Sợ quá… ông “thần tài”!
Nhiều nhà dân ở thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương – nhất là khu vực quanh chùa Bà – phải đóng cửa im ỉm suốt ngày vì sợ “thần tài” xông vào nhà
Nhà một người dân trên đường Cách mạng Tháng Tám ở thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương đóng sập cửa khi nhìn thấy một “thần tài” thất thểu đi đến “Hắn xông vào nhà vồ lấy ông địa đặt trên trang thờ hôn lấy hôn để rồi chìa tay xin tiền. Mình không cho thì hắn nằm giãy đành đạch giữa nhà. Còn mấy kẻ đi theo hắn đánh trống điếc cả tai!”. Đó là cảnh tượng một “thần tài” xông vào nhà dân qua lời kể của chị Trần Thị Nguyệt, ngụ phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương.
Vòi được tiền mới tha
Sáng 5-2 (nhằm 14 tháng giêng âm lịch), hàng ngàn người vỗ tay khi một “thần tài” áo mũ đỏ tươi, râu dài ngang bụng, oai vệ dẫn đầu hàng chục con lân của Ban người Hoa ở Bình Dương xuất hiện và múa gần khu vực chùa Bà nhằm khởi động cho lễ hội rằm tháng giêng. Trong khi đó, khắp ngõ ngách ở Bình Dương, nhiều “thần tài” khác luôn rình mò để xông vào nhà xin tiền gia chủ khiến người dân ngao ngán. Sáng cùng ngày, chúng tôi chứng kiến trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường Phú Cường), cảnh người dân từ trong nhà chạy ào ra đường dòm ngó rồi đóng sập cửa lại khi nhác thấy bóng dáng “thần tài” thất thểu đi tới. “Từ đầu năm đến nay, không dưới 50 “ông thần tài” xông vào nhà tôi. Ông nào cũng dơ dáy, luộm thuộm, bám như đỉa, có ông cho 50.000 đồng không lấy, đòi 100.000 đồng mới chịu đi. Bây giờ thấy “thần tài” là tôi miễn tiếp” – bà Hạnh, ngụ trên đường Cách Mạng Tháng Tám, nói.
Video đang HOT
Theo anh Trần Hữu Hải, Trưởng CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, “thần tài” vòi tiền hoành hành ở thị xã từ đầu năm đến nay nhiều không kể xiết. Các “thần” này khoái nhất là đột nhập các tiệm khai trương, bán mở hàng đầu năm. Thậm chí có “thần” mùng 1 Tết dám đột nhập UBND phường để múa máy, đòi tiền, đến khi công an phường xuất hiện mới co cẳng chạy.
“Ở Bình Dương có các đoàn lân sư rồng nổi tiếng như Chấn Nghĩa Đường, Trung Tinh Đường… Còn những “thần tài” dẫn đầu những đoàn lân xơ xác này người dân gọi là… Lang Thang Đường bởi đa số là các đối tượng bụi đời, chuyên ăn xin, sống vất vưởng, đến ngày lễ Tết thì thay hình đổi dạng” – anh Hải cho biết. Vì thế, những ngày này, ban đêm đi trên đại lộ Bình Dương (đoạn qua thị xã Thủ Dầu Một), người dân đôi khi bắt gặp cảnh tượng dăm ba “thần tài” nằm nghỉ ngơi trên vỉa hè sau một ngày kiếm tiền.
Công an phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một đã phối hợp với CLB Phòng chống tội phạm phường này bắt quả tang 3 “thần tài” chuyên làm tiền khách hành hương, gồm Trần Phi Long (SN 1986), Nguyễn Thiện Tâm (SN 1985) và Nguyễn Thiện Thanh (SN 1986, cùng ngụ tại TPHCM). Cụ thể, ngày 3-2, ba ông “thần tài dỏm” áo mũ tươm tất, phục sẵn ở chùa Ông (thị xã Thủ Dầu Một), khi khách chui qua tượng Ông Ngựa của chùa để cầu may, các “thần tài” liền phát lộc cho khách bằng các bao lì xì có chứa miếng vàng bằng giấy, sau đó đòi và ép khách phải đưa lại tiền lì xì. Nếu khách hành hương không đưa hoặc đưa ít, chúng liền dọa nạt hoặc chửi bới với những lời xui rủi.
Thượng tọa Thích Huệ Thông, trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, nhận định: Thờ thần tài là tín ngưỡng dân gian. Người dân tin thần tài vào nhà thì cả năm làm ăn khấm khá, phát tài phát lộc. “Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng tín ngưỡng này để móc túi, vòi tiền. Đã không mang lại lộc mà còn lấy tiền của gia chủ thì không thể gọi là thần tài mà là thất tài nên người dân đóng cửa không tiếp dạng thần tài này là đúng” – thượng tọa Thích Huệ Thông bức xúc.
