Số phận trớ trêu đã để tôi gặp lại tình cũ trong bệnh viện
Anh lấy tên tôi để đặt tên cho con gái, tên ở nhà từ bé của tôi là Cốm anh cũng đặt cho con. Chúng tôi không nói được điều gì từ khi 4 mắt chạm nhau.
Ảnh minh hoạ
Tôi có một gia đình mà theo mọi người nhìn vào là đẹp. Chồng tôi là nhân viên ngân hàng mẫn cán, có chức có quyền và thu nhập không hề thấp so với mặt bằng xã hội. Anh còn góp vốn với anh em bên nhà tôi và cũng tham gia trong công ty của anh trai cả tôi. Nhà tôi có ba con, sinh hai con đầu tiên đã đủ nếp đủ tẻ nhưng nhà anh neo người nên ông bà nội cứ muốn có thêm cháu và chúng tôi có cháu trai thứ ba. Sinh xong 3 đứa con tôi nghỉ luôn ở nhà, vừa làm nhân viên văn phòng cho công ty của anh cả (đặt trụ sở tại nhà tôi), vừa tiện chăm con.
Mọi điều trong cuộc sống cứ bình lặng trôi nếu không có biến cố vừa xảy ra mà tôi thấy mình là người có lỗi hoàn toàn. Thời tiết thay đổi đột ngột nên con út bị viêm phế quản và rất nhanh bị chạy vào phổi. Tôi tức tốc đưa con đi khám và bác sĩ yêu cầu phải nằm viện. Vào viện và nằm phòng dịch vụ không phải là vấn đề gì nhưng dường như là sự trớ trêu của số phận, tôi gặp lại mối tình đầu, cũng có con phải nằm viện, bị viêm phổi như con tôi, nằm cùng phòng dịch vụ đó. Lúc tôi nhập viện cho con là vào ban ngày, tôi chỉ gặp một bà ngồi chăm cháu gái đó, được nửa ngày thì cô cháu ngồi nói chuyện, cô tâm sự đây là cháu ngoại, mẹ cháu đã mất, bố cháu đi làm cả ngày và đêm mới vào. Tôi nghe qua câu chuyện của cô thì bố cháu không chịu đi bước nữa mặc dù vợ mất đã lâu (mẹ cháu mất khi sinh cháu). Cháu lại có cái tên giống hệt tôi (chỉ khác họ).
Tối hôm đầu tiên con nhập viên, tôi đang ngồi quay lưng ra cửa thì nghe một giọng nói rất quen thuộc vang lên phía sau: “Bà ăn tối đi bà ngoại Cốm ơi”. Giật mình quay lại, tôi và anh chạm mặt nhau. Anh lấy tên tôi để đặt tên cho con gái, tên ở nhà từ bé của tôi là Cốm anh cũng đặt cho con. Chúng tôi không nói được điều gì từ khi 4 mắt chạm nhau. Cả đêm đó anh chỉ ngồi ở ghế và vuốt tóc con bé, mỗi khi nó ra mồ hôi anh lại lấy khăn lau. Cữ tiêm lúc 22h và phải tiêm bằng máy kéo dài một tiếng, anh luôn nựng bé để nó quên đi là đang bị tiêm. Còn tôi, nằm trên giường ôm con, đêm đó không ngủ được, cũng không dám quay lưng ra ngoài nên biết cả đêm anh cũng chỉ ngủ chập chờn khi ngồi trên ghế, mệt quá thì anh nằm gục lên giường.
Sáng hôm sau, khi tôi vừa thiếp đi một chút tôi đã nghe tiếng anh: “Bà cho cháu ăn sáng giúp con, con về tắm một cái rồi đi làm đây”. Tôi phải chờ anh đi hẳn rồi mới dậy. Cả đêm nằm nghiêng một phía, toàn thân tôi mỏi nhừ. Ngày hôm sau, tôi định bụng sẽ là người chủ động nói chuyện, trong đầu đã chuẩn bị hàng loạt câu hỏi, tình huống nói chuyện có thể sẽ xảy ra. Vậy mà tối đó anh lại là người chủ động nói. Anh hỏi thăm tình hình sức khỏe của cháu nhà tôi, hỏi về công việc tôi đang làm, vẫn là sự ân cần và nhẹ nhàng như hồi chúng tôi còn bên nhau. Những kỷ niệm cũ trong tôi bỗng chốc ùa về, tôi muốn gục vào ngực anh như ngày xưa.
