So sánh gây sốc, Ba Lan khiến Nga nổi trận lôi đình?
Moscow chắc hẳn sẽ không tránh khỏi cảm giác tức giận khi nước láng giềng Ba Lan đưa ra một so sánh gây sốc, trong đó cho rằng Nga là mối đe dọa lớn hơn cả tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Ảnh minh họa
Dựa vào những nỗi lo ngại vô căn cứ về cái gọi là “sự xâm lược của Nga”, Ba Lan đang ra sức kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện trong biên giới của họ, miêu tả Moscow là mối đe dọa lớn hơn cả IS hay còn gọi là Daesh.
Với việc hội nghị thượng đỉnh NATO sắp diễn ra vào tháng Bảy, Ba Lan đang tìm cách vận động để liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương tăng cường triển khai quân và vũ khí trên lãnh thổ của họ. Phát biểu trước một hội nghị an ninh ở Bratislava ngày hôm qua (15/4), Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski đã viện dẫn vào lý do quen thuộc được gọi là “mối đe dọa hiện hữu” từ Nga.
“Chúng tôi đang phải đối diện với những mối đe dọa hiện hữu và không hiện hữu. Tất nhiên, hành động của Nga là một kiểu mối đe dọa hiện hữu bởi hành động đó có thể phá hủy các nước”, Ngoại trưởng Ba Lan Waszczykowski đã phát biểu như vậy. Ông này còn nói thêm rằng, “chúng tôi có cả những mối đe dọa không hiện hữu như chủ nghĩa khủng bố hoặc làn sóng nhập cư”.
Khi được hỏi cụ thể về IS – một nhóm khủng bố vừa gây ra hai vụ tấn công tàn khốc ở Châu Âu trong 5 tháng qua, ông Waszczykowski đã không ngần ngại tuyên bố Moscow là mối đe dọa lớn hơn. “IS là một mối đe dọa rất quan trọng nhưng không phải là mối đe dọa hiện hữu đối với Châu Âu”, nhà ngoại giao hàng đầu của Ba Lan đã nói như vậy.
Và vì lý do trên, ông Waszczykowski kêu gọi, “chúng tôi mong chờ sự hiện diện, sự hiện diện, sự hiện diện. Sự hiện diện của lực lượng đến từ các nước thành viên khác nhau của NATO có thể là một biểu tượng cho quyết tâm bảo vệ sườn phía đông. Chúng ta có thể thảo luận về quy mô”.
Mặc dù Nga không gây đe dọa gì đến cái gọi là sườn phía đông của NATO nhưng Ba Lan dự kiến sẽ chi hàng tỉ USD cho kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này bất chấp quyết định của liên minh quân sự phương Tây.
“Chính phủ của Thủ tướng Beata Szydlo nhận thức rõ thực tế rằng, Ba Lan nếu muốn độc lập và có khả năng bảo vệ chủ quyền thực sự của mình thì cần phải có một quân đội lớn hơn và mạnh hơn nữa”, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho tạp chí wSieci biết.
Video đang HOT
Trong khi chính phủ tiền nhiệm có kế hoạch chi 34 tỉ USD từ nay đến năm 2022 để mua sắm vũ khí và trang thiết bị thì ông Macierewicz nhấn mạnh, con số đó chưa tính đến hoạt động bảo dưỡng và thay thế. Theo tính toán của Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Warsaw sẽ chi gần 62 tỉ USD cho kế hoạch hiện đại hóa quân đội để bảo vệ nước này trước cái gọi là mối đe dọa “hiện hữu” mà thực ra là không tồn tại.
Ngoại trưởng Waszczykowski viện dẫn cáo buộc về việc Nga can dự vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine là lý do chính để Ba Lan phải ra sức tăng cường sức mạnh quân sự cho nước này. Moscow tin rằng, Warsaw đang sử dụng cái gọi là mối đe dọa mang tên Nga để làm cái cớ tăng cường quy mô quân đội – một chiến lược được nhiều nước thành viên NATO áp dụng.
Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Trong thời gian qua, Mỹ cùng với phương Tây bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe dọa của Nga đối với các nước láng giềng để lấy cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực. Sự thổi phòng về mối đe doạ từ Nga cũng khiến nhiều nước láng giềng Đông Âu và Baltic ra sức đòi Mỹ và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự ở nước họ.
Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga. Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan cũng thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ Nga, cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga. Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là “sự can thiệp” của Nga vào Ukraine.
Thái độ của Ba Lan khiến Nga thực sự tức giận và nhiều lần đưa ra những lời cảnh báo nghiêm khắc.
Kiệt Linh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Các nước nâng báo động an ninh sau loạt vụ đánh bom ở Brussels
Chính phủ nhiều nước châu Âu và thế giới đã ban bố một loạt các biện pháp nhằm tăng cường an ninh sau vụ tấn công khủng bố ở Brussels (Bỉ).
