Số phận khác biệt của dàn diễn viên ‘Triệu phú ổ chuột’ sau 12 năm
Sau 12 năm, cuộc sống của dàn diễn viên “ Slumdog Millionaire” có nhiều thay đổi. Đáng tiếc nhất là trường hợp của Azhar, sao nhí phải bỏ ngang việc học và trở về khu ổ chuột.
Slumdog Millionaire (tựa tiếng Việt Triệu phú ổ chuột) ra mắt từ năm 2008, đến nay vẫn được xem là tác phẩm ấn tượng với cách kể chuyện mới lạ về cuộc đời của chàng trai Jamal ( Dev Patel). Anh hồi tưởng lại quá khứ cay đắng của bản thân khi ngồi ghế nóng chương trình Ai là triệu phú. Ảnh: Getty.
Bộ phim từng giành 95 giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước, theo Mumbai Mirror, trong đó có đến 8 tượng vàng Oscar. Sau khi gây tiếng vang với bộ phim, số phận dàn diễn viên đã có nhiều ngã rẽ.
Kể từ thành công trong vai diễn Jamal lớn tuổi, Dev Patel xuất hiện trong T he Best Exotic Marigold Hotel của Wes Anderson và phim truyền hình The Newsroom của HBO. Sao nam 30 tuổi từng nhận đề cử giải Oscar với vai Saroo trong Lion. Trong các diễn viên Triệu phú ổ chuột, sự nghiệp của ngôi sao sinh năm 1990 thành công và thuận lợi hơn cả. Ảnh: Getty.
Tanay Chheda từng đóng vai Jamal tuổi teen trong Triệu phú ổ chuột. Sau khi bước ra từ phim, anh tiếp tục tham gia My Name Is Khan, đóng vai một em bé tự kỷ. Vai diễn này giúp nam diễn viên giành giải Diễn viên nhí xuất sắc tại Star Screen Awards. Ở tuổi 24, anh trau dồi diễn xuất bằng cách theo học trường nghệ thuật về điện ảnh – USC. Ảnh: Distractify.
Ayush Mahesh Khedekar đóng vai Jamal phiên bản nhỏ tuổi. Cậu bé từng được đề cử giải Diễn xuất xuất sắc tại Screen Actors Guild Awards 2009 và Diễn viên mới triển vọng tại British Independent Film Awards 2008. Sao trẻ sinh năm 2000 tiếp tục hoạt động nghệ thuật, gần nhất là phim Ek Tha Hero do Ấn Độ sản xuất. Ảnh: Distractify.
Rubina từng đóng vai Latika phiên bản nhỏ tuổi trong Triệu phú ổ chuột. Cô bé là diễn viên nhí được nhà sản xuất lựa chọn từ những em bé ở khu nhà nghèo. Đạo diễn Danny Boyle cho biết đã cung cấp một số tiền để giúp sao nhí được học hành và tiếp tục sự nghiệp diễn xuất. Trong cuộc phỏng vấn với Mumbai Mirror, cô cho biết đang muốn bán căn nhà ở Bandra – nơi cha cô đang sống với mẹ kế và 5 con, trong khi Rubina sống với mẹ ở nơi khác. Tuy nhiên cha cô đã ngăn cản vì không muốn các em trở thành kẻ vô gia cư. Sau nhiều biến cố, cô vẫn sống ở căn nhà nhỏ ở ngoại ô Mumbai. Hiện tại, nữ diễn viên theo học chuyên ngành thiết kế thời trang. Ảnh: Instagram.
Video đang HOT
Azharuddin Mohammed Ismail (trái) đóng vai Salim thời trẻ. Anh cũng là diễn viên có cuộc đời nhiều biến động nhất trong dàn sao Triệu phú ổ chuột. Vốn xuất phát từ khu ổ chuột, diễn viên sinh năm 1998 đã đổi đời, sống ở căn hộ đẹp đẽ khi tham gia phim nhận 8 giải Oscar. Tuy nhiên, Mumbai Mirror gần đây đưa tin chàng trai 22 tuổi đã bán căn hộ ở Santa Cruz, trở về sống ở khu ổ chuột trong căn phòng chật hẹp. Ảnh: Mail Online.
Trong cuộc phỏng vấn với Mumbai Mirror, sao nhí Triệu phú ổ chuộ t kể anh bán căn hộ vì những rắc rối về mặt tài chính. Mẹ của Azhar nói nam diễn viên lạc lối, bỏ ngang việc học, rơi vào tình trạng tồi tệ, thậm chí buôn ma túy để kiếm sống. Ảnh: Getty.
Quy luật ngầm ở Hollywood
Nhiều phong trào đấu tranh đòi bình đẳng cho sao nữ, diễn viên da màu diễn ra. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn tồn tại như một quy luật ngầm ở giới giải trí.
Đầu tháng 10, sau 22 năm đóng Beverly Hills, 90210, Jessica Alba mới lên tiếng về trải nghiệm tồi tệ phía sau hậu trường bộ phim này. Minh tinh nói trên Hot Ones rằng cô bị cả ê-kíp ghẻ lạnh suốt quá trình ghi hình.
