Số phận những đối thủ của iPhone đời đầu
Khi lên kệ cách đây 15 năm, iPhone phải cạnh tranh với smartphone đến từ Motorola, Samsung, LG, Nokia…
Motorola Q8 được bán tại Mỹ từ giữa năm 2006. Máy sử dụng hệ điều hành Windows Mobile, thiết kế dạng thanh với bàn phím QWERTY. Ngoại hình của Q8 lấy cảm hứng từ dòng nắp gập Razr với độ mỏng nhẹ, đường nét mạnh mẽ. Theo CNET, Motorola Q8 là mẫu điện thoại QWERTY đầu tiên có doanh số vượt mốc một triệu chiếc. Tuy nhiên, sản phẩm khó sử dụng với bàn phím nhiều nút, chi tiết được Steve Jobs nhắc đến khi ra mắt iPhone vào tháng 1/2007. Ảnh: GSMArena.
Samsung BlackJack sở hữu thiết kế mỏng nhẹ tương tự Motorola Q8, hỗ trợ mạng 3G nhưng không có Wi-Fi. Bên cạnh sức ép cạnh tranh từ iPhone, Samsung BlackJack còn bị RIM, công ty sản xuất điện thoại BlackBerry kiện vào tháng 1/2007 do tên thiết bị bắt đầu bằng chữ Black, dễ gây nhầm lẫn. Sau khi dàn xếp kiện tụng, phiên bản tiếp theo của BlackJack được bán tại Canada với tên Jack. Ảnh: The Verge.
Nokia N95 được xem là đối thủ lớn nhất của iPhone đời đầu. Thiết bị sở hữu loạt tính năng hiện đại vào năm 2007 như camera sau ống kính Carl Zeiss, đèn flash LED, kết nối Bluetooth, Wi-Fi, 3G và GPS. Với thiết kế trượt 2 chiều, người dùng có thể đẩy màn hình của N95 xuống để lộ cụm phím chỉnh nhạc. Trong một năm lên kệ, Nokia bán được 7 triệu chiếc N95 trên toàn cầu. Tuy nhiên, đó cũng là lúc người dùng nhận thấy nhiều điểm yếu của N95 so với iPhone như giao diện khó sử dụng, tốc độ chậm. Ảnh: Michael Fisher.
Video đang HOT
BlackBerry 8800 là model nổi bật trong dòng 8xxx của BlackBerry. Năm 2007, đây vẫn là lựa chọn ưa thích của giới doanh nhân với đèn LED cảnh báo, GPS, khả năng đồng bộ email và lịch trình công việc với máy tính tốt hơn. Trong khi đó, TechCrunch cho biết iPhone đời đầu thiếu tính năng cắt dán văn bản, khả năng đồng bộ dữ liệu kém, thời lượng pin thấp, không chủ động thông báo khi có email hoặc tin nhắn mới. Ảnh: Peter Batty.
LG KE850 Prada được ra mắt sớm hơn một tháng so với iPhone, trở thành điện thoại đầu tiên trang bị màn hình cảm ứng điện dung. Máy sở hữu nút bấm vật lý bên dưới màn hình, kết nối Bluetooth và trình duyệt web tương tự iPhone và các smartphone hiện nay. Tuy nhiên, mặt lưng Prada có chất liệu nhựa rẻ tiền hơn so với nhôm của iPhone. Sản phẩm cũng không hỗ trợ Wi-Fi, dung lượng pin chỉ 800 mAh trong khi iPhone là 1.400 mAh. Ngoài những yếu tố trên, giá bán quá đắt cũng khiến LG Prada nhanh chóng bị iPhone vượt mặt. Ảnh: Android Authority.
Bộ đôi Palm Treo 700p và 755p được ra mắt lần lượt vào năm 2006 và tháng 5/2007. Tuy nhiên, hiệu năng của các model này đều chậm hơn iPhone, thiết kế quá nhiều phím bấm. Ngay cả bản nâng cấp Treo 755p cũng không hỗ trợ kết nối Wi-Fi, camera vẫn có độ phân giải 1,3 MP. Ảnh: PhoneArena.
HTC Touch được xem là một trong những smartphone chạy Windows Mobile tốt nhất năm 2007. Máy sở hữu màn hình cảm ứng kích thước lớn, các phím vật lý bên dưới tương tự iPhone. HTC Touch có màn hình 2,8 inch, nhỏ hơn so với 3,5 inch của iPhone nhưng dùng công nghệ điện trở. HTC còn tối ưu hệ điều hành Windows Mobile để phù hợp với màn hình cảm ứng, tuy nhiên iPhone vẫn chiếm lợi thế nhờ giao diện mượt mà, tốc độ xử lý cao hơn. Ảnh: HTC.