Chính phủ Mỹ đang tăng cường các biện pháp an ninh tại một số địa điểm công cộng, khi các quan chức tình báo Mỹ cảnh báo nguy cơ xảy ra vụ tấn công tương tự tại nước này.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson nhấn mạnh, không có thông tin tình báo cụ thể và đáng tin cậy về một âm mưu tương tự tại Mỹ. Tuy nhiên, các cơ quan an ninh nước này sẽ triển khai biện pháp an ninh bổ sung tại các sân bay lớn, nhà ga...
An ninh được thắt chặt tại thành phố New York. Ảnh AP
Thị trưởng thành phố New York de Blasio cho biết: "Người dân New York sẵn sàng cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Mặc dù chưa có mối đe dọa cụ thể nhưng chúng tôi vẫn trong tình trạng sẵn sàng đối phó và cảnh giác cao.
Những gì khủng bố muốn là hủy hoại sự dân chủ, giá trị và khiến chúng ta hoảng loạn. Tuy nhiên, chúng ta không run sợ và tiếp tục đoàn kết trong cuộc chiến này".
Các quan chức an ninh Mỹ cũng đang xem xét những biện pháp an ninh bổ sung đối với những hành khách đến từ Bỉ. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ban bố khuyến cáo đi lại đối với các công dân Mỹ tại châu Âu.
Tuyên bố khẳng định, các nhóm khủng bố tiếp tục có kế hoạch thực hiện những vụ tấn công trên khắp châu Âu, nhằm vào các địa điểm thể thao, du lịch, nhà hàng và bến ga, tàu, sân bay. Người dân Mỹ cần cẩn trọng, tránh đến những sự kiện tập trung đông người.
Tại Nga, Bộ trưởng Giao thông Maxim Sokolov cho biết, sẽ thiết lập thêm các chốt kiểm tra tạm thời tại cửa ra vào sân bay.
Trong khi đó, các quan chức an ninh Ai Cập đề nghị kiểm tra túi xách tay trong sân bay và bên ngoài các khu vực như khách sạn, bãi đỗ xe ô tô.... Ai Cập đang nỗ lực cải thiện an ninh sau vụ máy bay Nga bị bắn hạ trên bán đảo Sinai vào tháng 10/2015 làm 224 người thiệt mạng.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull khẳng định, sẽ đưa ra mọi biện pháp để đảm bảo an ninh tại nước này, đặc biệt vào thời điểm lượng người đi lại gia tăng trong dịp lễ Phục sinh.
Ông Turnbull cho biết: "Mối đe dọa có thể xảy ra và bạn không thể đảm bảo rằng sẽ không có tấn công khủng bố. Tuy nhiên tôi có thể đảm bảo với người dân Australia về hệ thống an ninh, bảo vệ biên giới của chúng tôi đang hoạt động rất hiệu quả".
Châu Âu - điểm nóng an ninh tại thời điểm này cũng đang áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các vụ tấn công xảy ra. An ninh được thắt chặt tại các sân bay ở Paris, London và nhiều nước khác.
Tại sân bay Fiumicino của Italy, chó nghiệp vụ được triển khai tại những khu vực ra vào sân bay, trong khi cảnh sát tuần tra liên tục. Tại Đức, hệ thống tàu điện ngầm đã dừng dịch vụ tàu cao tốc từ Đức tới Bỉ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết sẽ triệu tập một cuộc họp nội các để thảo luận về các biện pháp tăng cường an ninh: "Nội các Đức sẽ họp để thảo luận về các vụ tấn công tại Bỉ. Chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực, tăng cường hợp tác để đảm bảo an toàn cho người dân Đức bất chấp các nguy cơ mà chúng ta đang phải đối mặt".
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?
Tây Ban Nha tuyên bố nước này sẽ tiếp tục duy trì cảnh báo an ninh ở mức 4 - đồng nghĩa với việc một mối đe dọa thực sự có thể xảy ra.
Trong khi đó, Cộng hòa Séc nâng mức báo động khủng bố từ 0 lên 1, mặc dù các cơ quan an ninh của nước này chưa nắm được thông tin xác thực về các âm mưu khủng bố./.
Phạm Hà Tổng hợp
Theo_VOV
Nga tăng vũ khí hạt nhân trả lời NATO tại Đông Âu Nga đang lên kế hoạch tăng cường vũ khí hạt nhân để đối phó với NATO tại Đông Âu NATO muốn mở rộng sự hiện diện tại Đông Âu Ngày 10/2, sau cuộc họp ở Brussels (Bỉ), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, Bộ trưởng quốc phòng 28 quốc gia thành viên NATO đã nhất trí tăng cường sự hiện diện...