Alba hồi tưởng: "Tôi không được giao tiếp bằng mắt với bất cứ ai, trong khi vẫn phải diễn chung cảnh với họ. Đó là sự kỳ quặc đến khó tin. Các nhà sản xuất dọa đuổi tôi nếu thấy tôi nhìn Jennie Garth, Jason Priestley, Ian Ziering, Brian Austin Green, Tori Spelling và Tiffani-Amber Thiessen".
Tất cả vì Alba có màu da khác biệt, vả lại lúc đó cô còn là "lính mới" thiếu kinh nghiệm.
Thực tế, chuyện phân biệt chủng tộc và đẳng cấp tại thị trường giải trí quốc tế còn khắc nghiệt hơn nhiều. Bởi như vậy, làn sóng kêu gọi bình đẳng phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.
Nghệ sĩ da trắng luôn được ưu tiên
Tháng 6, Jimmy Fallon - nam diễn viên thủ vai War Machine trong loạt phim của Vũ trụ điện ảnh Marvel - kể: "Khó có thể đếm được số lần tôi bị phân biệt chủng tộc khi đóng phim. Chuyện này lặp đi lặp lại liên tục".
Đến tháng 9, John Boyega - ngôi sao da màu thủ vai Finn trong 3 phần Star Wars - tiết lộ rằng kể cả nhân viên làm tóc và phục trang cũng xem thường anh.
"Họ chế giễu những món đồ tôi muốn mặc trong họp báo phần The Force Awakens. Một bạn stylist khác dù có kinh nghiệm làm tóc cho người da đen nhưng giả vờ như không biết khi được tôi yêu cầu. Các diễn viên khác đâu có bị như vậy", anh buồn bã kể.
5 năm trước, nhà làm phim Pan giao vai công chúa Tiger Lily gốc dân da đỏ bản xứ cho Rooney Mara - một diễn viên da trắng - thể hiện. Điều đó khiến tác phẩm bị chỉ trích phân biệt đối xử với diễn viên da màu.
Rooney Mara vào vai công chúa gốc da đỏ trong Pan. Ảnh: Vulture.
Tương tự, trước đây The Lone Ranger, Gods and Kings hay The Sands of Time vốn đề cập tới người da màu nhưng vẫn do diễn viên da trắng chiếm trọn khung hình.
Đâu chỉ đạo diễn, nhà làm phim, chính những ngôi sao cũng kỳ thị lẫn nhau. Năm 2010, John Mayer dùng từ ngữ miệt thị dân da màu khi trả lời phỏng vấn tờ Playboy. Anh nói không thể yêu nổi phụ nữ da không phải màu trắng và đó là nguyên nhân không có cô nàng da màu nào trong tình sử của anh.
Từ thực trạng này, không ít người trong cuộc đã lên tiếng đòi bình đẳng.
Hồi tháng 6, hơn 300 nghệ sĩ, nhà làm phim da màu, trong đó Idris Elba, Queen Latifah và Billy Porter ký vào kiến nghị kêu gọi ngừng khai thác chủ đề về cảnh sát, thay vào đó tăng cường sản phẩm mang nội dung chống phân biệt chủng tộc.
Bức thư bàn về thực trạng chủ nghĩa da trắng thượng đẳng trong giới điện ảnh, đồng thời kêu gọi các hãng phim rộng mở cơ hội tuyển dụng nhân viên da màu vào đội ngũ sản xuất và nhiều ngành nghề khác, kể cả không liên quan đến nghệ thuật.
"Người da màu chiếm 27,6% vai chính trong các phim sản xuất năm 2019, tăng gấp 3 lần so với năm 2011. 91% người đứng đầu các phim trường là người da trắng, trong đó nam giới chiếm 82%", báo cáo của Đại học California cho hay.
Sao gốc Á chỉ là công cụ
Vụ hai diễn viên Daniel Dae Kim và Grace Park tuyên bố rút khỏi series Hawaii Five-0 do CBS trả cát-xê không công bằng từng gây xôn xao dư luận năm 2017.
Cụ thể, Daniel và Grace được cho là đòi thù lao tương đương hai sao da trắng là Alex O'Loughlin và Scott Caan nhưng không được chấp thuận. Tờ Variety khẳng định khoản tiền CBS chi cho hai tài tử Hàn Quốc thấp hơn hai người còn lại 10% đến 15%.
Daniel Dae Kim và Grace Park rút khỏi series Hawaii Five-0 vì thù lao không công bằng. Ảnh: Celebdirtylaundry.
" Con đường đến sự bình đẳng hiếm khi dễ dàng", Daniel ngụ ý về nguyên nhân chia tay bộ phim. Vụ việc về sau làm thổi bùng lên tình trạng phân biệt người gốc Á.
