So sánh lực lượng Nga-Ukraine: Quá chênh lệch!
Theo giới phân tích quân sự, nếu Tổng thống Putin quyết định tấn công, quân Nga sẽ nhắm vào khu tự trị Crimea, trong khi quân đội Ukraine sẽ khó lòng giành lại bán đảo này.
Lực lượng hùng hậu
Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti, hơn 150.000 binh sĩ, hàng trăm xe tăng cùng máy bay chiến đấu rầm rập tập trận tại khu vực sát biên giới với Ukraine đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, Nga còn có Hạm đội Biển Đen đặt đại bản doanh tại khu tự trị Crimea. Theo ông Yegor Pyvovarov, người phát ngôn phái đoàn ngoại giao Ukraine tại LHQ, Nga hiện có 15.000 quân tại khu vực này, tuy nhiên con số này chưa được phía Nga xác nhận.
Xe bọc thép Nga trên bán đảo Crimea
Các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng, việc chiếm giữ Crimea đối với quân đội Nga là tương đối dễ dàng, một phần vì quân đội Ukraine không đủ khả năng đáp trả. Theo ông Igor Sutyagin, một chuyên gia quân sự tại Viện Royal United Services ở London (Anh), quân đội Ukraine chỉ duy trì một lực lượng tượng trưng tại khu tự trị này với một lữ đoàn gồm khoảng 3.500 binh sĩ được trang bị pháo và các loại vũ khí hạng nhẹ nhưng không có xe tăng tối tân. Không chỉ vậy, lực lượng này cũng chỉ có một phi đội máy bay chiến đấu SU-27 triển khai tại căn cứ không quân gần Belbek. Mặc dù Tổng thống Nga chưa phát động cuộc tấn công, nhưng có thông tin cho rằng binh sĩ lực lượng vũ trang Ukraine thuộc các đơn vị đồn trú tại Crimea đã rời doanh trại và viết đơn hàng loạt xin xuất ngũ. Các doanh trại, thiết bị quân sự và vũ khí để lại được chuyển sang sự kiểm soát của lực lượng tự vệ, hiện đảm bảo an ninh và trật tự trong khu vực.
Tuy nhiên, ông Sutyagin cũng cho rằng, ngoài Crimea, nhiều khả năng Nga sẽ không can thiệp tại các khu vực khác ở Ukraine, vì nếu làm vậy, họ cũng sẽ phải căng sức để kiểm soát trên một khu vực rộng lớn. Thậm chí nếu Nga tiến quân vào khu vực phía đông Ukraine, nơi có đông người ủng hộ Nga, họ sẽ gặp phải sự kháng cự của các đơn vị quân đội Ukraine với sự trợ giúp của lực lượng dân quân tự vệ và du kích.
Vũ khí Ukraine lỗi thời
Video đang HOT
Theo website của quân đội Ukraine, nước này hiện có tổng cộng 130.000 binh sĩ và số quân dự bị lên tới khoảng 1 triệu người. Ukraine đã cải cách một phần quân đội và được tổ chức thành các sư đoàn. Tuy nhiên, các lực lượng vũ trang Ukraine thường không được cấp đủ ngân sách với nhiều vũ khí lạc hậu. Ukraine cũng có những xe tăng được sản xuất trong nước, nhưng đa phần dựa vào xe chiến đấu bộ binh lội nước BMP-1 có từ đầu những năm 1970. Trong khi đó, tất cả các lực lượng phòng không của Ukraine đều được sản xuất tại Nga và được xem là lỗi thời.
Trong khi lực lượng vũ trang yếu ớt, nội bộ quân đội Ukraine lại lục đục. Tham mưu trưởng hiện tại của quân đội Ukraine là ông Mykhailo Kutsyn, mới được chỉ định hôm 28/2, thay thế Đô đốc Yuriy Ilyin, 51 tuổi sau khi ông này tới Crimea và được cho là bị đau tim.
Russia Today đưa tin, thủy thủ đoàn tàu chỉ huy Hạm đội Hải quân Ukraine Getman Sagaidachny đã từ chối chấp hành mệnh lệnh của chính quyền mới ở Kiev và tuyên bố đứng về phía Nga. Sau cuộc tập trận chung với NATO trên Vịnh Aden, lá cờ Hải quân Nga đã được kéo lên cột cờ soái hạm Getman Sagaidachny. Trước đó xuất hiện những thông tin trái ngược về hành động của thủy thủ đoàn soái hạm Getman Sagaidachny, tuy nhiên theo trang web tiếng Anh của hãng tin RT, tàu khu trục chủ lực nói trên đã đứng về phía Nga.
