Số phận hiện tại không ngờ của cô gái Afghanistan có đôi mắt ám ảnh trên bức hình nổi tiếng toàn cầu vài tháng sau hỗn loạn tại quê nhà
“ Cô gái Afghan” – biểu tượng của nạn nhân chiến tranh làm lay động thế giới sau 4 thập kỷ lại tiếp tục phải đối diện với số phận tàn khốc.
Tháng 6 năm 1985, hình ảnh trang bìa của tạp chí National Geographic đã gây chấn động thế giới và trở thành một trong những trang bìa nổi tiếng nhất của tờ báo cho đến ngày nay. Đó là hình ảnh có tên “Cô gái Afghan” vô danh được chụp bởi phóng viên ảnh người Mỹ Steve McCurry.
“Cô gái Afghan” – tác phẩm nhiếp ảnh báo chí có sức lay động và ảnh hưởng bậc nhất thế giới
Bức hình đã cô gái đeo khăn đỏ rách tả tơi, đôi mắt xanh vô cùng u buồn và ám ảnh đã được Steve McCurry chụp lại một cách tình cờ vào tháng 12 năm 1984, khi cuộc chiến tại Afghanistan đang diễn ra khốc liệt.
Danh tính của cô gái Afghan mãi đến năm 2002 mới được xác định là Sharbat Gula, một học sinh tại trường học tự mở trong trại tị nạn ở Pakistan. Sharbat Gula khi đó mới 12 tuổi, mang số phận tàn khốc khi vừa mồ côi mất cả cha lẫn mẹ, vừa phải chạy trốn tị nạn khỏi quê hương vì chiến tranh. Sau này, bức ảnh của cô đã trở thành hình ảnh mang tiếng biểu tượng của chiến tranh Afghanistan nói riêng và chiến tranh trên toàn cầu nói chung.
Video đang HOT
Cô gái tị nạn mang đôi mắt lột tả nỗi đau tột cùng của chiến tranh
Sau khi nổi tiếng, Sharbat Gula được gọi là “nàng Mona Lisa người Afghan” và trở nên vô cùng nổi tiếng. Theo National Geographic, năm 2017, Gula được tặng một mảnh đất rộng gần 300m2 trang trí theo ý thích của bà ở thủ đô Kabul, Afghanistan. Phát ngôn viên của Bộ Truyền thông Afghanistan khi ấy cho biết ngôi nhà là món quà của chính phủ Afghanistan cho Sharbat Gula cùng với khoản trợ cấp khoảng 700 USD mỗi tháng cho chi phí sinh hoạt và điều trị y tế. Cuộc sống của “cô gái Afghan” ngày nào đã được êm ấm, hạnh phúc sau thảm kịch ngày còn trẻ.
Tuy nhiên, vào tháng 8 vừa qua, ác mộng chiến tranh lại một lần nữa dội xuống đất nước Afghanistan khi Taliban nổi dậy. Người dân quốc gia Trung Đông phải đối mặt với tình cảnh rơi vào thảm cảnh loạn lạc một lần nữa. “Cô gái Afghan” vì thế mà một lần nữa trở nên nổi tiếng và được nhắc đến liên tục trên truyền thông, dù gần 40 năm đã trôi qua.
Sharbat Gula là biểu tượng cho nạn nhân chiến tranh tại Afghanistan
Ngày 25/11, chính quyền Italy đưa ra thông báo họ đã nhận được lời xin tị nạn của “cô gái Afghan” nổi tiếng cùng gia đình. Đại diện của thủ tướng Mario Draghi cho biết chính quyền đất nước châu Âu này sẽ giúp đỡ gia đình Sharbat Gula có một cuộc sống mới an toàn và ổn định tại Italy. Thông tin này có nghĩa là sau 4 thập kỷ, “cô gái Afghan” với đôi mắt xanh ám ảnh vì nỗi đau chiến tranh lại một lần nữa trở thành người tị nạn, phải chạy trốn khỏi quê hương.