Sau khi cả hai bé được xuất viện, tôi về và không lúc nào ngừng nhớ về anh. Tôi dành thời gian rảnh để nhắn tin hỏi han anh hàng ngày, bỏ bê công việc, lấy cớ là mấy ngày liền trong viện rất mệt nên ở tịt trong phòng với bé con và thời gian đó tôi chỉ liên lạc với anh, còn anh luôn giữ một khoảng cách nhất định. Tôi thấy lại cảm giác muốn được ở bên anh như ngày xưa. Tôi không dám vứt bỏ cuộc sống hiện tại của mình vì giờ đã là mẹ của 3 đứa con ngoan ngoãn. Vì trách nhiệm gia đình tôi vẫn phải hoàn thành những nhiệm vụ thuộc về thiên chức của người phụ nữ trong gia đình nhưng không lúc nào tôi không nhớ về anh. Tôi phải làm như thế nào để thoát khỏi hoàn cảnh lúc này của mình đây?
Theo VNE
Video đang HOT
Chuyện tình đẹp khó tin: 'Tuần trăng mật' trong... bệnh viện có gì vui?
Người vợ không một lời ca thán khi phải chịu "tuần trăng mật" trong viện vì bệnh của chồng tái phát sau ngày cưới 3 hôm.
Quen nhau từ cuộc tranh cãi
Ngày cưới, cô dâu khóc, chú rể khóe mắt cay, người thân hai bên rưng rưng mừng cho cái kết đẹp của đôi trẻ. Ấy là câu chuyện tình của chị Thu Hiền, 33 tuổi (Hà Nội), anh Mai Văn Tĩnh, 35 tuổi, (Hải Phòng) khiến nhiều người cảm phục.
Anh mắc bệnh rối loạn đông máu (hemophilia) bẩm sinh, chân đi cà nhắc, ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Chị 33 tuổi, xinh đẹp, hoàn toàn khỏe mạnh, việc làm ổn định nhưng quyết tâm cưới anh.
Đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, hỏi thăm về anh Tĩnh, chị Hiền không ai là không biết. Các bác sỹ, bệnh nhân ngầm gọi họ là "cặp đôi cổ tích".
Năm lên 2 tuổi, bố mẹ anh Tĩnh phát hiện con trai mình không bình thường khi cơ thể thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím. Trong một lần bị ngã, vết thương ở cằm của anh chảy máu không thể cầm. Gia đình hốt hoảng mang anh lên bệnh viện Hải Phòng khám, các bác sỹ ở đây kết luận anh bị bệnh máu khó đông.
Theo thời gian, căn bệnh có biểu hiện rõ rệt hơn. Bệnh tình khiến sức khỏe anh không đảm bảo nên phải nghỉ học khi đang theo học lớp 7. Thân thể anh gầy gò, ốm yếu, chân trái bị teo, lưng gù, nhiều lúc chỉ nằm bẹp một chỗ.
Bố mẹ anh quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thu nhập không đáng là bao, tất cả đều gom góp lại để chữa trị cho cậu con trai tội nghiệp.
Hai năm trước, anh trải qua cuộc đại phẫu thuật cắt bỏ u máu, cơ thể chỉ còn 30kg. Các chuyên gia trong và ngoài nước đều nhận định 99% anh không qua được. Như một phép màu, chàng trai ấy đã vượt qua cửa tử.
Với anh Tĩnh, giấc mơ về một tổ ấm nhỏ của riêng mình là một điều xa xỉ, có mơ anh cũng không dám nghĩ đến. Anh nhận thức rõ bệnh tật của mình, một người đàn ông ở viện nhiều hơn ở nhà, anh luôn nghĩ mình gắn bó với ai thì đều trở thành gánh nặng của cuộc đời họ.
Anh Tĩnh, chị Hiền hạnh phúc trong ngày cưới (ảnh nhân vật cung cấp)
Như một cơ duyên, anh gặp chị trong một tình huống dở khóc dở cười. "Trên Facebook, anh Tĩnh cãi nhau với một cậu em cũng người Hải Phòng. Tôi là chị họ của cậu ấy, lúc đó tôi tỏ vẻ khó chịu. Cũng chính vì vậy mà chúng tôi "chat" riêng, những câu nói đầu tiên là sự tranh luận, hai bên ban đầu không ưa gì nhau, tôi thì tỏ luôn thái độ không thích", chị Hiền nhớ lại.