Theo Đời sống pháp luật
Indonesia hành động trước mối đe dọa Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 1/3, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) Moeldoko vừa tuyên bố TNI sẽ triển khai thêm các hoạt động trên Biển đông.
Indonesia sẽ triển khai thêm các lực lượng tới vùng biển thuộc quần đảo Natuna nhằm ứng phó nguy cơ bất ổn ở biển Đông.
Ông Moeldoko cho biết thêm TNI cũng sẽ tăng cường sự hiện diện của bộ binh và không quân ở Natuna, vốn nằm phía nam biển Đông, giáp với các vùng biển thuộc Việt Nam, Brunei và Malaysia.
Ông Moeldoko khẳng định do Natuna ở vị trí chiến lược, việc tăng cường các lực lượng hải lục không quân tới đó là cần thiết để ứng phó với nguy cơ bất ổn. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Philippines và Trung Quốc đang căng thẳng về bãi cạn Scarborough.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia, tướng Moeldoko.
Tờ South China Morning Post, ngày 28/2, loan tin Philippines đã bác đề nghị của Trung Quốc là hai bên cùng rút tàu khỏi Scarborough.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28/2 khẳng định Bắc Kinh không có bất kỳ đề xuất nào về chủ quyền và lãnh thổ với Manila.
Theo ông Moeldoko, do Natuna ở một vị trí chiến lược, sự gia tăng của các lực lượng trên biển, trên mặt đất và không gian là cần thiết để đối phó với bất kỳ sự bất ổn nào ở Biển Đông và tạo lập một hệ thống cảnh báo sớm cho Indonesia và TNI.
Tư lệnh lực lượng phòng vệ Indonesia cũng vạch ra tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng quân sự của nước này trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng trong khu vực Biển Đông đang trở thành mối quan tâm chính của các nhà quân sự khu vực và quốc tế.
"Dù sao Trung Quốc và Mỹ đã thực hiện các tính toán cần thiết. Do đó, chúng tôi cũng phải làm như vậy. Ví dụ như phát triển và hiện đại hoá hệ thống vũ khí chính của TNI và tổ chức đào tạo, huấn luyện để tăng cường tính chuyên nghiệp của quân đội Indonesia", ông Moeldoko nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Tư lệnh TNI cũng khẳng định, Indonesia đặt mục tiêu duy trì các nguyên tắc trung lập và quan hệ chặt chẽ với các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc.
Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia kéo dài từ nhóm đảo Natuna chồng lấn với vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc tự vẽ ra để yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Indonesia đầu tư thêm nhiều Kilo
Các quan chức cho biết Indonesia đặt mục tiêu duy trì các nguyên tắc trung lập và duy trì quan hệ chặt chẽ với các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc, thế nhưng, cho đến nay vì lợi ích mà Indonesia đã có hành động của mình.
Không chỉ vậy, ngày 18/2, phát biểu trước Ủy ban quốc hội về lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa đã đưa ra tuyên bố trên đồng thời khẳng định: "Trung Quốc hiện vẫn chưa thông qua kế hoạch thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Đông và ông hy vọng Trung Quốc - ASEAN sẽ sớm cho ra đời bộ quy tắc ứng xử chung".
Indonesia không có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc trên biển Đông như Brunei, Malaysia và Philippines.
Nhưng Jakarta lo ngại bản đồ "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh đang nằm chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế quốc gia gần quần đảo Natuna nằm giữa bán đảo Malaysia và Borneo.
Bên cạnh đó, ngày 29/1, Tư Lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio cho biết Hải quân nước này lên kế hoạch mua hai tàu ngầm Kilo của Nga.
"Chúng tôi cần có 12 đơn vị tàu ngầm mới là tối ưu, thế nên hiện chúng tôi cần ít nhất 5 chiếc nữa", Đô đốc Marestio cho biết.
Hiện tại, Indonesia đã có trong biên chế 2 tàu ngầm phi hạt nhân Type 209/1300 do Đức chế tạo. Tháng 9/2003, Indonesia đã đặt mua thêm 3 tàu ngầm phi hạt nhân Type 209 cải tiến do Hàn Quốc sản xuất.
Từ năm 2008 đến 2013, ngân sách dành cho quốc phòng đã tăng 22% lên mức 81500 tỷ rupiah (6,8 tỷ USD) trong năm 2013.
Theo Báo Đất việt
Crưm bị siết chặt trong vòng vây an ninh Ukraina đã cáo buộc Nga gửi hàng ngàn binh sĩ tới khu tự trị Crưm và đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng. Chính quyền Ukraina đã điều động binh sĩ và coi động thái quân sự của Nga là một &'lời tuyên chiến'. Các nhà chức trách tại Cộng hòa Tự trị Crưm cho biết nhiều binh sĩ Ukraina đã từ...