. Y-8MPA có khả năng đạt tầm bay xa đến 5.600km, thời gian hoạt động liên tục trên không 10,5 giờ.
Lực lượng vận tải có 12 chiếc máy bay vận tải hạng trung Y-8 có thể chở 96 lính thường hoặc 82 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa. Lực lượng không quân tiêm kích thuộc Hải quân Trung Quốc hiện có khá nhiều loại máy bay, đầu tiên là 20 chiếc tiêm kích đa năng J-10.
23 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 hiện đại do Nga sản xuất. Đây cũng là loại tiêm kích mạnh nhất, hiện đại nhất Không quân Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra còn có những chiếc tiêm kích hạm J-15 đang hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16). Không rõ liệu Hải quân Trung Quốc nhận bao nhiêu chiếc J-15.
Không quân tiêm kích còn có 24 chiếc J-11BH, đây là biến thể của tiêm kích J-11B mà Trung Quốc sao chép công nghệ Su-27SK của Nga. 35 chiếc tiêm kích – bom JH-7A được thiết kế làm nhiệm vụ thực hiện các cuộc tấn công tàu mặt nước với tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa YJ-91.
Tiêm kích Su-30MK2 của Trung Quốc.
Ngoài những dòng máy bay hiện đại thế hệ 4, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn duy trì một số tiêm kích phòng không thế hệ 3 lỗi thời gồm 48 chiếc J-8II do Trung Quốc phát triển dựa trên loại J-7. Và 35 chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7D/E mà Trung Quốc phát triển dựa trên loại MiG-21 của Nga.
Cùng với J-8II và J-7D/E, Không quân Hải quân Trung Quốc còn có 30 chiếc cường kích Q-5 ra đời từ những năm 1970. Loại máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ yểm trợ tầm gần, tải trọng vũ khí chỉ có 2 tấn.
Lực lượng trực thăng của Không quân Hải quân Trung Quốc hiện biên chế 9 chiếc Ka-31 (Nga chế tạo) làm nhiệm vụ cảnh báo sớm đường không. 26 chiếc trực thăng vận tải kiêm nhiệm vụ tuần tra biển Z-8 do Trung Quốc chế tạo dựa trên loại SA 321 Super Frelon của Pháp…
Tuy nhiên với trang bị thuộc loại khủng của Trung Quốc, lực lượng này có đủ sức đương đầu với sức mạnh Hải quân của ASEAN? Theo Tạp chí Quân sự Châu Á cuối năm 2012 đã đưa ra thống kê số lượng tàu trong Hải quân các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó các nước ASEAN.
Khinh hạm lớp Formidable.
Singapore: Đơn vị tàu chiến chủ lực gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp. Lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ có: 6 tàu lớp Victory và 11 tàu lớp Fearless (Singapore đang có kế hoạch thay thế lớp tàu này).
Video đang HOT
Về tàu ngầm, Singapore mua lại các tàu đã qua sử dụng của Hà Lan gồm: 4 tàu lớp Conqueror và 2 tàu lớp Archer. Tàu quét mìn có 4 chiếc lớp Bedok và 12 chiếc FB31-42. Tàu đổ bộ có 4 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance (lượng giãn nước 6.000 tấn) và 1 tàu đổ bộ tank lớp Perseverance.
Indonesia: Hải quân Indonesia trang bị 9 khinh hạm chủ lực gồm: 5 tàu lớp Ahmad Yani, 4 tàu lớp Fatahillah. Các tàu này đều thiết kế với tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet.
Hộ vệ hạm gồm: 4 chiến hạm lớp Sigma do Hà Lan đóng (Indonesia gọi là Diponegoro) lắp tổ hợp tên lửa Exocet và 16 hộ vệ chống ngầm lớp Parchim được mua lại từ Đức.
Khinh hạm Ahmad Yani.
Về lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ thì Indonesia có: 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Mandau, 4 tàu tuần tra lớp Kakap, 4 tàu cao tốc tuần tra lớp Singa, 4 tàu lớp Todak, 8 tàu lớp Siada, và 7 chiếc Type 35/36.
Đơn vị tàu đổ bộ của Indonesia có: 6 tàu đổ bộ tank lớp Teluk Gelimanuk, 2 tàu lớp Teluk Sirebong. Chính phủ Indonesia ký hợp đồng mua tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Makassar. Đơn vị tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Pulau Rengat, 2 tàu T43 và 9 chiếc lớp pulau Rote. Đơn vị tàu hỗ trợ có: 1 tàu chở dầu Arun và 1 tàu bệnh viện lớp Tanjung Dalpele.
