Số phận những công dân nước ngoài mất tích ở Nepal giờ ra sao?
Ngày 26/4, nhà chức trách Nepal cho biết, thi thể của 18 nhà leo núi cùng các Sherpa (hướng dẫn viên bản địa) đã được tìm thấy tại vùng núi Everest.
Như tin đã đưa, vụ động đất kinh hoàng tại Nepal đã khiến gần 2.000 người thiệt mạng và con số này có thể sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Trong số những người chết, có cả người nước ngoài đi du lịch đến Nepal để khám phá đỉnh Everest, hoặc đến Nepal để làm những công việc từ thiện.
Theo Daily Mail, ước tính có khoảng 50 công dân người Anh đã mất tích nhưng con số thực tế có thể cao hơn. Còn theo Reuters, có khoảng 300.000 công dân nước ngoài ở Nepal vào thời điểm xảy ra thảm hoạ động đất.
Nhiều du khách nước ngoài bị mất tích có thể là do mắc kẹt trên Everest sau vụ lở tuyết. (Ảnh: AP)
Ông John Carroll, 59 tuổi, cha của cô Julia Carroll, 22 tuổi đến từ Suffolk, Anh cho biết, cô đã gọi về nhà cho ông chỉ vài giờ trước khi thảm hoạ xảy ra. Cô Julia Carroll đã chúc ông một sinh nhật hạnh phúc và sau đó ông John đã không còn một chút tin tức nào từ cô.
“Tôi đã nói chuyện với con bé qua điện thoại vào buổi chiều 24/4 khi nó gọi về nhà để chúc tôi sinh nhật hạnh phúc. Bây giờ, tôi đang hết sức tuyệt bọng và lo lắng. Rất nhiều người đã chết và rất nhiều ngôi nhà bị tàn phá, chúng tôi chỉ có thể hy vọng con bé an toàn và liên lạc về nhà”, ông John Carroll đau xót chia sẻ.
Cô Julia Carroll, 22 tuổi đến từ Suffolk, Anh bị mất tích ở Nepal. (Ảnh: Google Finder/DM)
Một du khách người Anh khác hiện đang mất tích ở Nepal tên là Sebastian Lovera, một vận động viên môn trượt tuyết 22 tuổi.
Cha dượng của anh Sebastian, ông Greg Smye-Rumsby, cho biết: “‘Sebastian là một người vô cùng sôi nổi và ưa hoạt động, đó là lý do tại sao thằng bé đã đi đến Nepal”.
“Chúng tôi đã cố gọi cho thằng bé nhưng nó không nghe máy… Thằng bé không phải là người dễ đầu hàng trước khó khăn”, ông Greg Smye-Rumsby chia sẻ.
Một công dân Anh khác được cho là đã mất tích tên là Laura Wood, 23 tuổi đến từ Tây Yorkshire. Cô Laura Wood được người thân mô tả là một cố gái trẻ, xinh đẹp, thường mặc kiểu quần áo hippy.
Một công dân Australia tên là Ballantyne Forder, 20 tuổi, làm việc tại trại trở mồ côi ở Nepal, gần tâm chấn của trận động đất đêm 25/4 cũng đã đột ngột mất liên lạc với gia đình.
Gia đình của cô Ballantyne Forder đã phát động một cuộc tìm kiếm tuyệt vọng để tìm kiếm cô, đồng thời đăng tải thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội.
Video đang HOT
Chị của Ballantyne Forder, Amanda-Sue Markham đã chia sẻ hình ảnh của cô lên Twitter với lời kêu gọi: “Đây là em gái tôi ở trại trẻ mồ côi. Nếu bạn có thể cầu nguyện, hãy làm điều đó cho sự an toàn của em gái tôi”.
Hình ảnh của cô Ballantyne Forder do chị cô đăng tải trên Twitter. (Ảnh:Twitter/DM)
Trong diễn biến liên quan, trận động đất kinh hoàng đã làm rung chuyển khu vực vùng núi Everest tại Nepal khiến xảy ra một trận lở tuyết lớn. Thi thể của 18 nhà leo núi cùng các Sherpa (hướng dẫn viên bản địa) đã được tìm thấy.
Theo các nhà chức trách Nepal, trận lở tuyết cũng tàn phá nhiều trại dừng chân của các du khách nước ngoài dọc theo khu vực vùng núi Everest, khiến hàng chục người bị thương và mất tích.
Số phận những công dân nước ngoài mất tích ở Nepal giờ ra sao thì không ai rõ. Thân nhân của những người này vẫn đang tích cực tìm kiếm thông tin người thân trong sự lo âu, thấp thỏm và cầu mong họ sẽ bình yên trở về sau trận động đất kinh hoàng./.
Theo Phương Chi/VOV.VN/theo Daily Mail
Hơn 2.200 người chết vì động đất, xảy ra dư chấn mạnh 6,7 độ richter
Các nỗ lực cứu hộ đang được đẩy nhanh tại Nepal sau khi hơn gần 2.000 người thiệt mạng do trận động đất mạnh nhất tại nước này trong hơn 80 năm qua, trong bối cảnh một cơn dư chấn mạnh 6,7 độ richter ngày 26/4 lại làm rung chuyển khu vực.