“Cô gái Afghan” khi về già lại một lần nữa trở thành người tị nạn, nạn nhân của chiến tranh
Italy là một trong những nước phương Tây tích cực đón nhận người dân tị nạn chiến tranh từ Afghanistan kể từ khi quân Mỹ rút lui và Taliban giành được quyền kiểm soát đất nước. Ước tính sau 3 tháng, đã có hàng triệu người dân Afghanistan chạy trốn khỏi đất nước. Địa điểm tị nạn phổ biến nhất vẫn là các quốc gia hàng xóm. Hiện tại có hơn 3 triệu người Afghanistan hiện tị nạn ở Iran, trong khi 1,5 triệu người tị nạn ở Pakistan.
Cựu Bộ trưởng Afghanistan gây sốt khi làm nhân viên giao đồ ăn tại Đức
Hình ảnh cựu Bộ trưởng Afghanistan đi xe đạp và giao đồ ăn tại một địa điểm ở thành phố Leipzig đã gây sốt cộng đồng mạng xã hội.
Cựu Bộ trưởng Ahmad Shah Sadat gây sốt với hình ảnh đi giao bánh Pizza tại Đức. Ảnh: Twitter
Bức hình được hãng tin Al-Jazeera đăng tải trên Twitter ngày 25/8 đặc tả cảnh cựu Bộ trưởng Ahmad Shah Sadat đang thực hiện công việc giao bánh pizza ở Leipzig. Ông sử dụng trang phục màu vàng đặc trưng của người giao hàng, đi xe đạp, đeo theo túi hàng.
Mới một năm trước, Syed Ahmed Shah Sadat vẫn còn là Bộ trưởng Thông tin và Công nghệ Afghanistan. Tuy nhiên, ông từ nhiệm vào năm 2020 sau khi có bất đồng với Tổng thống Ashraf Ghani và chuyển sang sinh sống ở Đức vào tháng 12 năm ngoái.
Theo truyền thông địa phương, ông Sadat gặp khó khăn về tài chính sau vài tháng tới Đức và buộc phải vào làm cho công ty Livrando - một hãng giao đồ ăn. Công việc hàng ngày của ông giờ đây là đạp xe và đến từng nhà để giao đồ cho khách.
Khi được hỏi liệu có chạnh lòng không khi mới đây còn là Bộ trưởng và giờ chuyển thành nhân viên giao hàng, ông Sadat tuyên bố không có gì phải xấu hổ khi lao động chân chính như một nhân viên giao đồ ăn.
"Hiện tại tôi có một cuộc sống đơn giản. Tôi cảm thấy an toàn ở Đức. Tôi hạnh phúc với gia đình ở Leipzig và muốn tiết kiệm tiền để theo học một khóa tiếng Đức. Tôi đã nộp đơn xin việc nhiều nơi, nhưng chưa có phản hồi. Ước mơ của tôi là được vào làm cho một công ty viễn thông ở Đức", ông Sadat nói.
Cựu Bộ trưởng người Afghanistan từng có hai bằng thạc sĩ về truyền thông và phần mềm khi tốt nghiệp tại Đại học Oxford danh giá. Ông cũng từng có thời gian công tác tại Tập đoàn Aramco của Saudi Arabia trước khi lên làm Bộ trưởng năm 2018.
Afghanistan rơi vào hỗn loạn, các influencer Gen Z nước này nói gì? Hãy coi mạng xã hội như một công cụ để có thể nói lên suy nghĩ sau khi Taliban đã chiếm đóng Afghanistan. Khi Crystal chỉ là một cô bé 5 tuổi, cô thường có sở thích tắm trong một cái thùng tại nhà ở thành phố Herat (Afghanistan). Nhớ lại quãng thời gian đó, Crystal cho rằng những năm tháng tuổi thơ...