Số phận những cô dâu Triều Tiên bị bán sang Trung Quốc
3 người phụ nữ Triều Tiên, 3 số phận hoàn toàn khác nhau nhưng đều chịu cảnh tha hương cầu thực.
Những phụ nữ Triều Tiên họp mặt cầu nguyện tại nhà riêng ở tỉnh Liêu Ninh.
S.Y đã ở Trung Quốc được 11 năm kể từ ngày bị dụ dỗ qua biên giới để kiếm việc làm. Cô gái Triều Tiên này luôn phải sống trong nỗi sợ hãi sẽ bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ và đuổi về nước. Không chỉ đối mặt với sự khó khăn trong công việc, S.Y luôn bị hàng xóm khinh miệt và nỗi ám ảnh khôn nguôi vì bỏ lại con ở quê nhà.
“Khi mới tới đây, tôi uống rượu để quên đi nỗi lo về các con ở Triều Tiên. Tôi như kẻ loạn trí lúc đó”, S.Y trả lời hãng tin AP.
Các chuyên gia ước tính có vài ngàn tới hàng chục ngàn phụ nữ Triều Tiên đã bị buôn bán qua biên giới Trung Quốc trong thập niên 1990. Những kẻ môi giới nói rằng họ sẽ tạo việc làm cho những phụ nữ này. Tuy nhiên, hầu hết đều bị bán cho những người đàn ông Trung Quốc nghèo nàn ở biên giới.
Chính sách một con của Trung Quốc đã khiến nhiều nam giới ở đây rất khó khăn để lấy vợ. Mất cân bằng giới tính khiến tình trạng này thêm trầm trọng. S.Y cũng như nhiều phụ nữ khác đã bỏ nhà cửa để sang Trung Quốc kiếm ăn, tuy nhiên cuối cùng mắc kẹt lại và không thể về được.
Khó khăn chồng chất
S.Y nói rằng cô bị sa sút tinh thần nghiêm trọng khi vừa tới Trung Quốc.
Những năm đầu là khó khăn nhất với S.Y. Cô phải rời bỏ con trai ở thủ đô Bình Nhưỡng mà không nói lời từ biệt. Ban đầu, S.Y nghĩ rằng sẽ sớm về nhà. Tuy nhiên, người môi giới đã bán cô cho chồng mới với giá 14.000 tệ (khoảng 45 triệu đồng).
Dù được chồng mới đối xử tốt và có một đứa con gái ở Trung Quốc nhưng S.Y không quên được cậu con trai bé bỏng. Hai người gặp nhau lần cuối năm 2006, trước khi S.Y bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Có lần, S.Y từng uống thuốc tự tử nhưng được cứu sống kịp thời.
Sau khi tỉnh dậy, S.Y nhận ra con gái của mình cũng cần có mẹ. S.Y quyết định ở lại Trung Quốc và cũng không muốn trốn sang Hàn Quốc vì lo ngại phải để con gái lại. Ngoài ra, người chồng bại liệt mà cô sống cùng suốt 11 năm qua cũng cần có người chăm sóc.
Video đang HOT
Kim được bán tới Trung Quốc năm 18 tuổi.
Trong thời gian ở Trung Quốc, S.Y và chồng mới đã bỏ tiền để có được thông tin về con của mình ở Triều Tiên. Anh trai của S.Y đang chăm sóc lũ trẻ và cô đã gửi 15.000 tệ để hỗ trợ gia đình.
Dù S.Y có số phận không may mắn, nhưng ít ra cô còn được gia đình nhà chồng quan tâm. Nhiều cô dâu Triều Tiên khi tìm cách trốn sang Hàn Quốc đã bị nhà chồng Trung Quốc trói lại hàng giờ. Thời gian gần đây, việc bỏ trốn sang Hàn Quốc khó hơn nhiều vì chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra thẻ căn cước. Nếu những phụ nữ Triều Tiên bị bắt gặp trên đường, rất có thể họ sẽ bị trục xuất về nước.