Về tàu ngầm, hiện tại Hải quân Indonesia biên chế 2 chiếc lớp Cakra đã được Hàn Quốc nâng cấp. Dù vậy, giới lãnh đạo đất nước vạn đảo vẫn bày tỏ tham vọng sở hữu 39 tàu ngầm trong tương lai.
Khinh hạm lớp Kasturi.
Malaysia: Số lượng khinh hạm chủ lực của Malaysia có: 2 tàu lớp Lekiu và 2 tàu lớp Kasturi. Ngoài ra, Malaysia còn có 4 tàu hộ vệ lớp Laksamana.
Tàu chiến cỡ nhỏ và tàu tuần tra gồm: 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah, 6 tàu SGPV (dài 99 m, lượng giãn nước 2.200 tấn được trạng bị vũ khí tốt hơn Kedah), 4 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Handalan, 4 tàu cao tốc tên lửa lớp Perdana, 6 tàu pháo lớp Jerong, 2 tàu cao tốc lớp Sri Tiga, 15 tàu tuần tra lớp Kris và 12 tàu CB90.
Tàu quét mìn có 4 tàu lớp Mahamiru. Và 3 tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ: 1 tàu lớp Gunga Mas Lima (mang được 10 trực thăng) và 2 tàu hỗ trợ chiến đấu lớp Sri Indera Sakti. Năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.
Myanmar: Đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha (lắp tên lửa diệt hạm C-803) và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).
Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.
Tàu lớp Hamilton Hải quân Philippines.
Philippines: Khinh hạm chủ lực lớn nhất của Philipine là chiếc BRP Rajah Humabon, một chiếc tàu già cỗi trang bị vũ khí kiểu cũ, thích hợp cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ ven biển.
Hộ vệ hạm gồm: 2 tàu lớp Rizal và 6 tàu lớp Miguel Malval. Tàu chiến cỡ nhỏ có: 1 tàu lớp Mariano Alvarez, 3 tàu lớp emilio Jacinto, 2 tàu lớp Emilio Aguinaldo, 22 tàu lớp Jose Andrada, 2 tàu lớp PC 394, 3 tàu lớp Conrado Yap, 8 tàu lớp Tomas batillo và 2 tàu lớp Kagitingan.
Ngoài ra Philipines còn mua tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ (tàu này có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn). Philipine cũng tự thiết kế và “nhờ” Đài Loan chế tạo tàu cao tốc đa năng.
Tàu sân bay Chakri Naruebet của Hải quân Thái Lan.
Thái Lan: Hải quân Thái Lan là nước đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại sở hữu tàu sân bay (tàu Chakri Naruebet). Khinh hạm chủ lực có: 2 tàu lớp Phutthayofta (mua lại từ Mỹ), 2 tàu lớp Naresuan, 4 tàu lớp Chao Praya. Tàu hộ vệ có: 2 tàu lớp Pattanakosin, 2 tàu lớp Tapi và 3 tàu lớp Khamronsin.
Tàu chiến đấu hạng nhẹ có: 2 tàu tuần tra ven biển lớp Pattani, 3 tàu lớp Hua Hin, 3 tàu pháo lớp Chonburi, 2 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Rajcharit, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Prabbrorapak, 6 tàu tuần tra lớp Sattahip, 6 tàu T-991.
Tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Lat Ya, 2 tàu lớp Bangrachan, 2 tàu lớp Bangkaew, 1 tàu lớp Thalang. Tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Sichang, 3 tàu đổ bộ đệm khí lớp Griffon 100TD. Thái Lan đang đặt mua 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance.
Ngoài ra, Thái Lan có kế hoạch mua ít nhất 6 tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng của Đức với giá 257 triệu USD.
Brunei: Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.
Mặc dù, Brunei ký hợp đồng với BAE System đóng mới 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Nakhodam Ragam nhưng do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra nên toàn bộ số tàu này Brunei đã từ chối nhận.
Campuchia: Hải quân Hoàng gia Campuchia trang bị khá mỏng gồm: 4 tàu tuần tiễu lớp Stenka và 5 tàu lớp Schmel.
Bộ đôi chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam.
Việt Nam: Hải quân Nhân dân Việt Nam được coi là lực lượng có trang bị khá mạnh với 45.000 sĩ quan và binh lính; 9 tàu chiến, 15 tàu hộ tống, 56 tàu tuần tra, 12 tàu quét mìn, 20 tàu đổ bộ, 15 tàu hậu cần, 6 tàu ngầm (đã đưa vào biên chế 2) và 58 máy bay các loại.
Với trang bị của cả Trung Quốc và các nước ASEAN, nếu xảy ra đồi đầu giữa hai bên phần thắng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trên thực địa.