Motorola Razr được ra mắt lần đầu vào năm 2004. Khi iPhone ra mắt sau đó 3 năm, Razr vẫn là một trong những dòng điện thoại phổ biến nhất thị trường. Doanh số dòng Razr đạt 130 triệu chiếc sau 4 năm lên kệ, tuy nhiên công nghệ màn hình, camera và kết nối của máy đã không còn bắt kịp những điện thoại khác. Motorola ra mắt nhiều biến thể khác như Slvr, Krzr và Rizr. Năm 2019, hãng trình làng phiên bản mới của Razr với màn hình gập. Ảnh: The Verge.
Ra mắt cuối năm 2006, LG EnV dành cho những người thích tính năng của smartphone nhưng chưa thể làm quen ngay lập tức. Máy có kiểu dáng gập như cuốn sách, mặt ngoài giống điện thoại cơ bản với màn hình nhỏ, dãy phím số T9. Khi mở ra, bên trong gồm bàn phím QWERTY đầy đủ, màn hình tỷ lệ rộng để xem phim hoặc ảnh. Mặt lưng của điện thoại còn có thiết kế giống camera kỹ thuật số. Ảnh: CNET.
Hình nền huyền thoại của iPhone trở lại trên iOS 16
Sau 15 năm, hình nền xuất hiện cùng Steve Jobs trong sự kiện ra mắt iPhone đời đầu bất ngờ quay lại trên iOS 16.
Ngày 6/7, Apple đã phát hành bản thử nghiệm thứ 3 cho lập trình viên (developer beta 3) của iOS 16. Bên cạnh những nâng cấp và sửa lỗi, Táo khuyết còn bổ sung hình nền cá hề, chi tiết ẩn (easter egg) để kỷ niệm 15 năm ngày bán ra chiếc iPhone đầu tiên.
Theo 9to5Mac, hình nền cá hề được Steve Jobs sử dụng tại sự kiện ra mắt iPhone đời đầu vào tháng 1/2007. Đây là một trong những hình nền iPhone nổi tiếng nhất nhưng chỉ xuất hiện trên một số ảnh quảng cáo, chưa từng có mặt trong thiết bị thương mại.
Hình nền cá hề trong bản thử nghiệm mới của iOS 16. Ảnh: Jack Roberts.
"Đây là hình nền được Steve Jobs sử dụng khi giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007, nhưng không bao giờ có sẵn trên bất cứ mẫu iPhone nào", phóng viên Mark Gurman của Bloomberg chia sẻ trên Twitter.
Apple đã làm lại hình nền cá hề với độ phân giải cao hơn dành cho iOS 16. Theo Mashable, đây được xem là cách tôn vinh Steve Jobs khi vị CEO quá cố đã gắn liền với hình ảnh chú cá hề trên chiếc iPhone đầu tiên.
iOS 16 được Apple bổ sung khả năng tùy biến màn hình khóa với loạt ảnh động mới. Hình nền cá hề cũng tận dụng tính năng này. Đó không phải ảnh GIF thông thường, mà là các chi tiết được dựng (render) theo thời gian thực để tạo hiệu ứng chiều sâu cho đồng hồ phía trên.
Trên Twitter, nhiều người dùng phản ánh không thể thấy hình nền cá hề trong phần cài đặt. Tuy nhiên theo iMore, một số người khác cho biết hình nền đã xuất hiện sau vài tiếng cập nhật.
Hình nền cá hề xuất hiện tại sự kiện ra mắt iPhone đời đầu. Ảnh: iDrop News.
Ngoài hình nền cá hề, iOS 16 beta 3 còn bổ sung Lockdown Mode, chế độ "siêu bảo mật" giúp người dùng tránh bị theo dõi bởi phần mềm gián điệp. Những nhóm người có thể sử dụng Lockdown Mode như nhà báo, nhà hoạt động, nhân viên chính phủ hoặc người muốn bảo mật cao. Tuy nhiên, nhiều tính năng của thiết bị sẽ không hoạt động khi bật chế độ này.
Theo công bố của Apple, iOS 16 tương thích các mẫu iPhone ra mắt từ năm 2017 (iPhone 8, 8 Plus, iPhone X) trở về sau. Hãng dự kiến phát hành bản thử nghiệm rộng rãi (public beta) của iOS 16 trong tháng 7, trước khi cho toàn bộ người dùng nâng cấp vào mùa thu năm nay.
3 yếu tố khiến iPhone suýt thất bại 15 năm trước iPhone giúp Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Cách đây 15 năm, mẫu smartphone này suýt không thể ra mắt do những yếu tố đơn giản nhưng quan trọng. Thế hệ iPhone đầu tiên được Steve Jobs giới thiệu tại hội nghị Macworld ngày 9/1/2007 sau nhiều tháng xuất hiện dưới dạng tin đồn. Đến khi sự kiện diễn...