Một trong những khó khăn với phụ nữ Triều Tiên ở Trung Quốc là họ không được hưởng các quyền lợi như dân bản địa. Nhiều người ở lại chỉ vì đứa con của mình với chồng mới. “Con trai 10 tuổi của tôi quen các bà mẹ Triều Tiên khác trong làng. Nó rất ngoan vì sợ tôi sẽ bỏ trốn giống những người phụ nữ kia”, một người hàng xóm của S.Y nói.
Tháo chạy
Kim Sun Hee và người chồng gốc Trung Quốc Chang Kil-dong. Ít người có được may mắn như Kim.
Với những người muốn trốn khỏi Trung Quốc, lựa chọn khả dĩ nhất là Hàn Quốc. Tại đây, họ được hứa hẹn về quyền công dân, tiền tái định cư và không có khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa. Tuy nhiên, hành trình trốn sang Hàn Quốc rất gian nan và nguy hiểm.
Kim Jung-ah, một phụ nữ Triều Tiên từng bị bán sang Trung Quốc và từng sống 2 năm rưỡi ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Jung-ah nói: “Tối nào tôi cũng mất ngủ. Mỗi khi nghe tiếng ô tô, tôi lại cho rằng đó là cảnh sát tới bắt mình”, người phụ nữ 41 tuổi chia sẻ.
Năm 2009, cô thuyết phục chồng cùng mình bỏ trốn nhưng không được chấp thuận. Jung-ah tự tìm đường bỏ trốn sang Hàn Quốc. Cô không liên lạc với con gái từ năm 2013 tới nay. Jung-ah cho biết cha đẻ của con gái cô là một người Triều Tiên chứ không phải chồng mới ở Trung Quốc. Khi bị bán sang Trung Quốc với giá 19.000 tệ, cô không biết mình đã mang bầu.
Khi phóng viên AP tới thăm ngôi nhà của Kim ở Hàn Quốc, con gái 10 tuổi của cô với chồng mới ở Hàn Quốc đang chạy trong sân. Con gái trước đang sống ở Trung Quốc với bố và được đối xử rất tốt, Jung-ah chia sẻ.
Jung-ah nói rằng sẽ cho chồng ở Trung Quốc 50.000 tệ nếu gửi con gái sang Hàn Quốc. Nếu không, cô sẽ kiện chồng mình. Tuy nhiên, người chồng cũ nói rằng sẽ nuôi nấng con gái cho tới khi nó trưởng thành.
Hiện tại, Kim đang sống hạnh phúc cùng chồng ở Hàn Quốc.
Một trường hợp phụ nữ Triều Tiên may mắn được đoàn tụ với gia đình là Kim Sun-hee, 38 tuổi, trốn tới Hàn Quốc năm 2008. Cô sống với người chồng gốc Hoa tên Chang Kil-dong, 48 tuổi. Người này từng bỏ ra 8.000 tệ để mua Kim năm cô 18 tuổi và cả hai sống với nhau tại Trung Quốc.
Sau này, Kim trốn tới Hàn Quốc rồi gọi điện cho chồng, bảo anh vượt biên sang. Anh Chang nhanh chóng đồng ý và được đoàn viên cùng vợ. Hiện tại, Chang đang làm công việc tay chân ở Hàn Quốc.
Nỗi đau khôn nguôi
Kim Jung-ah, 41 tuổi, trốn sang Hàn Quốc vào năm 2009 sau 2 năm rưỡi sống cùng chồng cũ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
3 trường hợp phụ nữ Triều Tiên bỏ trốn sang Trung Quốc đều cho rằng họ chỉ vượt biên trong vài tháng rồi có thể trở về. S.Y đã phải nuôi lợn vất vả để tìm hiểu dấu tích con trai mình ở Triều Tiên sống ra sao. Kim, người cũng có con trai 10 tuổi sống ở Trung Quốc, nói rằng cô không đủ tiền để thuê người tìm hiểu con trai ở Triều Tiên đang sống ra sao.
