Sợ rồi sao game thuần Việt?
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, cụm từ “ game thuần Việt” đã trở nên hết sức quen thuộc với giới trẻ nước nhà. Điều này một phần là nhờ số lượng các dự án được công bố (tính cả game đã ra mắt hoặc bặt vô âm tín) khá lớn và dồn dập nhau, nhất là trong năm 2011 với sự xuất hiện của một loạt cái tên đình đám ( SQUAD, G3, 7554…)
Thế nhưng nếu theo dõi thị trường game nội địa từ đầu năm 2012 trở lại đây, ai cũng dễ dàng nhận rasự vắng bóng bất thường của các dự án game made in Việt Nam. Tính ra sau gần 4 tháng (tức 1/3 năm), mới chỉ có đúng một cái tên Chinh Phục Vũ Môn xuất hiện, nhưng ngay cả MMO này cũng chưa để lại bất kỳ ấn tượng gì sâu sắc.
Game thuần Việt đang vắng bóng bất thường.
Đây là giả thuyết có căn cứ khi hầu hết các game thuần Việt từng ra mắt cho đến lúc này đều chưa có được thành công (cả về doanh thu lẫn danh tiếng) nếu so sánh với sản phẩm ngoại nhập. Nói một cách chính xác thì chỉ có đúng Thuận Thiên Kiếm của VNG là MMO thuần Việt duy nhất tạo dựng được chỗ đứng, thế nhưng nó nhanh chóng trôi vào dĩ vãng vì quá lạc hậu về đồ họa.
Một số dự án đình đám như SQUAD (VTC), project S (VNG), B-kool (FPT)… vẫn chỉ dừng lại ở mức độ “đang phát triển”. Bi kịch nhất là SQUAD khi mặc dù là game thuần Việt nhưng nó chỉ dám thử nghiệm tại quê hương chứ không thể mở cửa chính thức, theo nguồn tin từ NSX thì sắp tới nó sẽ cập bến 10 quốc gia Châu Âu và Mỹ la tinh, bất chấp niềm mong mỏi từ phía game thủ Việt.
SQUAD không thể phát hành tại quê hương là nghịch lý đáng buồn.
Đau xót hơn cả là trường hợp của 7554 – Điện Biên Phủ khi nó gặp phải sự lạnh nhạt của cộng đồng khi bán ra. Tính sơ sơ Việt Nam có tới vài triệu game thủ, thế nhưng game offline lịch sử đầu tiên này chỉ bán được trên dưới 4000 bản, chưa kể nó còn bị săn lùng crack trên mạng. Sau đó Emobi Games phải tìm tới các thị trường ngoại, tình hình có khả quan hơn nhưng rõ ràng vẫn là sự thất bại về mặt doanh thu của họ.
Thực ra, không phải chỉ mỗi 7554 thất bại về doanh thu, hàng loạt cái tên khác cũng nhận được sự thờ ơ từ thị trường nội địa như The King (của Music King) hay Xpet, Ping Online, Jay Online (của JAY Game)… Có lẽ chăng chỉ có vài game trên nền mạng xã hội là thành công tương đối như trường hợp Ủn ỉn và Khu Vườn Trên Mây.
Game thuần Việt đã và đang nhận được sự thờ ơ quá lớn từ cộng đồng.
Video đang HOT
Có điểm lại như thế, chúng ta mới thấy được rằng ngành game dev tại Việt Nam còn quá mong manh và dễ vỡ, khả năng giành được sự chú ý từ phía cộng đồng đã là khó chứ chưa nói đến có được lợi nhuận từ doanh thu. Nếu các NSX đang nản chí hoặc các nhà đầu tư cảm thấy e ngại thì cũng là điều hoàn toàn có thể hiểu được.
Chúng ta cần thời gian
Nhiều điều bất cập và khó khăn như vậy, nhưng cũng cần phải biết rằng ngành phát triển game nội địa còn quá thiếu cái “gốc” nên gặp thất bại ban đầu là điều không thể tránh khỏi. Nói về khía cạnh giáo dục, Việt Nam cách đây 1, 2 năm gần như chưa có bất kỳ trường lớp nào đào tạo nghề này, hầu hết thế hệ gamedev đầu tiên đều là “dân tay ngang”.
Thậm chí cho đến tận hiện tại, các studio sản xuất game với quy mô lớn như VTC Studio, VSS.. vẫn còn vừa làm vừa học, mày mò thêm và tích lũy kinh nghiệm là chính. Ngay cả các hãng game cũng xác định phần nào rằng họ chịu lỗ ban đầu để xây dựng đội ngũ vững chắc đã, sau đó mới tính đến chuyện tung ra các dự án lớn thực sự.
Các studio còn trong giai đoạn tích lũy kinh nghiệm.
