Số phận éo le của khu trục hạm mạnh nhất Hải quân Ấn Độ
Sau 10 năm kể từ khi chiếc tàu đầu tiên được đặt ky, Ấn Độ vẫn chưa thể đưa tàu nào thuộc đề án 15A lớp Kolkata vào biên chế.
Một số bức ảnh chụp quân cảng Mumbai mới đây đã tiết lộ hình ảnh mới nhất về chiếc tàu khu trục đầu tiên mang tên INS Kolkata, thuộc đề án 15A lớp Kolkata của Hải quân Ấn Độ.
Tàu khu trục tàng hình thuộc lớp Kolkata có chiều dài 163m, rộng 17,4m, lượng giãn nước 6.800 tấn. Đây là lớp tàu kế tiếp của tàu khu trục lớp Delhi (đề án P-15).
Chiếc đầu tiên thuộc lớp Kolkata, INS Kolkata, được đặt ky vào tháng 9 năm 2003, hạ thuỷ vào tháng 3 năm 2006 tại nhà máy đóng tàu Mazagon Dock ở thành phố Mumbai. Tàu thứ 2 và thứ 3, INS Kochi và INS Chennai lần lượt được hạ thuỷ vào tháng 9 năm 2009 và tháng 4 năm 2010. Hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ đóng tàu thuộc đề án 15B sau khi đưa vào trang bị 3 tàu thuộc đề án 15A.
Hình ảnh 3 tàu lớp Kolkata được đóng tại Mumbai
Video đang HOT
Tàu lớp Kolkata được thiết kế với khả năng tấn công, phòng thủ toàn diện. Vũ khí trang bị trên tàu có pháo hạm 130mm,16 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa chống hạm Brahmos tầm bắn tối đa 300km. Ngoài ra đây là lớp tàu đầu tiên của Ấn Độ trang bị radar mảng pha lắp vào thượng tầng EL/M-2248 MF STAR do Israel sản xuất tương tự ra đa AN/SPY-1 trang bị trên các tàu AEGIS của Mỹ.
Vũ khí phòng không trang bị trên tàu là 24 tên lửa Barak-8, sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Israel, có tầm bắn tối đa 70km. Hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) có 4 pháo AK-630M. Vũ khí chống ngầm có 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi chống ngầm. Tàu có sân đỗ và nhà chứa cho 2 trực thăng chống ngầm.
Mô hình tàu khu trục lớp Kolkata
Các tàu lớp Kolkata được đánh giá là tàu khu trục mạnh nhất mà Ấn Độ đã xây dựng và là nòng cốt trong nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của nước này. Thế nhưng, sau 10 năm kể từ khi chiếc tàu đầu tiên được đặt ky thì Ấn Độ vẫn chưa thể đưa tàu nào vào biên chế.
Hình ảnh ở quân cảng Mumbai cho thấy chiếc tàu đầu tiên đã gần như hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào biên chế Hải quân Ấn Độ. Tuy nhiên, thông tin gần đây lại cho biết liên doanh sản xuất tên lửa Barak-8 giữa Ấn Độ và Israel vẫn chưa thể khởi động, vì vậy rất có thể hải quân Ấn Độ sẽ đưa tàu vào hoạt động mà không có tên lửa phòng không, hoặc là tiếp tục chờ đợi thêm vài năm nữa.
Theo Tri Thức Trẻ
Chuyên gia Trung Quốc bình luận về tàu sân bay Ấn Độ
Trang mạng so sánh quân sự mil.news.sina.com.cn đã đăng bình luận của các chuyên gia Trung Quốc trước sự kiện Nga ngày 16/11 chính thức chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ tàu sân bay "Vikramaditya" (trước đây gọi là Đô đốc Gorshkov).
