Số sàn và số tự động, loại xe nào tốn xăng hơn?
Nhiều người vẫn cho rằng, xe số tự động tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn xe số sàn. Thực tế có phải như vậy?
Hộp số tự động cổ điển ra đời vào năm 1932, và cấu tạo chỉ với 4 cấp số
Trước khi đi sâu vào vấn đề tiêu hao nhiên liệu của xe số tự động cũng như xe số sàn, cần phân biệt hộp số tự động cổ điển và hiện đại.
Hộp số tự động cổ điển
Hộp số tự động ra đời vào năm 1932 và cấu tạo chỉ với 4 cấp số. Hộp số này mang lại nhiều đột phá vào thời điểm đó khi tự động chuyển số, giải phóng người lái khỏi chân côn và cần số. Từ đó, việc lái xe trở nên thoải mái và tiện nghi hơn nhiều so với hộp số sàn.
Tuy nhiên, hộp số tự động 4 cấp lại thiếu 1 cấp số so với hộp số sàn 5 cấp. Do đó, ở cùng tốc độ di chuyển, vòng tua động cơ trên hộp số tự động 4 cấp luôn cao hơn so với hộp số sàn 5 cấp. Động cơ hoạt động kém hiệu quả và tiêu hao nhiên liệu hơn trong khi gia tốc tối đa của số tự động cũng không vượt trội so với số sàn.
Suốt thời gian dài, tốc độ giao thông thấp, cơ sở hạ tầng ở các nước sử dụng ô tô cũng chưa phát triển. Do đó, các nhà sản xuất ô tô cũng không chú trọng cải tiến nâng cấp số trên hộp số tự động. Những nghiên cứu nếu có cũng chỉ hướng đến cải thiện khả năng làm việc, mang đến trải nghiệm êm ái hơn cho loại hộp số này.
Chính điều này vô tình làm quan điểm hộp số tự động “tốn xăng” hơn đi sâu vào tiềm thức của người sử dụng.
Hộp số tự động hiện đại với nhiều cấp đang dần thay thế hộp số sàn trên thị trường ô tô
Video đang HOT
Hộp số tự động hiện đại
Những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà sản xuất ô tô bắt đầu tập trung nghiên cứu và thương mại hóa hộp số tự động nhiều cấp ra thị trường. BMW và ZF là hai công ty tiên phong khi áp dụng hộp số tự động 6 cấp ZF 6HP26 trên BMW Series 7 vào năm 2002. Mercedes-Benz cũng nhanh chóng phát triển hộp số tự động 7 cấp chỉ sau đó 1 năm. Toyota là hãng xe Châu Á đầu tiên đi theo làn sóng này khi trang bị hộp số tự động 8 cấp trên Lexus LS 460 năm 2007…
Hộp số tự động nhiều cấp hơn giúp tỉ số truyền phân phối hài hòa hơn giữa các cấp số, từ đó giảm độ trễ khi chuyển số, xe vận hành mượt mà, êm ái hơn. Không những vậy, hộp số nhiều cấp còn giúp xe có thể di chuyển ở tốc độ cao nhưng tại vòng tua động cơ thấp hơn đáng kể so với hộp số sàn 5 – 6 cấp.
Từ đó, động cơ sử dụng công suất hiệu quả hơn, hộp số tự động tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu hơn hộp số sàn truyền thống. Ngoài ra, hộp số tự động cũng giúp các nhà sản xuất ô tô dễ dàng thiết lập các chế độ vận hành Drive Mode khác nhau, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Ford Everest 2018 được trang bị hộp số tự động 10 cấp, nhiều cấp nhất hiện nay
Chính những ưu điểm đó mà hộp số tự động nhiều cấp đang dần thay thế hộp số sàn trên thị trường ô tô. Ford, General Motor và Toyota đang dẫn đầu với hộp số tự động 10 cấp, được trang bị trên Ford F-150, Everest, Ranger, Lexus LC, Cadillac Escalade, Chevrolet Camaro… Danh mục sản phẩm của các nhà sản xuất ô tô hạng sang cũng vắng bóng phiên bản hộp số sàn. Chỉ một vài mẫu xe hiệu năng cao còn được tùy chọn loại hộp số này như BMW M2 Coupe, Genesis G70…
Hộp số sàn vẫn mang lại hiệu quả riêng đối với các mẫu xe phổ thông giá rẻ
Trên các mẫu xe phổ thông giá rẻ, hộp số sàn vẫn được duy trì bởi tính hiệu quả mang lại. Nhưng dù ở phân khúc này, hộp số sàn cũng chịu sự cạnh tranh không nhỏ từ hộp số vô cấp, vốn tiện dụng như hộp số tự động nhưng không kém hiệu quả so với hộp số sàn.
