Số phận những tay súng IS bị bắt giữ sẽ đi về đâu?
Dù đã tuyên bố đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, song Mỹ và các quốc gia châu Âu vẫn đang phải đối mặt với những hệ lụy mà cuộc chiến dai dẳng chống IS để lại. Trong đó, việc xử lý những tay súng IS bị các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn bắt giữ là một thách thức không nhỏ.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng đề nghị các quốc gia châu Âu nhận lại hơn 800 tay súng IS bị Mỹ bắt giữ tại Syria, nếu không Washington sẽ buộc phải phóng thích những đối tượng này.
Theo hãng tin RT, trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Donald Trump viết: “Mỹ đã đề nghị Anh, Pháp, Đức cũng như các đồng minh châu Âu khác nhận lại hơn 800 tay súng IS mà chúng tôi đã bắt giữ tại Syria và đưa chúng ra xét xử. “ Vương quốc Hồi giáo” sắp sụp đổ. Một phương án khác không được tốt cho lắm là chúng tôi buộc phải thả chúng ra”.
Các thành viên SDF tại khu vực Baghouz thuộc tỉnh Deir Ezzor, nơi được coi là cứ địa cuối cùng của IS ở Syria. Ảnh: AFP.
Bên cạnh đó, ông Donald Trump cho biết Mỹ không muốn những tay súng này tràn vào châu Âu sau khi được phóng thích, đồng thời nhấn mạnh nước Mỹ đã hành động và chi quá nhiều tiền bạc, nên giờ là lúc các quốc gia khác phải tiếp bước Washington và làm những phần việc trong khả năng của mình. “Chúng tôi sẽ rút lui sau khi giành chiến thắng 100% trước IS”, người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định.
Tuyên bố của ông Donald Trump được đưa ra trong bối cảnh Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn cho biết đã tiến gần tới việc đánh bại hoàn toàn IS. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump gần đây cũng thông báo sẽ rút các binh sĩ Mỹ ra khỏi Syria, dù chưa đưa ra hạn chót cho kế hoạch này.
Video đang HOT
Cũng có thông tin cho rằng thời gian qua, các quan chức của Mỹ từng cảnh báo các quốc gia châu Âu về việc cần nhanh chóng tiếp nhận và đưa ra xét xử các phần tử thánh chiến xuất phát từ châu Âu rồi sau đó gia nhập hàng ngũ của IS. Trong số này có khoảng 800 tay súng bị các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn bắt giữ.
Theo các số liệu thống kê của Liên hợp quốc, có tới 42.000 tay súng nước ngoài đến Iraq và Syria để chiến đấu cho IS, trong đó có khoảng 900 người từ Đức và 850 người từ Anh.
Vấn đề là trong khi Mỹ muốn “đẩy” những tay súng IS đi càng nhanh càng tốt, một số quốc gia châu Âu dường như lại đang gặp khó khăn trong cách thức xử lý những đối tượng này. Tháng 12 năm ngoái, tờ Washington Post đưa tin rằng, chính quyền tại những khu vực do SDF kiểm soát ở Syria không muốn nhận trách nhiệm “canh giữ và nuôi ăn ở” các phiến quân bị bắt giữ, và họ cũng không đủ khả năng tổ chức xét xử các đối tượng này. Các quan chức địa phương thì nói với báo giới rằng hiện có khoảng 900 tay súng từ 44 quốc gia đang bị giam giữ dưới sự hỗ trợ duy trì của các lực lượng Mỹ. Chính quyền Mỹ cảnh báo nếu thả tự do cho các thành viên IS và để chúng về nước mà không bị xét xử, số lượng các vụ tấn công khủng bố ở châu Âu có thể sẽ càng gia tăng.
Thế nhưng, CNN cho rằng hiện các quốc gia ở châu Âu vẫn lưỡng lự chưa tiếp nhận các tay súng IS bị bắt giữ, bởi họ không có đủ bằng chứng về việc những người này từng là thành viên IS để có thể tổ chức các phiên xét xử theo luật. Thậm chí, nội bộ chính phủ các nước châu Âu hiện vẫn tranh cãi về cách thức giải quyết số phận của những người bị tình nghi là phiến quân IS, cũng như người thân của họ đang trở về từ chiến trường Trung Đông. Chẳng hạn như Chính phủ Anh hiện đang đứng trước sức ép đòi cho phép những nữ thiếu niên mang thai từng chiến đấu trong hàng ngũ của IS trở về xứ sở sương mù.
