Số phận ngắn ngủi của tàu ngầm bóng ma
Bộ phim “ Tàu ngầm bóng ma” được đầu tư 18 triệu USD, lấy nguyên mẫu từ một chiếc tàu ngầm có thật của Liên Xô trong thời kì chiến tranh lạnh.
Ra mắt vào vào đầu tháng 3/2013, Phantom (Tàu ngầm bóng ma) được xem là một trong những bộ phim hành động chiến tranh được mong chờ trong năm nay. Lấy bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh của thế giới đang ở thế đỉnh điểm với những ngờ vực giữa các thế lực quân sự, chính trị, kinh tế của các siêu cường quốc.
Trong lúc quân Mỹ đang phô diễn lực lượng hải quân trong một cuộc tập trận lớn tại Thái Bình Dương thì người Nga cử thuyền trưởng Dmitri Zubov làm nhiệm vụ cuối cùng của chiếc tàu ngầm Xô Viết B756.
B756 được trang bị với hàng loạt ngư lôi và một tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân. Con tàu còn được bảo vệ bằng một thiết bị tàng hình khiến họ trở nên vô hình đối với Người Mỹ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ B756 đã không thể báo cáo về vị trí nên Tư lệnh hạm đội tuyên bố tàu mất tích. (Mô hình trong bộ phim).
Lo sợ sự trả đũa của phương Tây, họ gửi toàn bộ hạm đội hỗ trợ B756 hòng tìm kiếm con tàu mất tích mong rằng Mỹ và đồng minh không tìm thấy xác con tàu.
Video đang HOT
Thế nhưng thực chất tàu ngầm B756 không hề mất tích. Mà ở sâu bên dưới mặt nước Thái Bình Dương thuyền trưởng Zubov và đoàn thuỷ thủ tàu B756 phát hiện ra một âm mưu có thể huỷ diệt toàn nhân loại của hải quân Mỹ và quyết định ngăn chặn kế hoạch này.
Trong bộ phim mang đề tài chiến tranh này có sử dụng khá nhiều thiết bị quân sự do Nga sản xuất. Trong đó câu chuyện về chiếc tàu ngầm mang số hiệu B756 được dựng lại từ chiếc K129 nổi tiếng được Liên Xô sản xuất và sử dụng trong thời kì chiến tranh lạnh.
Tàu ngầm mang số hiệu K129 được ra lệnh đóng ngày 26/1/1954 và hoàn thành 6 năm sau đó vào năm 1960. Tuy nhiên con tàu xấu số này lại chỉ tồn tại trong thời gian vỏn vẹn 8 năm khi bị bắn chìm vào ngày 8/3/1968 tại ngoài khơi Thái Bình Dương mang theo thủy thủ đoàn gồm tất cả 98 thành viên.
Về cấu tạo K129 là chiếc tàu ngầm tối tân nhất lúc bấy giờ với nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng bờ biển. Tàu có kích thước chiều dài 100m, chiều ngang 8,5m và trọng lượng lên tới 2.700 tấn.
Tàu được trang bị 3 động cơ đẩy Diesel với tổng công xuất lên đến 6.000 mã lực và 3 động cơ điện 3 trục có công xuất là 15.600 mã lực. Với số lượng đông cơ lớn có thể giúp K129 đạt tốc độ 15-17 hải lí trên giờ. Sức chịu đựng của tàu có thể lên tới 70 ngày với số lượng thuyền viên tiêu chuẩn là 83 người.
K129 cũng được trang bị hệ thống phòng thủ ngư lôi D-4 với bộ phóng tên lửa cùng dàn tên lửa SS-N-5 tên lửa của Serbia với phạm vị 750-900 hải lí.
Theo Trithuctre
Tàu sân bay Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam được bán với giá 1 xu
Siêu tàu sân bay đầu tiên của Mỹ USS Forrestal vừa được bán cho một công ty phá dỡ tàu biển tại bang Texas, Mỹ hôm 23/10 với giá chỉ 1 xu. Đây là hãng không mẫu hạm từng tham chiến tại Việt Nam năm 1967.
Theo kênh Foxnews, công ty được giao nhiệm vụ tháo dỡ chiếc tàu này là All Star Metals, một công ty phá dỡ tàu biển tại Texas.