Ông Guy Aoki, chủ tịch Mạng lưới Truyền thông hành động vì người Mỹ gốc Á, nhận định hệ thống phân cấp chủng tộc ở Hollywood đã được hình thành từ những năm 1970-1980 và vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến nay.
"Với Hawaii Five-0, đó là hệ thống thứ bậc rõ ràng. Hai ngôi sao da trắng trên hàng đầu, hai ngôi sao châu Á ở dưới", ông Guy Aoki quan niệm.
Một trường hợp khác liên quan đến Lee Byung Hun. Dù là tên tuổi phủ sóng mạnh mẽ ở làng giải trí xứ kim chi, song khi tham gia T he Magnificent Seven (2016), anh lại bị bạn diễn phương Tây ngó lơ.
Anh nói với trang Dalian: "Tôi không nhắc tên cụ thể, nhưng có đồng nghiệp còn không nhìn thẳng vào mặt tôi vì tôi đến từ châu Á. Tôi chủ động bắt chuyện, giới thiệu về mình nhưng họ không hồ hởi đáp lại".
Dev Patel từng được đề cử giải Oscar, trở thành gương mặt sáng giá của điện ảnh Ấn Độ. Dẫu vậy, anh cũng chỉ là tên tuổi hạng bét ở Hollywood. Nam diễn viên từng bị kỳ thị cho đến khi đặt chân vào ngành công nghiệp phim ảnh phương Tây.
"Sau thành công của Slumdog, tôi muốn đóng vai đột phá hơn, nhưng các chọn lựa của tôi chỉ gói gọn trong khuôn mẫu ngốc nghếch, không hơn, không kém", tài tử bày tỏ trên Hindustan Times.
Sandra Oh, Awkwafina, Gemma Chan, Kelly Marie Trần... trước khi thành công cũng chỉ là "công cụ để các nhà làm phim kiếm tiền ở thị trường châu Á".
Thù lao chênh lệch theo giới tính
Trong chia sẻ của Jessica Alba, cô nhấn mạnh sao nữ gốc gác Latin gặp khó khăn gấp trăm lần so với đồng nghiệp mới có nổi vị trí ở Hollywood.
Diễn viên Fantastic Four cho biết: "Jennifer Lopez là siêu sao, nhưng chị ấy chỉ toàn được giao vai hầu gái khi tham gia các phim Hollywood. Tôi hâm mộ JLo bởi chị đã mở đường cho những diễn viên không hoàn toàn mang dòng máu Mỹ như tôi theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Tôi cũng muốn phá vỡ mọi rào cản".
Tháng 12/2019, Kristen Stewart được Hiệp hội phê bình Hollywood (HCA) vinh danh là Nữ diễn viên của thập kỷ. HCA nhận định cô diễn xuất gây ấn tượng trong các tác phẩm như Seberg, Personal Shopper, Clouds of Sils Maria, The Runaways, và Charlie's Angels.
Tuy nhiên, nhiều người phản đối danh hiệu này và cho rằng đáng ra vinh dự nên thuộc về cá nhân khác.
Minh tinh Twilight phát biểu: "Phụ nữ buộc phải làm việc cật lực hơn để được lắng nghe, được lưu tâm. Hollywood phân biệt giới tính một cách ghê tởm. Thật khó chịu, thật điên rồ".
Kristen Stewart thường xuyên lên tiếng về sự bất công trong giới. Ảnh: Elle.
Emma Watson, Jennifer Lawrence và nhiều người khác đã lên tiếng về sự bất bình đẳng lương. Trong đó, sao Harry Potter bức xúc: "Tôi mong chờ khoảnh khắc phụ nữ được trả lương giống nam giới cho cùng một công việc. Nhưng hãy nhìn vào thực tế, có lẽ tôi phải chờ đến khi mình 75 tuổi, thậm chí là 100 tuổi".
Theo thống kê năm 2018 của Insider, tổng thu nhập của diễn viên nữ thấp hơn diễn viên nam khoảng 40%. Đơn cử như Scarlett Johansson là nữ diễn viên được trả lương cao nhất năm đó với 40,5 triệu USD. Còn George Clooney đứng đầu danh sách diễn viên nam có thu nhập cao nhất, với 239 triệu USD. Mức chênh lệch khoảng 198,5 triệu USD.
Câu chuyện phân biệt chủng tộc, giới tính luôn là đề tài gây nhức nhối giới nghệ thuật. Để giải quyết thỏa đáng lối định kiến cũ kỹ này không phải trong vòng vài ngày, hoặc vài tháng, mà là cả một quá trình thật dài.
"Nomadland" củng cố vị thế dẫn đầu trong cuộc đua tới giải Oscar Phim "Nomadland" kể về chuyến hành trình dọc miền Tây nước Mỹ của nhân vật chính, do nữ diễn viên Frances McDormand thủ vai, sau khi thị trấn quê hương của cô suy sụp vì kinh tế khủng hoảng. (Nguồn: screendaily.com) Mặc dù còn 7 tháng nữa mới đến lễ trao giải điện ảnh Oscar, song bộ phim "Nomadland" của nữ đạo diễn...