Thêm vào đó, một phần dẫn đến những thất bại bên trên là vì cách nhìn nhận thị trường của các studio còn tương đối lệch lạc, họ không biết rằng chất lượng game ở tầm quốc tế đã ở mức rất cao, trong khi công nghệ mình sự dụng lại thấp. Nói cho cùng thì ngoài 7554 và SQUAD ra, tất cả các MMO thuần Việt hiện tại đều có đồ họa dưới ngưỡng đạt yêu cầu.
Tất cả những thiếu sót trên đều tới từ việc chúng ta phát triển quá “ nóng” trong thời gian ngắn. Ngành phát triển trò chơi có sự phức tạp và khó khăn không kém bất kỳ ngành công nghiệp nào khác, vì thế phải có thời gian tích lũy thì mới thành công. Và thời gian “im ắng” vừa qua rất có thể là lúc để tất cả cùng nhìn lại chính mình.
Bất kỳ công việc gì mới cũng khó khăn, làm game cũng thế, ban đầu có thể chưa thuyết phục nhưng nếu biết rút kinh nghiệm thì sẽ thành công. Sự thật là cách đây khoảng 6, 7 năm Trung Quốc cũng như chúng ta, bị MMO Hàn Quốc lấn sân quá nhiều (chiếm tới 80% thị trường), nếu họ cũng khoanh tay đứng yên thì giờ đây chắc chắn không thể trở thành một trong các cường quốc game online Châu Á.
Ngành phát triển game Việt cần tồn tại vì sự tự tôn dân tộc.
Ít nhất thì phía Emobi Games cũng vừa thông báo trong 2 tuần tới họ sẽ công bố dự án game online mới của mình, phía VTC Studio cũng đang gấp rút hoàn thiện MMO đề tài robot… đó là tín hiệu cho thấy cộng đồng game dev nước nhà còn cháy âm ỉ và chờ thời bùng lên.
Hy vọng rằng chặng đường khó khăn đầu tiên sẽ sớm giúp chúng ta tìm thấy con đường đúng đắn cho mình. Việt Nam không thiếu những nhân tài trong nghề phát triển game, chỉ có điều chưa khai thác được nguồn nhân lực ấy mà thôi. Vì thế chẳng có lý do gì mà chúng ta phải từ bỏ ước mơ được đưa nền văn hóa nghìn năm vào thế giới trực tuyến để đưa đến bạn bè năm châu. Nghe qua điều ấy có vẻ xa vời nhưng dân tộc Việt đã vượt qua được nhiều thử thách còn cao hơn thế trăm lần.
Theo Game Thủ
Chân dung 3 "công thần" của làng game thuần Việt
Họ đều giữ vai trò rất lớn trong công cuộc thúc đẩy ngành phát triển game Việt trong vài năm qua.
Kể từ chỗ gần như vô danh tiếng, hiện tại game thuần Việt không còn xa lạ gì với giới trẻ Việt Nam khi hàng loạt dự án mới chào đời. Để có được điều ấy, không thể phủ nhận công sức rất lớn của một vài "lão làng". Tuy có thể khác nhau về hoàn cảnh, nhưng chắc chắn họ đều mang trong mình niềm đam mê vô cùng lớn bên cạnh sự táo bạo và thức thời.
Ông Đặng Hồng Quang - Giám đốc GSS, trưởng dự án Thuận Thiên Kiếm
Là MMO thuần Việt đầu tiên xuất hiện trên thị trường và vừa đoạt giải thưởng Sao Khuê 2011,Thuận Thiên Kiếm xứng đáng là sản phẩm đáng tự hào với VNG, bất chấp việc nó còn chưa thực sự thành công. Suy cho cùng, chính trò chơi này là động lực lớn để thúc đẩy ngành phát triển game nước nhà lên một ngưỡng hoàn toàn mới.
Chân dung ông Đặng Hồng Quang.
Và không thể không nhắc đến người đứng sau dự án quan trọng này là ông Đặng Hồng Quang - Giám đốc Game Studio South. Cũng như những thành viên khác trong nhóm nghiên cứu, Đặng Hồng Quang đến với Thuận Thiên Kiếm bởi lý do duy nhất" thích chơi game và muốn làm game". Và cũng vì game mà mọi người GSS hay đùa: "Mái tóc anh ngày càng thưa dần đi theo năm tháng".
Nổi bật với phong cách ăn mặc rất "bình dân", không phải ai cũng biết ông Quang trước đây từng là nhân vật có nhiều danh tiếng trong giới công nghệ thông tin và từng là GĐSP Cửu Long Tranh Bá.
Bên cạnh đại sứ Mai Phương Thúy.