Sau này, những cuộc nói chuyện giữa hai người nhiều hơn, tâm sự, bầu bạn ngày càng tăng. Cả hai chân thật kể về cuốc sống hiện tại của mình, biết bệnh tình của anh Tĩnh, chị Hiền cảm thông, muốn chia sẻ, động viên nhiều hơn. Tiếp xúc lâu, cả hai càng quý nhau bởi tính cách. Ngày anh Tĩnh thổ lộ tình cảm, chị Hiền từ chối nhưng hứa sẽ đến thăm, chị coi anh như một người bạn.
Mong con cái khỏe mạnh
"Nói thật lần đầu gặp anh tôi cũng buồn vì thấy sức khỏe anh ấy yếu, đi lại khó khăn. Lần gặp đó tôi thấy mình đồng cảm với anh hơn. Chúng tôi gặp nhau vào một buổi chiều chủ nhật, tôi là đầu bếp trong một nhà hàng, hôm đó chuẩn bị cơm cho anh, cả hai cùng nhau ăn bữa tối trong viện", chị Hiền cho biết.
Sau lần từ chối lời tỏ tình của anh Tĩnh, cả hai không nhắc lại chuyện đó nhưng sau mỗi lần tan làm, chị Hiền lại đi xe máy hơn 10km đưa cơm cho anh. Ngày đó, chị trọ ở Hoài Đức (Hà Nội). Từ ngày gặp nhau, mưa cũng như nắng, ngày nào chị cũng đưa cơm tối cho anh Tĩnh. Họ thương nhau bằng những hành động quan tâm nhau chân thành, mộc mạc.
Yêu nhau gần 1 năm, anh Tĩnh mới theo chị Hiền về quê ra mắt họ hàng. Ngày ấy, mẹ chị khóc hết nước mắt khi chứng kiến cảnh con gái xinh xắn, có công việc ổn định, nhiều người theo đuổi lại quyết định gắn bó với người đàn ông bệnh tật.
Có ngăn nhưng không thể cản, bố mẹ cũng xuôi lòng khi nghe con gái thuyết phục. Chị Hiền đã quyết và bảo với bố mẹ, sướng khổ như thế nào chị và anh cũng sẽ cùng nhau vượt qua.
Đám cưới chị Hiền, anh Tĩnh khiến nhiều người ngưỡng mộ, nể phục (ảnh nhân vật cung cấp)
Sau ngày cưới 3 hôm, anh Tĩnh nhập viện vì bệnh tái phát, vết mổ năm trước bị chảy máu quá nhiều, chị Hiền lại tất cả lo cơm nước cho chồng, lo công việc ở nhà hàng. Chị Hiền dự định sắp tới sẽ tìm một việc cạnh nhà chồng, để tiện chăm sóc bố mẹ chồng đã có tuổi. Còn anh, lúc khỏe có thể tự đi viện được, tự phục vụ mình.
Quyết định gắn bó với anh, dường như chị là người lo toan mọi việc. Chồng chị sức khỏe yếu, nhiều khi đi đâu, đồ nặng cũng một tay chị xách, đi xe phải nhờ vợ khều chân sang số. Nhưng với chị, quan trọng nhất là tình cảm, có yêu, có thương thì nguyện nắm chặt tay nhau cùng cố gắng.
Hiện, anh Tĩnh vẫn điều trị tại viện, hằng ngày tan làm chị lại vào viện với anh. Có đợt anh Tĩnh nằm viện mất hai tháng, chị đi làm về là tất tả chạy đi chợ cơm nước, rồi mang đến viện, giúp anh ăn uống, tắm rửa.
Chị Hiền bảo: "Có thể nhiều người lấy làm lạ khi tôi quyết định gắn bó đời mình với anh, một người con trai không khỏe mạnh chứ chưa nói gì đến kinh tế. Nhưng, tôi luôn nghĩ chỉ có tình cảm thì mình mới chung sống được, mình thương họ thì những khó khăn vụn vặt ấy đều không thành vấn đề. Sướng khổ do mình, lấy người khác chắc gì tôi đã sướng. Chúng tôi chỉ mong, con cái mình sau này khỏe mạnh, không bệnh tật như bố nó".
Theo Trithuctre
Tân hôn chưa kịp làm gì đã thấy vợ ra máu, chồng đưa ngay đến bệnh viện để rồi sốc nặng... Tôi đứng run run một bên nhìn vợ tôi nằm thiêm thiếp trên giường, vị bác sỹ kia không biết gì nên cứ phán xanh rờn: "Sảy thai do "hoạt động mạnh" quá nhé. Vợ chồng lớn rồi sao không có kinh nghiệm gì thế?". ảnh minh họa Tôi sướng rơn vì cuối cùng cũng đến ngày nên vợ nên chồng với Thảo....