“Mỗi khi nghĩ về con mình đang ở Triều Tiên, tôi lại khóc”, người phụ nữ 46 tuổi, nói. Nhiều phụ nữ Triều Tiên bỏ trốn khiến những ai còn trụ lại bị coi thường. “Họ gọi chúng tôi là gà mái vì chỉ biết đẻ trứng rồi chạy đi nơi khác”, S.Y nói. Những đứa trẻ lai giữa mẹ Triều Tiên và cha Trung Quốc cũng chịu thiệt thòi. Bạn bè cùng lớp thường xuyên trêu chọc chúng.
Một phụ nữ tên Y trốn sang Hàn Quốc năm 2006 cho biết cô không liên lạc chút nào với gia đình nhà chồng tại Trung Quốc vì từng bị đối xử tệ bạc. Cô nói rằng người chồng Hàn Quốc đã bỏ rơi cô khi nghe về hoàn cảnh của cô ở Trung Quốc.
Jung-ah nói sẽ cho chồng cũ 50.000 tệ nếu đưa con gái sang Hàn Quốc.
“Một số người bảo tôi mất nhân tính, nhưng tôi đã đi thì không bao giờ quay trở lại. Tôi chỉ quan tâm con trai tôi lớn thế nào. Tiếc rằng tôi không thể làm như vậy”, Y nói.
Theo Danviet
Trung Quốc bắt đầu đóng cửa "cầu hữu nghị" với Triều Tiên
Trung Quốc ngày 11/12 thông báo đã đóng cửa cây cầu hữu nghị nối với Triều Tiên bắc qua sông Áp Lục. Đây cũng là nơi giữa diễn ra 70% hoạt động thương mại ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Cây cầu hữu nghị nối Trung Quốc - Triều Tiên (Ảnh: Japan News)
Theo Nikkei, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết cây cầu bắc qua sông Áp Lục nối thành phố Đan Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc với thành phố Sinuiju của Triều Tiên bắt đầu đóng cửa từ ngày 11/12. Tuy nhiên, đây chỉ là hoạt động đóng cửa tạm thời để phục vụ công tác sửa chữa và cầu dự kiến sẽ mở lại sau 10 ngày.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cây cầu bị đóng cửa vì "phía Triều Tiên tiến hành sửa chữa trên cây cầu sắt này". Theo đó, tất cả các hoạt động giao thương giữa Trung Quốc và Triều Tiên qua cầu sẽ tạm thời dừng lại.
Theo nguồn thạo tin, khoảng thời gian 10 ngày sửa chữa là không cố định. Theo đó, khoảng thời gian này có thể rút ngắn lại hoặc kéo dài ra phụ thuộc vào công tác sửa chữa trên cầu. Trước đó, năm 2016, cây cầu này cũng từng đóng 1 tuần để bảo dưỡng.
Cầu bắc qua sông Áp Lục nối Trung Quốc - Triều Tiên còn được gọi là "cầu hữu nghị". Khoảng 70% giao dịch thương mại giữa hai nước thông qua cây cầu này. Với tuổi thọ hơn 70 năm và đã có các dấu hiệu xuống cấp, cây cầu là con đường di chuyển duy nhất giữa thành phố Đan Đông với phía Triều Tiên.
Thông tin đóng cửa "cầu hữu nghị" được đưa ra trong bối cảnh quan hệ song phương Trung - Triều được cho là đang ở giai đoạn căng thẳng khi Bắc Kinh siết chặt các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng dưới sức ép của Mỹ và Liên Hợp Quốc.
Japan News dẫn một nguồn tin cho biết Trung Quốc ban đầu đã thông báo với Triều Tiên về kế hoạch đóng cửa cây cầu nối biên giới từ cuối tháng 11. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng được cho là đã phản đối kế hoạch này, do vậy việc đóng cửa buộc phải hoãn lại cho tới tháng này.
Thành Đạt
Theo Dantri
Giữa lúc "nước sôi lửa bỏng", ông Kim Jong-un vẫn bình thản thế này Mặc hàng trăm máy bay Mỹ và Hàn Quốc rậm rộ tập trận sát sườn Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn bình thản và vui vẻ đi thăm một nhà máy khoai tây gần biên giới Trung Quốc. Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng các cố vấn đã đến thị sát tổ...