Tóm lại, quan điểm hộp số tự động “tốn xăng” hơn hộp số sàn không còn chính xác với hộp số tự động nhiều cấp. Tuy nhiên, ở phân khúc xe phổ thông với hộp số tự động 4 – 5 cấp, quan điểm trên vẫn tương đối chính xác.
Theo Giaothong
Cầm 200 triệu mua ô tô số tự động 7 chỗ, chỉ có dòng xe này
Có trong tay khoảng 200 triệu, người Việt chỉ dám nghĩ tới các dòng xe nhỏ, cũ số sàn nhưng vẫn tồn tại chiếc ô tô số tự động 7 chỗ, trang bị phanh ABS đáp ứng túi tiền khiêm tốn này.
Trên thị trường ô tô cũ hiện nay, nếu cầm trong tay 200 triệu gần như sẽ khó có thể tìm được một chiếc xe 7 chỗ lại trang bị hộp số tự động như Mazda Premacy. Giá bán của xe dao động từ 160 đến trên 200 triệu tùy thuộc vào chất lượng còn lại sau 15 năm sử dụng.
Mazda Premacy là một chiếc MPV nhỏ gọn được chế tạo bởi nhà sản xuất Mazda của Nhật Bản từ năm 1999. Tại Việt Nam, Mazda Premacy có mặt tại Việt Nam từ tháng 8/2002 do công ty ô tô Hòa Bình lắp ráp. Xe chỉ có một phiên bản duy nhất với giá bán 24.800 USD (khoảng 380 triệu đồng, theo tỷ giá 1USD = 15.337VND).
Mazda Premacy sản xuất tại Việt Nam từ 2002 và kết thúc vào năm 2007
Premacy bán tại Việt Nam là thế hệ đầu tiên, vốn được hãng Mazda bán tại Nhật Bản và xuất khẩu sang châu Âu và châu Á. Mẫu xe này cũng có người "anh em" với chiếc Ford Ixion hoặc Ford MAV bán ở châu Á.
Thế hệ thứ hai (2004 - 2010) của Mazda Premacy bắt đầu với tên gọi Mazda5 khi bán bên ngoài Nhật Nam. Tới thế hệ thứ 3 (2010 - 2018), Mazda Premacy lột xác hoàn toàn với triết lý thiết kế "zoom zoom" đồng thời dần ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thiết kế mới KODO, tạo nên một chiếc MPV đậm chất mềm mại nhưng không kém phần hiện đại. Tuy nhiên, những người yêu mến Mazda Premacy không khỏi thất vọng khi dòng xe này đã dừng sản xuất vào tháng 2/2018.
Nếu nhìn phía trước, khó nhận ra đây là dòng xe 7 chỗ. Mazda Premacy có kích thước Dài 4.340 x Rộng 1.705 x Cao 1.570 (mm), nặng hơn 1,3 tấn, khoảng sáng gầm thấp 155 mm, chứa bình xăng 58 lít.
Premacy thế hệ đầu tiên bán tại Việt Nam cũng chính là chiếc MPV cỡ nhỏ duy nhất tại thị trường thời điểm đầu những năm 2000, khác với cuộc đua ngày nay với hàng loạt cái tên như Mitsubishi Xpander, Suzuki Ertiga, Toyota Avanza, Nissan Livina.