Vị GĐ này từng tâm sự rằng ông luôn phải đau đầu khi suy tính làm sao tạo tinh thần và niềm tin về một tương lai thành công khi Thuận Thiên Kiếm ra mắt. Bởi không chỉ có báo giới mà ngay cả một số người trong ê -kíp có những thời điểm cũng rất nao núng về sự thành công của MMO thuần Việt đầu tiên.
Ông Võ Bằng Phan - Giám đốc VTC Studio, trưởng dự án SQUAD
Nếu như Thuận Thiên Kiếm mở đường cho game Việt phát triển, thì SQUAD của VTC Studio là MMO đầu tiên khiến giới trẻ nước nhà cảm thấy trình độ làm game nội địa bắt đầu ngang bằng với thế giới. Ngay từ những ngày đầu dự án được công bố, vẻ đẹp của đồ họa và phong cách làm việc bài bản của nhóm phát triển đã khiến nhiều người phải khâm phục.
Ông Võ Bằng Phan - GĐ VTC Studio.
Và người góp công lớn nhất để làm nên điều đó chính là "đầu tàu" VTC Studio - Ông Võ Phan. Cũng mang phong cách khá "bụi bặm", ông Phan từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, có Bằng quản lý đô thị (ĐH Toronto, Canada) và Bằng EMMA in game design, HKU Holland.
Chặng đường đến với game dev của vị GĐ này cũng rất khác người, sau khi cảm thấy không phù hợp với nghề kiến trúc, ông Phan quyết định bỏ tất cả để sang Hà Lan theo học phát triển game. Tháng 6/2009, Bằng Phan chính thức đầu quân về Công ty VTC online và bắt tay vào thực hiện những ý tưởng của mình.
Ông Phan phát biểu tại hội thảo phát triển game do VTC tổ chức.
Bắt đầu từ con số 0, ông đã xây dựng một dự án mang tính thử nghiệm và đến nay bước đầu đã đi vào hoạt động hiệu quả. Thời gian đầu chỉ có 6 người, giờ đội game đã lên tới con số gần 60 người, chạy cho 4 dự án game của VTC online. "Tôi chỉ học, chỉ làm những gì tôi thích. Những thứ tôi thấy vô nghĩa, có đẩy tôi cũng không học, không làm được", ông tâm sự.
Ông Nguyễn Tuấn Huy - Giám đốc Emobi Games, trưởng dự án 7554
Khác hẳn với các dự án game thuần Việt hiện tại chủ yếu khai thác thị trường game online, Emobi Games đã khiến gamer đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tuyên bố phát triển trò chơi offline nội địa đầu tiên. Và họ đã làm quá tốt, đưa 7554 trở thành tâm điểm của cộng đồng trong 1 năm trở lại đây.
Chân dung trưởng dự án 7554 - Điện Biên Phủ.
Ai đứng sau những nỗ lực ấy? Đó chính là ông Nguyễn Tuấn Huy, một nhân vật cũng với phong cách tương đối "bụi bặm" giống như 2 ứng viên bên trên. Điều đáng nói là mặc dù không có doanh nghiệp nào "trụ" sau lưng, ông Huy vẫn tự tin và táo bạo khi dẫn dắt Emobi đến tận ngày nay, đó là điều không phải ai cũng làm được.
Lý lịch của vị GĐ này khá mịt mờ vì không muốn lộ diện nhiều trước cộng đồng, chỉ biết rằng trước đây đã có thời ông theo học và làm game tại nước ngoài. Hiện tại, biệt danh của ông tại Emobi là "Huy râu" và thường được mô tả khá hài hước rằng: "Mặt thì già nhưng tính thì trẻ con, chuyên gia rủ rê ăn chơi nhảy múa đến mức quên đường về".
Ông Huy (hàng sau cùng, thứ 3 từ trái sang) bên cạnh nhóm phát triển 7554.
Theo ông Huy, khó khăn nhất đối với dự án 7554 lúc này là vấn đề vốn, chính vì thế thái độ cũng như sự tiếp cận của game thủ Việt với dự án này sau khi phát hành chính là chìa khóa quyết định studio có... lỗ hay không. Tuy nhiên dù lỗ hay lãi thì nhóm phát triển vẫn đi theo con đường mình đã chọn đến cùng.
"Chúng tôi là một đội ngũ nhỏ đang thực hiện một dự án "điên rồ", phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng vào năm 2008 khi không ai nghĩ rằng Việt Nam có thể làm game", vị GĐ này tâm sự.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cuộc chiến game thuần Việt, ai sẽ thắng? Cả hai ông lớn VNG và VTC đều đầu tư lớn cho các dự án "made in VN" của mình trong khi đó nhiều doanh nghiệp khác cũng không chịu tụt hậu, cuộc đua đang đến hồi gay cấn. Song hành cùng chặng đường phát triển của game online tại Việt Nam luôn là cuộc chiến giữa các NPH. Từ chỗ chỉ vỏn...