Người dân cắm trại trên đường phố thủ đô Kathmandu do lo ngại các cơn dư chấn.
Dư chấn 6,7 độ richter làm rung chuyển khu vực
Theo BBC, một dư chấn mạnh 6,7 độ richter đã xảy ra tại khu vực cách thủ đô Kathmandu của Nepal khoảng 60 km về phía đông, khiến người dân lại hoảng hốt chạy ra khỏi nhà.
Đây là dư chấn mạnh nhất kể từ khi xảy ra trận động đất mạnh 7,8 độ richter ngày 25/4.
Dư chấn cũng được cảm nhận tại Ấn Độ, Bangladesh và các trận lở tuyết mới đã được thông báo gần đỉnh núi Everest.
Những tiếng hét và âm thanh của một trận lở tuyết có thể được nghe thấy khi một người leo núi đang trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters qua điện thoại gần Everest.
Một khu vực bị tàn phá tại Bhaktapur gần Kathmandu
Dư chấn hôm nay cũng làm rung chuyển các tòa nhà cao tầng tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ và khiến hệ thống tàu điện ngầm của thành phố bị tạm ngừng.
"Không có cách nào để dự đoán cường độ của các cơn dư chấn, vì vậy mọi người cần cảnh giác trong vài ngày tới", L.S. Rathore, người đứng đầu văn phòng thời tiết quốc gia Ấn Độ, cho biết.
Số người chết tại Nepal vượt 2.200 người
Hãng tin Reuters dẫn lời cảnh sát Nepal cho hay, tính tới đầu giờ chiều ngày 26/4, hơn 2.200 người đã thiệt mạng sau khi trận động đất mạnh 7,8 độ richter tấn công miền trung Nepal vào trưa ngày 25/4 giờ địa phương. Số người bị thương là 5.463.
Ít nhất 700 người đã thiệt mạng tại thủ đô Kathmandu, một thành phố với khoảng 1 triệu dân, nơi nhiều ngôi nhà đã cũ, được xây dựng thô sơ và nằm san sát nhau.
Người dân Nepal đang gồng mình đối phó với hậu quả của động đất
Tổng số người thiệt mạng có thể còn tăng cao, trong bối cảnh vẫn chưa rõ tình hình tại các khu vực hẻo lánh, nơi đường tiếp cận bị cản trở hoặc khó tiếp cận. Nhiều con đường trên núi bị nứt hoặc bị chặn bởi các trận lở đất.
Rất nhiều thi thể đã được chuyển tới các bệnh viện ở thủ đô Kathmandu, nhiều trong số đó đang phải gồng mình điều trị cho những người bị thương.
17 người đã được xác nhận thiệt mạng và 61 người bị thương do lở tuyết trên núi Everest.
Lực lượng cứu hộ đào bới để tìm kiếm những người bị mắc kẹt
Số nạn nhân thiệt mạng do động đất tại các quốc gia láng giềng của Nepal cũng tăng lên.
Ấn Độ cho biết 49 người đã chết do động đất tại Nepal. Tại Tây Tạng, tổng số người chết tăng lên 17 người. Động đất cũng cướp đi sinh mạng của 4 người tại Bangladesh.
Nhiều nước cam kết trợ giúp Nepal
Hàng viện trợ đang bắt đầu đổ về Nepal
Trong bối cảnh số người thiệt mạng do động đất tại Nepal ngày càng tăng, nhiều quốc gia và các tổ chức từ thiện trên thế giới đã đưa ra cam kết nhằm trợ giúp nước này khắc phục hậu quả thiên tai.
Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pakistan, các quốc gia Liên minh châu Âu nằm trong số các nước đã cam kết viện trợ cho Nepal. Mỹ và Trung Quốc đều đã cử các đội tìm kiếm và cứu hộ tới Nepal.
Hình ảnh một trận lở tuyết trên núi Everest
Trực thăng được dùng để sơ tán người bị thương khỏi núi Everest
Ấn Độ đã điều máy bay quân sự tới Nepal cùng các thiết bị y tế và các đội cứu hộ. Nước này cũng cử 285 thành viên của Lực lượng đối phó thảm họa quốc gia tới Nepal.
Quân đội Pakistan sẽ điều 4 máy bay C-130 cùng một bệnh viện 30 giường, các đội tìm kiếm và cứu hộ, hàng viện trợ tới Nepal.
Một loạt các tổ chức từ thiện quốc tế, trong đó có Hội chữ thập đỏ, Oxfam, Các bác sĩ không biên giới, tổ chức Christian Aid cũng đã cử các nhóm tới những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất.
An Bình
Theo Dantri/BBC, AFP, DM
Tìm thấy 18 thi thể trên đỉnh Everest sau động đất tại Nepal Một nhóm leo núi của quân đội Ấn Độ vừa phát hiện 18 thi thể trên đỉnh Everest, nơi một trận lở tuyết gây ra bởi động đất tại Nepal đã ập xuống một khu trại mà hơn 1.000 người tập trung vào mùa leo núi. Các lều trại bị phá hủy trên núi Everst (Ảnh: Telegraph) Quan chức Gyanendra Shrestha, từ Bộ...