Alex Younger, người đứng đầu cơ quan tình báo MI6 của Anh cảnh báo những người Anh trở về từ các vùng lãnh thổ từng bị IS chiếm đóng có thể mang theo những kỹ năng và mối liên hệ “nguy hiểm tiềm tàng”. Ông Alex Younger cho rằng, dù những người mang quốc tịch Anh có quyền được về nước, nhưng trong bối cảnh hiện tại, chính phủ nước này phải đặt yêu cầu về an ninh lên hàng đầu. Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid thì khẳng định sẽ quyết tâm ngăn chặn những người Anh từng ủng hộ các tổ chức khủng bố ở nước ngoài trở về nước.
TRUNG DŨNG
Theo QĐND
Ireland từ chối đối thoại về biên giới với Anh
Ireland đã bác các đề nghị từ phía Chính phủ Anh về việc tiến hành đối thoại song phương liên quan việc sử dụng công nghệ để duy trì biên giới mở giữa Anh và Ireland sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Bộ trưởng Tài chính Ireland Paschal Donohoe. Ảnh: Reuters
Trả lời kênh truyền hình RTE ngày 4/2, Bộ trưởng Tài chính Ireland Paschal Donohoe bày tỏ hoài nghi đối với các phát biểu của Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid ngày 3/2 cho rằng có thể sử dụng công nghệ hiện nay để giải quyết vấn đề biên giới giữa Vương quốc Anh và Ireland sau Brexit. Ông Donohoe cho rằng đến nay chưa có bằng chứng nào về tính khả thi của đề xuất này.
Bộ trưởng Tài chính Ireland khẳng định Dublin sẽ không tham gia vào bất cứ tiến trình đàm phán nào dẫn tới một biên giới "cứng" giữa Anh và Ireland, và trong trường hợp Brexit không thỏa thuận, Dublin sẽ thương lượng với London và Brussels.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid đưa ra phát biểu về việc sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề biên giới sau khi các nghị sĩ Anh ủy quyền cho Thủ tướng Theresa May tiến hành đàm phán lại thỏa thuận Brexit với EU để tìm một giải pháp thay thế cho điều khoản "rào chắn" liên quan đến biên giới Anh - Ireland sau Brexit.
Điều khoản này nhằm đảm bảo không có đường biên giới cứng trên đảo Ireland, song những người ủng hộ Brexit lo ngại điều đó sẽ khiến Anh mãi bị gắn với các quy định về thuế quan của EU.
Trong khi đó, EU vẫn cho rằng điều khoản "rào chắn" là giải pháp duy nhất có thể giải quyết vấn đề biên giới Ireland sau khi Anh rời khỏi liên minh, đồng thời khẳng định không đàm phán lại thỏa thuận đã nhất trí.
Nhắc lại lập trường trên, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 4/2 tuyên bố "không có khả năng" đảo ngược thỏa thuận đã đạt được giữa Chính phủ Anh và EU.
Trả lời phỏng vấn trên đài France Inter, ông Le Drian thừa nhận khó tìm được lối thoát cho vướng mắc liên quan tới biên giới giữa vùng Bắc Ireland thuộc Anh và CH Ireland thuộc EU. Tuy nhiên, EU sẽ không chấp nhận đàm phán lại nội dung thỏa thuận Brexit và tùy người Anh quyết định họ có muốn tiến hành trưng cầu ý dân lần thứ hai về việc rời khỏi EU hay không.
Theo kế hoạch, Thủ tướng May sẽ trở lại Brussels để đàm phán lại về việc sửa đổi thỏa thuận Brexit mà bà và các lãnh đạo EU đã nhất trí hồi tháng 12/2018.
Trong một bài viết trên tờ Sunday Telegraph số ra ngày 3/2, bà May cho biết bà "được giao một sứ mệnh mới" và được trang bị nhiều "ý tưởng mới" khi gặp lại các lãnh đạo EU.
Minh Ngọc (TTXVN)
Theo Tintuc
Công nghệ có thể giúp tránh đường biên giới cứng tại Ireland Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid ngày 3/2 khẳng định hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ hiện nay để giải quyết vấn đề biên giới giữa Vương quốc Anh với Ireland sau Brexit. Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid. (Nguồn: PA) Nhận định trên được đưa ra vài ngày sau khi các nghị sỹ Anh ủy quyền cho Thủ...