Số phận long đong của iPhone ở Argentina
Argentina đang phải đương đầu với vấn nạn buôn lậu, không chỉ có ma túy mà còn cả iPhone.
Theo CNN, thủ đô Buenos Aires tràn ngập các cửa hàng treo biển với logo quả táo và hình ảnh của cố CEO Apple Steve Jobs. Bước vào một trong những cửa hàng không chính thức này, bạn sẽ thấy các bức tường trắng treo đầy phụ kiện iPhone. Nhưng nếu muốn mua iPhone, bạn phải hỏi một cách kín đáo.
Điện thoại của Apple là mặt hàng cấm ở Argentina. Năm 2009 dưới thời tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner, chính phủ nước này thông qua điều luật thúc đẩy ngành công nghiệp địa phương. Các công ty điện tử phải đặt nhà máy sản xuất ở Argentina nếu muốn bán sản phẩm ở đây. Trong khi Samsung và LG tuân thủ, Apple quyết định bỏ đi.
Ảnh minh họa: soytecno
Argentina cũng hạn chế lưu thông đồng đôla và người dân cần giấy phép của cơ quan thuế mới có thể mua USD. Nước này còn áp thuế nhập khẩu 50% nhằm ngăn đồ điện tử, trong đó có iPhone, được phân phối trong nước.
Tổng thống đương nhiệm Mauricio Macri đã bỏ lệnh hạn chế đổi USD, nhưng thuế nhập khẩu vẫn rất cao. Một chiếc iPhone 6s Plus 64 GB giá 950 USD ở Mỹ sẽ phải trả thêm 50% tiền thuế và 100 USD tiền ship, nâng tổng giá lên 1.575 USD. Mua vé máy bay tới Miami, Floria (Mỹ) và tự sắm iPhone còn rẻ hơn mua iPhone tại Argentina, nên người dân nước này đã tìm cách khác để sở hữu điện thoại Apple.
Video đang HOT
Những ai không có điều kiện đi du lịch có thể tìm đến nguồn iPhone lậu. Theo Enacom, khoảng 12 triệu smartphone, chủ yếu sản xuất trong nước, đã được tiêu thụ ở Argentina năm ngoái. Ít nhất 1,8 triệu trong số này được mua tại chợ đen. Giới buôn lậu nhờ phi công, tiếp viên hàng không mua iPhone và để trong hành lý xách tay. Khi vào Argentina, máy được bán cho các cửa hàng với giá khác nhau.
Ivan D, một người buôn iPhone, cho biết sau khi mua máy ở Colombia, anh mặc chiếc áo dày với 20 túi để đựng máy. Dù iPhone đã được thanh toán đầy đủ, anh vẫn phải làm vậy để qua mặt hải quan và tránh số tiền thuế lên đến hơn 10.000 USD.
“Bạn phải mặc áo khoác dày, nên mánh này chỉ khả thi khi mua hàng vào mùa đông. Tôi còn để một chiếc máy tính mới trong hành lý và trả 200 USD tiền thuế cho nó nhằm đánh lạc hướng”, Ivan D kể.
Năm nay, đại diện Apple đã nhiều lần gặp gỡ chính phủ Argentina để thỏa thuận việc bán iPhone ở đây, nhưng mức thuế nhập khẩu được dự đoán sẽ không sớm hạ xuống.
Minh Minh
Theo VNE
Tại sao nên cầm iPhone 6s bằng tay phải khi gọi điện
Cầm iPhone 6s/6s Plus bằng tay phải cho chất lượng cuộc gọi tốt hơn tay trái do sự chênh lệch tín hiệu tác động bởi cơ thể lên ăng-ten thiết bị.
Trong quá khứ, cố CEO Steve Jobs từng giải thích việc iPhone 4 gặp vấn đề về tín hiệu là do cách cầm của người dùng. Khi đó, không ít ý kiến phản bác cho rằng vị CEO của Apple đã sai, thậm chí có người buồn cười vì câu nói của ông.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Giáo sư Gert Frlund Pedersen thuộc Đại học Aalborg (Đan Mạch) chứng minh rằng Jobs đã đúng.
Trong thống kê đăng trên Bussiness Insider, Giáo sư Pedersen đã tiến hành thử nghiệm cường độ tín hiệu của 26 smartphone phổ biến nhất hiện nay khi cầm bằng tay phải và tay trái, sau đó lập biểu đồ so sánh sự chênh lệch.
Sự chênh lệch cường độ tín hiệu theo vị trí tay cầm xảy ra với bất kỳ điện thoại nào, nhưng nó không lớn như iPhone 6s và iPhone 6s Plus.
Kết quả, iPhone 6s và iPhone 6s Plus có mức chênh lệch tín hiệu lớn nhất. Khi nghe điện thoại bằng tay phải, iPhone 6s Plus cho tín hiệu lên tới 18,7 dBm (decibel mili) nhưng nếu cầm bằng tay trái thì chỉ là 6,5 dBm, thấp hơn tới gần 3 lần. iPhone 6s cũng có mức chênh lệch gần gấp đôi, 15,1 dBm so với 8,7 dBm.
Trong danh sách còn có một số thiết bị khác, bao gồm Lumia 640 của Microsoft, Desire 626 của HTC... và cả iPhone SE. So với iPhone 6s và iPhone 6s Plus, mức chênh lệch cường độ tín hiệu của các sản phẩm trên ít hơn.
Theo Giáo sư Pedersen, hiện tượng chênh lệch tín hiệu khi cầm điện thoại bằng tay phải so với tay trái gọi là "body loss". Nó thể hiện sự tương tác giữa cơ thể con người với cách thiết kế ăng-ten trên điện thoại nói chung và smartphone nói riêng.
"Cường độ tín hiệu phụ thuộc mạnh mẽ vào cách bố trí ăng-ten trên thiết bị di động và cách người dùng cầm nó. Nếu cầm sai cách, tín hiệu đi vào sẽ bị che mất, và ngược lại", Giáo sư Pedersen giải thích.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng sự chênh lệch trên không lớn khi người dùng sử dụng smartphone ở nơi sóng điện thoại mạnh, hoặc để kết nối dữ liệu cho các mục đích khác, như lướt web, mạng xã hội, ứng dụng di động, stream video, xem phim, nghe nhạc...
Theo dự đoán, với việc iPhone 7 và iPhone 7 Plus ra mắt loại bỏ dải nhựa ăng-ten, vấn đề chênh lệch tín hiệu này có thể được cải thiện hơn. Nhưng để có thể kiểm chứng, phải đợi đến khi thiết bị có mặt chính thức trên thị trường.
Apple chưa đưa ra bình luận nào về nghiên cứu này.
Bảo Lâm
Theo VNE
Rao bán iPhone 6S tăng vọt trước ngày iPhone 7 về nước Phổ biến nhất vẫn là những màn rao bán iPhone 6S, 6S Plus hay iPhone 6 Plus - những chiếc iPhone đời cũ được giá nhất hiện nay. Trước thời điểm iPhone 7 lên kệ, một số cửa hàng cho biết iPhone 6S, 6S Plus sụt giảm nhẹ về doanh số. Trái ngược với đó, lượt rao bán các sản phẩm này trên...