Chống “đinh tặc” xuyên đêm Tối 4-2, mặc dù mưa tầm tã nhưng các “hiệp sĩ” phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một vẫn vá xe miễn phí cho người đi đường đến gần 2 giờ sáng. “Hiệp sĩ” Huỳnh Thanh Hải, thành viên CLB, đã tự bỏ tiền và kêu gọi các thành viên trong CLB cùng vá xe cho khách đi chùa Bà từ ngày 4 đến 6-2. Anh Hải cho biết tối 4-2, nhiều người phải “chảy nước mắt” vì xe cán phải đinh và dắt bộ suốt mấy cây số trong mưa. Đinh xe máy cán hầu hết là loại đinh kẽm.
Theo Người lao động
Hai nhà báo dỏm lừa chị Lành "vé số" ra đầu thú
Báo Thanh Niên ra ngày 29.12.2011 đăng bài Người bán vé số "chê" 6,6 tỉ đồng, nêu trường hợp chị Phạm Thị Lành, người phụ nữ nghèo bán vé số dạo ở Bến Lức (Long An), đã ngay thẳng không ém cọc vé số trúng độc đắc trị giá 6,6 tỉ đồng mà trao lại cho người trúng.
Cảm khái nghĩa cử của chị Lành, người trúng vé số là anh Đỗ Ngọc Tuấn (41 tuổi, ngụ KP.2, thị trấn Bến Lức) đã tặng chị 1 tờ vé số trúng độc đắc. Sau khi "phát tài", chị Lành trở lại cù lao Long Khánh, ấp Long Hữu (xã Long Khánh A, H.Hồng Ngự, Đồng Tháp) xây nhà, mua gạo tặng người nghèo. Xóm làng chị Lành rất tự hào và hãnh diện về nghĩa cử đẹp của chị nên gọi chị bằng một cái tên trìu mến "Lành 6,6 tỉ".
Dù đã hết khó khăn, nhưng chị Lành vẫn đi bán vé số như thường ngày ở Long An. Thế nhưng, sau khi nổi tiếng và giàu có, chị Lành và anh Tuấn đã bị kẻ khác trục lợi. Hai nhà báo dỏm là Lữ Nguyễn và Bùi Ngọc Đạt đã tìm đến Bến Lức gặp chị Lành và anh Tuấn để viết bài ca ngợi chuyện "cổ tích" giữa đời thường của 2 người. Họ xưng là phóng viên Báo Lao Động và Đài truyền hình HTV, hứa hẹn sẽ đăng hình ở trang nhất của tạp chí số Xuân 2012... Chị Lành và anh Tuấn đồng ý chụp hình, phỏng vấn nhưng sau đó hai nhà báo dỏm này "đề nghị hỗ trợ" 18 triệu đồng để làm "từ thiện".
Dù chị Lành về quê ăn tết nhưng hai nhà báo "dỏm" này vẫn tìm tới tận nhà để đòi 9 triệu đồng. Sợ bà con, chòm xóm hiểu lầm nên chị Lành đã đưa Nguyễn và Đạt 9 triệu đồng; sau đó chị mới biết đây là 2 kẻ giả mạo.
Sau khi dư luận lên tiếng chê trách, ngày 2.2, Lữ Nguyễn đến Báo Lao Động tại TP.HCM tự thú; còn Bùi Ngọc Đạt đến trụ sở HTV ở TP.HCM thú nhận mạo danh sử dụng danh thiếp có in logo HTV. Hai người này cho biết do hoàn cảnh khó khăn, khi xem báo thấy chị Lành và anh Tuấn bỗng dưng giàu có nên lên kế hoạch giả dạng làm nhà báo, in danh thiếp mạo danh PV Báo Lao Động và Đài HTV đi lừa đảo.
Vụ việc đang được Cục An ninh thông tin truyền thông (A87) Bộ Công an làm rõ để xử lý.
Theo Thanh niên
Hai nhà báo bị tố vòi tiền người bán xổ số tốt bụng Gương mặt đầy nét hoài nghi, chị Phạm Thị Lành - người phụ nữ nghèo bán vé dạo ở Bến Lức, Long An nói: "Nghe nhà báo đến, tưởng đến viết báo ăn tiền nên em sợ không dám ra...". Câu chuyện về chị Phạm Thị Lành, người phụ nữ nghèo bán vé dạo ở Bến Lức (Long An) sẵn sàng đưa 12...