Mẫu xe này có 5 cửa với 7 chỗ ngồi phân bố kiểu 2-3-2 trên 3 hàng ghế. Đặc biệt tựa lưng có thể gập theo cả 2 chiều thành giường nằm, lấy chỗ để hành lý hoặc sử dụng như mặt bàn.
So với nhiều mẫu xe đời mới ngày nay, Mazda Premacy có thiết kế đuôi chưa hề lỗi mốt với trang bị tính năng sấy điện
Mẫu xe này dùng cỡ mâm lốp 195/55/R15 với phanh trước đĩa tản nhiệt có ABS, phanh sau tang trống
So với những chiếc xe cùng thời, Mazda Premacy trang bị khá ổn với điều hòa nhiệt độ hai chiều, kính và gương chỉnh điện, khóa cửa điều khiển từ xa, vô-lăng trợ lực với góc lái điều chỉnh lên xuống được, ổ CD có sẵn 4 loa chính và 2 loa Treble chờ đấu nối. Ngoài ra, kính sau xe được dán mành sấy và gương trong ca-bin có chế độ chống chói.
Mazda Premacy trang bị nội thất nỉ, ghế chỉnh cơ và bệ trung tâm chủ yếu là chất liệu nhựa cứng
Mazda Premacy sử dụng động cơ cam kép dung tích 1,8 lít dạng 4 xi-lanh thẳng hàng, công suất cực đại lên đến 122 mã lực khi tốc độ tua máy đạt 6000 v/ph. Hộp số tự động 4 cấp của Premacy là ưu thế của nó so với các xe đồng hạng thời điểm những năm 2002.
Thiết bị an toàn trên xe gồm túi khí bảo vệ tài xế, phanh ABS, đèn sương mù, đèn phanh thứ 3 trên kính sau, đai an toàn trên các ghế. Hệ thống treo Mazda Premacy là kiểu độc lập Macpherson với lò xo trụ phía trước và thanh liên kết hình thang kép ở phía sau. Đa số người mua xe cũ dòng này thường có động tác thay thế giảm xóc, bát bèo...sau một thời gian dài sử dụng.
Trang bị tiện nghi nổi bật nhất trên xe là điều hòa cơ có hai chế độ nóng, lạnh. Giải trí là đầu CD 1 đĩa nhưng sau này các chủ xe đã thay bằng đầu kỹ thuật số android rẻ và tiện dụng
So với các xe cùng đời, Mazda Premacy khá ổn khi có kính điện, gương chỉnh điện và khóa cửa trung tâm
Sau lưng hàng ghế đầu có sẵn bàn gập, tiện cho người dùng phía sau
Nếu không gập hàng ghế thứ 3 thành mặt phẳng thì chỗ để đồ của Mazda Premacy không nhiều. Dù sao đây cũng là dòng xe thiết kế kiểu 5 2 nên đây là lựa chọn tối ưu khi muốn chở đồ nhiều.
Khoang động cơ Mazda Premacy khá tương đồng với Ford Laser nên một số chi tiết có thể dùng chung giữa hai dòng xe này
Với 200 triệu, Mazda Premacy đời đầu là một lựa chọn khá thú vị và hợp lý cho gia đình đông người nhưng tài chính hạn hẹp
Sau 17 năm, động cơ và hộp số của Mazda Premacy so với những chiếc xe đời mới kém về thông số cũng như mức tiêu hao nhiên liệu (từ 9 đến 12 lít/100km), nhưng với tầm giá trên dưới 200 triệu, chi phí bảo dưỡng thay thế thấp, lại sử dụng tính năng của xe 7 chỗ nên vẫn thu hút được nhiều người tìm mua.
Theo Vietnamnet
Cách đỗ xe số sàn và số tự động để không bị trôi xe Với địa hình hơn 3/4 là đồi núi như tại Việt Nam, dừng đỗ xe trên dốc là điều kiện vận hành chắc chắn sẽ gặp phải khi cầm lái. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ phương pháp đỗ xe quan trọng này, hầu hết trong chúng ta nghĩ rằng chỉ cần kéo phanh tay là đủ. Nếu phải để xe...