Theo Báo Đất Việt
Vai trò Lực lượng Không quân hải quân tương lai của Trung Quốc
Trung Quốc đang tích cực phát triển lực lượng vũ trang, bao gồm các lực lượng hải quân, không quân hải quân. Trong tương lai các lực lượng hải quân, không quân hải quân Trung Quốc có thể bắt đầu một cuộc hành trình dài tới các đại dương xa xôi và như vậy trong tương lai gần ở Thái Bình Dương có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tại Đối thoại Shangri-La 2012 ở Singapore, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L. Paneta tuyên bố, đến năm 2020 Hải quân Mỹ sẽ điều động 2/3 lực lượng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, máy bay, tàu chiến cùng các vũ khí trang bị của Hải quân Mỹ sẽ được tăng cường hiện diện tại khu vực.
Thủy phi cơ tuần biển Harbin SH-5 (Cáp Nhĩ Tân SH-5)
Tuyên bố trên cùng các động thái quân sự của Mỹ thời gian qua cho thấy, dường như chính sách tăng cường hiện diện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ phớt lờ sự có mặt của Trung Quốc - một trong số ít quốc gia có tiềm lực sức mạnh quân sự hàng đầu khu vực. Đương nhiên cả Mỹ và Trung Quốc đều biết, giới lãnh đạo chính trị, quân sự của Trung Quốc sẽ không để yên cho sự hiện diện công khai của tàu chiến Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí Trung Quốc còn đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra.
Trong đó, đang nỗ lực tạo ra một chiến lược phát triển mới cho lực lượng hải quân, đồng thời tính đến sự cần thiết để chống Hải quân Mỹ, đặc biệt là tiêu diệt các nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) của Mỹ.Trong những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Trung Quốc rất chú trọng đến việc phát triển lực lượng hải quân, trong đó có lực lượng không quân của hải quân.
Trực thăng tấn công Ka-31
Trực thăng Changhe Z-8
Hiện nay, các máy bay của hải quân và máy bay trực thăng Trung Quốc hầu hết được thiết kế để giải quyết một số lỗ hổng trong tác chiến của tàu hải quân và thực thi các nhiệm vụ hộ tống. Như vậy, không quân của hải quân trong những năm tới có thể là một thành phần quan trọng của lực lượng vũ trang của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng chống lại các đối thủ, đặc biệt là khi đối mặt với lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, có cơ sở để khẳng định rằng những thay đổi đó diễn ra chỉ trong tương lai xa.
Máy bay tiêm kích đa nhiệm J-11
Máy bay tiêm kích-ném bom JH-7
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2
Không quân hải quân Trung Quốc không khác biệt nhiều so với lực lượng không quân. Sự khác biệt duy nhất là sự hiện diện của máy bay đổ bộ đa năng Harbin SH-5 máy bay trực thăng trinh sát điện tử Ka-31 và Changhe Z-8. Trên thực tế, máy bay của Hải quân Trung Quốc có thể không phát huy hiệu quả chống lại các tàu ngầm của đối phương, nhưng với biến chế máy bay trực thăng săn ngầm và một số loại máy bay khác trong không quân hải quân, thì khả năng phát hiện mục tiêu của tàu ngầm đối phương sẽ được nâng lên đáng kể. Mặc dù vậy, khả năng chiến đấu của trực thăng săn ngầm vẫn rất hạn chế và đặc biệt không thể kiểm soát khu vực rộng lớn của Thái Bình Dương hoặc các vùng biển xung quanh lãnh thổ của Trung Quốc.
Máy bay ném bom phản lực hai động cơ H-6D.
Do đó, Không quân hải quân Trung Quốc trong tương lai có thể sử dụng máy bay chiến đấu trên tàu sân bay, nhưng hiện tại Trung Quốc mới có một tàu sân bay (Liêu Ninh CV-16) và chưa biết có hoạt động đầy đủ như một tàu sân bay thông thường hay không. Có thể thấy rằng, Không quân hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến đối phó với tàu hải quân của đối thủ. Và lực lượng này mới chỉ có thể hoạt động ở phạm vi hẹp, chưa thể vươn xa tới các vùng biển rộng lớn.
Su Nhi (theo Topwar)
Theo Vietbao.vn
Khoá trái cửa nhà - Để sát người yêu Cơ quan CSĐT CAQ Tân Phú, TP.HCM ngày 17/3 xác nhận, vẫn đang tạm giữ hình sự đối tượng Võ Minh Tiến (SN 1980, trú quận Tân Phú) để điều tra làm rõ hành vi đốt nhà, nhằm sát hại 1 người khác. Được biết trước đó vào trưa 14-3, Tiến đã đến công an địa phương đầu thú và khai báo toàn...