Tàu USS Forrestal được bán với giá chỉ 1 xu
Được hạ thủy năm 1954 và "nghỉ hưu" năm 1993, USS Forrestal là chiếc đầu tiên trong số 3 tàu sân bay phi hạt nhân của Mỹ sẽ bị phá dỡ trong những năm tới.
Đây là kết cục buồn cho một chiếc hàng không mẫu hạm có lịch sử đầy màu sắc, mang đậm chất bi kịch. Có lẽ sự việc khiến nó "nổi tiếng" hơn cả là vụ tai nạn xảy ra năm 1967, khi một sự cố về điện đã vô tình tạo ra một vụ nổ phá hủy một chiến đấu cơ.
Người ngồi trên buồng lái của chiếc máy bay đó chính là phi công John McCain, người hiện là thượng nghị sỹ Mỹ. Một loạt các vụ nổ dây chuyền và hỏa hoạn sau đó đã làm 134 người thiệt mạng cùng hơn 300 người bị thương.
Dù có lịch sử gần 40 năm phục vụ nhưng sau khi "về hưu", chiếc tàu này đã không được quan tâm sau khi hải quân Mỹ có ý tặng nó cho một bảo tàng hay đài tưởng niệm nào đó. Do vậy quyết định cuối cùng là phải phá hủy.
"Hải quân rõ ràng đã rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan", Ken Killmeyer, nhà sử học của hiệp hội USS Forrestal, người từng sống sót trong vụ tai nạn trên chiếc tàu này năm 1967 nói. "Họ vẫn cần những chiếc tàu như thế này cho dù chúng lớn hay nhỏ. Họ sử dụng chúng như bạn dùng ô tô cho đến khi không còn phù hợp về mặt tài chính. Do vậy họ sẽ cho chúng giải ngũ".
Công ty trên có kế hoạch lai dắt chiếc tàu sân bay từ Philadelphia tới Brownsville, Texas. Họ sẽ được hưởng số tiền thu được từ việc bán phế liệu con tàu.
Vụ hỏa hoạn đã khiến 134 người chết và 21 máy bay bị phá hủy
Được đặt tên theo James Forrestal, Bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Mỹ, chiếc tàu sân bay này từng được mệnh danh là "con tàu lớn nhất từng được đóng". Tổng cộng hơn 16.000 kỹ sư, thợ cơ khí và đóng tàu đã làm việc để cho ra đời tàu sân bay này. Chi phí tiêu tốn khi đó ước tính khoảng 217 triệu USD, tương đương gần 2 tỷ USD theo thời giá hiện tại.
Không ít người từng bị bất ngờ khi biết rằng USS Forrestal được trang bị hệ thống điều hòa không khí đủ để làm mát gần 3 tòa nhà tương tự như tòa Empire State của thành phố New York.
Ngày 29/7/1967, khi tàu sân bay này đang tham chiến tại Việt Nam, một sự cố về hệ thống điện đã khiến một chiếc chiến đấu cơ F-4 Phantom trên boong vô tình phóng tên lửa. Quả tên lửa trúng vào chiếc chiến đấu cơ A-4 Skyhawk của ông John S. McCain.
Một loạt các vụ nổ và hỏa hoạn dây chuyền xảy ra, khiến tòan bộ boong tàu với đầy máy bay cháy dữ dội suốt một ngày. Ngoài số người chết và bị thương, 21 máy bay bị phá hủy.
Phải mất 7 tháng sửa chữa, con tàu này mới trở lại hoạt động trước khi được cho "nghỉ hưu" năm 1993.
Theo Dantri
Rolls-Royce Phantom tuyệt đẹp với màu xanh Ả-Rập Rolls-Royce Ghawwass Phantom Coupe đặc biệt được sơn màu xanh ngọc trai, lấy cảm hứng từ nước biển ở Vịnh Ả-Rập. Các nhãn hiệu xe siêu sang thường không phân phối nhiều sản phẩm ra thị trường. Thay vào đó, họ tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra những phiên bản đặc biệt. Rolls-Royce cũng không phải là ngoại lệ. Trong triển...