Tàu sân bay "Vikramaditya". Ảnh: Internet
Vikramaditya sẽ thay thế tàu sân bay Viraat ("về hưu" năm 2015). Khi lên đường về Ấn Độ, trên tàu Vikramaditya sẽ có một nhóm chuyên gia Nga để hỗ trợ thủy thủ đoàn bảo dưỡng kỹ thuật. Vikramaditya cũng được 5 tàu chiến Ấn Độ hộ tống.
Vikramaditya có trọng tải tối đa 45.000 tấn, dài 283,3m, rộng 59,8m, có thể chở 30 máy bay MiG -29K cũng như trực thăng săn ngầm Ka-27, trực thăng định vị vô tuyến Ka-31. Thủy thủ đoàn của tàu là 2.000 người.
Truyền thông Ấn Độ viết rằng Vikramaditya sẽ là chỉ huy hạm của Hải quân Ấn Độ, qua lại biển Arập để thể hiện sức mạnh quân sự của nước này. Một tờ báo viết: "Đây là thời khắc tự hào của đất nước".
Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc lại cho rằng tàu sân bay này không có nhóm tàu hộ tống gồm các tàu chiến trang bị hệ thống Aegis hay tương tự (Hải quân Trung Quốc có các tàu như vậy), do đó giá trị của nó bị giảm đáng kể.
Chuyên gia Zheng Wenhai đánh giá mặc dù Hải quân Ấn Độ từ lâu đã có kinh nghiệm vận hành tàu sân bay song họ chưa bao giờ có nhóm tàu sân bay tấn công. Ông cho rằng Mỹ có thể bán cho Ấn Độ máy bay cảnh báo từ xa AWACS dành cho tàu sân bay dạng E-2D Advanced Hawkeye trang bị hệ thống radar mới nhất và như vậy khả năng chiến đấu của Hải quân Ấn Độ sẽ tăng đáng kể.
Chuyên gia này bình luận: "Tuy nhiên người Mỹ cho rằng Hawkeye không thể cất cánh trên Vikramaditya vì không có máy hỗ trợ cất cánh, và như vậy loại máy bay này chỉ có thể triển khai trên đất liền. Tuy nhiên trên thực tế, theo tính toán, nếu E-2D lợi gió đồng thời sử dụng động cơ công suất lớn hơn, nó có thể cất cánh từ tàu sân bay Ấn Độ, song có lẽ Mỹ sẽ không muốn tăng đáng kể tiềm năng của Hải quân Ấn Độ".
Thiếu máy bay cảnh báo từ xa AWACS, Vikramaditya sẽ không có độ sẵn sàng cao, điều gây ảnh hưởng tới khả năng các vũ khí của nó. Về máy bay, chuyên gia này cho rằng MiG -29K có tính năng chiến đấu kém hơn hẳn F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ và J-15 của Trung Quốc, cụ thể là về tầm hoạt động, thời gian bay và khả năng mang vũ khí.
Cả tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lẫn Vikramaditya của Ấn Độ đều có ưu nhược điểm. Tuy nhiên tàu sân bay của Trung Quốc có tải trọng lớn hơn. Máy bay J-15 dùng trên Liêu Ninh có thể mang 30-35 tấn vũ khí trong khi MiG -29K chỉ có thể mang 20 tấn. Ngoài ra, Liêu Ninh cũng đã hình thành nhóm tàu khu trục hộ tống lớp 052D, trang bị các hệ thống phòng không và đánh chặn tên lửa mạnh.
Theo Duy Trinh
Báo Tin tức
Giới quân sự Trung Quốc 'coi thường' tàu sân bay Ấn Độ Ngay 16/11, Nga chinh thưc ban giao tau sân bay Vikramaditya, trươc kia la Đô đôc Gorshkov, cho Hai quân Ân Đô sau bao lân lơ hen. Thê nhưng Vikramaditya bi giơi quân sư Trung Quôc "coi thương". Theo truyên thông, trên đương tau sân bay Vikramaditya trơ vê Ân Đô se co môt nhom chuyên gia Nga hô trơ thu thuy đoan...